Biên bản họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe 2024

Tải về

Biên bản họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe 2024 được sử dụng để ghi chép lại nội dung cuộc họp của Ban chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe trong một phạm vi nhất định (ví dụ: xã, phường, trường học, cơ quan,...). Biên bản này có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ thông tin, làm cơ sở để triển khai các hoạt động và đánh giá kết quả. Hoatieu.vn mời các bạn tham khảo và tải về mẫu tại đây.

Dưới đây là một số mẫu biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe mới nhất được Hoa Tiêu tổng hợp cho các bạn cùng tham khảo và sử dụng. Các bạn hãy chắt lọc các thông tin cần thiết cũng như điều chỉnh các nội dung đó để phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân mình nhé.

1. Mẫu biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh

1.1. Biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường THCS

Mời bạn tham khảo và sử dụng mẫu biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường THCS được Hoatieu.vn cung cấp dưới đây để nhanh chóng hoàn thiện bản biên bản của mình nhé.

Biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường THCS

UBND ....................................

TRƯỜNG THCS ....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: .../BB-THCS

.........., ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP BAN CHỈ ĐẠO CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH LẦN ...

NĂM HỌC 20... - 20...

Hôm nay, hồi .... giờ .... phút ngày ... tháng ... năm 20.....

Tại địa điểm: Trường THCS .............................................

I. THÀNH PHẦN DỰ HỌP:

Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe học sinh, có mặt .../... thành viên

Chủ trì buổi họp: Đ/c .............................. - Trưởng ban

Thư ký: Đ/c ........................... - Ủy viên -Thư ký hội đồng

II. NỘI DUNG:

1. Nội dung xây dựng quy chế làm việc BCĐ:

- Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường, cộng đồng tham gia triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho học sinh tại trường.

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, các ông bà thành viên ban chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch chương trình công tác với trưởng ban chỉ đạo.

- Ban chỉ đạo họp định kỳ 1 lần/1 học kỳ vào đầu năm học và vào học kỳ 2.

- Trưởng ban chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và tổng hợp báo cáo của các ông, bà thành viên BCĐ triển khai chương trình công tác tháng, quý, năm giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ.

- Các ông, bà trong BCĐ nghiêm túc thực hiện đúng quy chế của BCĐ nếu chưa phù hợp phản ánh kịp thời với Trưởng ban chỉ đạo để bổ sung kịp thời cho phù hợp.

2. Triển khai công tác hoạt động y tế

+ Công tác phòng chống dịch bệnh :

- Giám sát dịch, báo dịch, dập dịch theo quy định của cấp trên, hướng dẫn các lớp tiến hành vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, phun thuốc diệt muỗi. Thu gom, xử lý rác thải đúng quy định.

- Tham gia các lớp tập huấn về y tế học đường.

+ Công tác tuyên truyền:

- Nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh học sinh kịp thời đến với phụ huynh, vận động phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác phòng chống dịch bệnh.

- Giáo viên trên lớp xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bệnh dại, đặc biệt quan tâm đến những dịch bệnh đang diễn ra tại thời điểm tuyên truyền.

+ Công tác khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe hàng ngày

- Chỉ đạo nhân viên y tế phối hợp với Trung tâm y tế kiểm tra sức khỏe cho CBGVNV và HS. (khi có kinh phí)

- Chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho học sinh

+ Công tác kiểm tra căng tin trường học

- Giao cho Công đoàn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của căng tin, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Có biện pháp báo cáo lãnh đạo khi phát hiện vi phạm vấn đề về vệ VSATTP.

3. Công tác kiểm tra, giám sát:

- Kiểm tra công tác tuyên truyền và phòng bệnh tại các lớp.

- Kiểm tra, giám sát vệ sinh lớp học, vệ sinh khu vực uống nước của lớp, trường, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.

- Kiểm tra việc vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường và khu vực xung quanh nhà trường.

4. Ý kiến phát biểu, thảo luận

- Nhất trí với các nội dung chủ tọa kỳ họp đã nêu trên.

5. Kết luận của chủ tọa kỳ họp

- Biên bản cuộc họp được thông qua trước hội nghị cho mọi người cùng nghe và được biểu quyết nhất trí 100%.

- Buổi họp kết thúc hồi 16 giờ 00 phút cùng ngày.

Chủ tọa

(Ký và ghi rõ họ tên)

Thư ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

1.2. Biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường Tiểu học

Với mẫu biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường Tiểu học đơn giản dưới đây, các bạn có thể tải về file Word, PDF theo đường liên kết trong bài viết hoặc trực tiếp sử dụng, chỉnh sửa các thông tin vào mẫu ngay trên trang của Hoatieu.vn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

HỌP BAN CHỈ ĐẠO CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH

PHÂN CÔNG ĐẦU NĂM HỌC ...................

Hôm nay, hồi 14 giờ 00 phút ngày ... tháng ... năm ........

Tại địa điểm: Trường Tiểu học .........................................

Thành phần: Gồm các đồng chí sau:

  1. Đ/c .............................. - Hiệu trưởng - Trưởng ban
  2. Đ/c .............................. - Trạm trưởng trạm y tế phường ............... - Phó ban
  3. Đ/c .............................. - Hiệu phó - Phó ban
  4. Đ/c .............................. - Nhân viên y tế - Phó ban thường trực
  5. Đ/c .............................. - Tổ trưởng tổ nuôi - Uỷ viên
  6. Đ/c .............................. - Tổ trưởng chuyên môn - Uỷ viên
  7. Đ/c .............................. - Đại diện CMHS - Ủy viên

Nội dung cuộc họp

I. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo

1. Đ/c .............................. - Hiệu trưởng - Trưởng ban

- Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt, phân công trách nhiệm về công tác y tế học đường cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

- Chỉ đạo các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện các nội dung về hoạt động y tế, chương trình CSSKBĐ cho học sinh.

- Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác y tế trường học. Xây dựng các quy định về công tác y tế trường học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Tham mưu với các cấp tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tuyên truyền với cộng đồng và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức triển khai kế hoạch trong toàn trường, tổ chức đánh giá, xếp loại tổng kết và báo cáo kết quả hoạt động với đồng chí trưởng ban trường để báo cáo lên Ban chỉ đạo quận, tham mưu với các cấp tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, tuyên truyền với cộng đồng và tổ chức thực hiện.

- Quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường.

2. Đ/c .............................. - Trạm trưởng trạm y tế phường ................... - Phó ban

- Chịu trách nhiệm các nội dung hoạt động y tế, chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) cho học sinh, phối kết hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và sơ cấp cứu TNTT cho học sinh.

- Tuyên truyền và hướng dẫn các kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu.

- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo mùa.

3. Đ/c .............................. - Hiệu phó - Phó ban

- Chịu trách nhiệm về kế hoạch bồi dưỡng, chỉ đạo giáo viên thực hiện các nội dung thực hiện y tế, chương trình CSSKBĐ cho học sinh. Kết hợp tuyên truyền vận động chị em CBGVNV trong trường thực hiện tốt chương trình y tế học đường.

- Phối hợp cùng các thành viên khác của Ban chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

- Tổ chức các hoạt động.

4. Đ/c .............................. - Nhân viên y tế - Phó ban thường trực

- Phụ trách công tác Y tế, lưu hồ sơ về sức khỏe của học sinh, CSSK học sinh và công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Tham gia các buổi tập huấn về công tác Y tế, Chữ thập đỏ, vệ sinh ATTP, phòng chống dịch bệnh, các lớp đào tạo chuyên môn do ngành y tế, giáo dục và các ban ngành cơ quan tổ chức.

- Tham gia tập huấn mắt học đường, chương trình nước sạch.

- Phụ trách công tác chữ thập đỏ của nhà trường.

- Thực hiện tuyên truyền kế hoạch hoạt động y tế, kiểm tra giám sát các hoạt động vệ sinh trong trường.

- Tham mưu đề xuất các biện pháp, có kế hoạch khắc phục các dịch bệnh. Thông tin báo cáo kịp thời khi có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm xảy ra với các cấp có thẩm quyền để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Thực hiện sơ cấp cứu khi có tai nạn thương tích xảy ra.

- Xây dựng nội dung truyền thông, làm tốt công tác tuyên truyền về cách chăm sóc nuôi dưỡng học sinh qua trao đổi với phụ huynh, qua góc tuyên truyền...Thực hiện tuyên truyền kế hoạch hoạt động y tế, kiểm tra giám sát các hoạt động vệ sinh trong trường.

5. Đ/c .............................. - Tổ trưởng tổ nuôi - Uỷ viên

- Thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động của bếp, chế biến món ăn cho học sinh đảm bảo vệ sinh ATTP, tham mưu đề xuất các biện pháp cải tiến. Kết hợp tuyên truyền vận động chị em CBGVNV trong trường thực hiện tốt chương trình y tế học đường.

- Phối hợp cùng các thành viên khác của Ban chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

6. Đ/c .............................. - Tổ trưởng chuyên môn - Uỷ viên

- Thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động của tổ giáo viên, tham mưu đề xuất các biện pháp cải tiến.

7. Đ/c .............................. - Đại diện CMHS - Ủy viên

- Phối hợp cùng với nhà trường, ban đại diện CMHS các lớp tuyên truyền hướng dẫn cho phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

II. Công tác tháng .../.........

1. Triển khai nội dung

- Xây dựng kế hoạch y tế học đường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, ban chăm sóc sức khỏe học sinh...ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, phổ biến rộng rãi các kế hoạch đến toàn thể CBGVNV nhà trường.

- Phối hợp cùng với giáo viên tổ chức cân đo, đo huyết áp, nhịp tim, mạch... cho học sinh đợt 1 đầu vào, theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, tổng hợp kết quả, có biện pháp can thiệp kịp thời với những học sinh SDD, thấp còi, thừa cân.

- Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp đảm bảo xanh - sạch - đẹp, an toàn.

- Tuyên truyền và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh mùa thu như: Cúm, viêm đường hô hấp trên, Zika, sốt xuất huyết, sốt virus, sởi... Tuyên truyền tới toàn thể phụ huynh để phối kết hợp với nhà trường làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

- Rèn nề nếp cá nhân cho học sinh: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa mặt, xúc miệng nước muối sau khi ăn.

- Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng cụ bát, đũa, thìa, dụng cụ cá nhân của học sinh...

- Cho học sinh nằm màn phòng tránh muỗi đốt. Phun và xịt thuốc diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy không để nước đọng, không trồng các loại cây thủy canh... phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

- Tập huấn các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng tránh tai nạn thương tích và cách phòng tránh dịch bệnh.

- Trung tâm y tế về truyền thông phòng chống bệnh sởi cho CBGVNV và phụ huynh học sinh.

- Dự trù mua thuốc bổ sung vào tủ thuốc của nhà trường và các lớp.

- Tham gia giao nhận thực phẩm đảm bảo đủ thành phần (Đại diện ban giám hiệu, giáo viên, kế toán, y tế, bếp trưởng, thanh tra đột xuất, người giao hàng), lưu nghiệm thức ăn đầy đủ.

- Hàng tuần phụ huynh lên kiểm tra chất lượng thực phẩm và giao nhận thực phẩm cùng nhà trường.

2. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

- Hướng dẫn phụ huynh nhận biết và phòng tránh một số bệnh hay gặp ở lứa tuổi mẫu giáo: tay chân miệng, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ...

- Tổng hợp kết quả cân đo, thông báo tới phụ huynh những học sinh suy dinh dưỡng, thừa cân, thấp còi để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

- Sưu tầm đầy đủ tranh ảnh, tài liệu về nội dung tuyên truyền đưa lên bảng tin của trường và góc tuyên truyền của các lớp.

- Giới thiệu tháp dinh dưỡng của lứa tuổi tiểu học và lời khuyên ăn uống hợp lý.

Buổi họp kết thúc vào hồi 17h00' cùng ngày. Biên bản đã được thông qua trước cuộc họp. 100% các đồng chí có mặt nhất trí với các nội dung trên.

Chủ trì cuộc họp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Thư ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

1.3. Biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường Mầm non

Mời các bạn cùng tham khảo mẫu biên bản họp ban chăm sóc sức khỏe học sinh trường Mầm non được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

HỌP BAN CHỈ ĐẠO CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM

LẦN 1 NĂM HỌC .................

Hôm nay, hồi 14 giờ 00 phút ngày ... tháng ... năm ........

Tại địa điểm: Trường mầm non .......................................

I. THÀNH PHẦN DỰ HỌP:

Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trẻ có mặt .../... thành viên

Chủ trì buổi họp: đ/c ............................. - Trưởng ban

Thư ký: đ/c ............................. - Ủy viên - Thư ký hội đồng

III. NỘI DUNG:

1. Nội dung xây dựng quy chế làm việc BCĐ:

- Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường, cộng đồng tham gia triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ các ông bà thành viên BCĐ có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện và xây dựng KH chương trình công tác với trưởng BCĐ.

- Ban chỉ đạo họp định kỳ 1 lần/ 1 học kỳ vào đầu năm học và bắt đầu vào học kỳ 2.

- Trưởng Ban chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và tổng hợp báo cáo của các ông, bà thành viên BCĐ triển khai chương trình công tác tháng, quý, năm giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ.

- Các ông, bà trong BCĐ nghiêm túc thực hiện đúng quy chế của BCĐ nếu chưa phù hợp phản ảnh kịp thời với trưởng Ban chỉ đạo để bổ sung kịp thời cho phù hợp.

2. Triển khai công tác hoạt động y tế

+ Công tác phòng chống dịch bệnh:

- Giám sát dịch, báo dịch, dập dịch theo quy định của cấp trên, hướng dẫn các nhóm lớp tiến hành vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, phun thuốc diệt muỗi. Thu gom, xử lý rác thải đúng quy định.

- Tham gia lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho cô nuôi và nhân viên y tế.

+ Công tác tuyên truyền:

- Nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các nhóm lớp làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho trẻ kịp thời đến với phụ huynh, vận động phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

- Giáo viên trên lớp xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, đặc biệt quan tâm đến những dịch bệnh đang diễn ra tại thời điểm tuyên truyền.

+ Công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ:

- Đảm bảo 100% trẻ đến lớp được cân, đo, theo dõi bằng biểu đồ phát triển, được khám sức khỏe đầu vào. Chỉ đạo nhân viên y tế phối hợp với trạm y tế kiểm tra sức khỏe cho trẻ.

- Theo dõi tình hình bệnh của trẻ để phối hợp với gia đình có biện pháp xử lý phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ sau mỗi đợt cân, đo.

+ Công tác kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn:

- Chỉ đạo nhân viên y tế làm tốt công tác kiểm thực ba bước, ghi chép sổ sách rõ ràng. Có biện pháp xử lý những thực phẩm không đạt chất lượng tại bếp ăn. Lưu và hủy mẫu thức ăn hằng ngày theo đúng quy định.

+ Công tác tổ chức ăn bán trú:

- 100% thực phẩm cung cấp cho bếp ăn bán trú phải có hợp đồng cung cấp, có nguốn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng cân đối khẩu phần, xây dựng thực đơn hợp lý theo mùa. Chế biên món ăn cho trẻ ngon, hấp dẫn, phù hợp khẩu vị của trẻ. Nhân viên nấu ăn phải tuân thủ nghiêm túc vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm được 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm. Trong khi chế biến thức ăn cho trẻ phải có bảo hộ lao động đầy đủ.

- Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp quan tâm chăm sóc giờ ăn, ngủ cho trẻ chu đáo, động viên trẻ ăn hết suất.

3. Công tác kiểm tra, giám sát:

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát quy trình chế biến thực phẩm. Kiểm tra việc xuất, nhập thực phẩm, kiểm tra việc kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn hằng ngày.

- Kiểm tra nguồn cung cấp thực phẩm, giá cả, suất ăn của trẻ

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác sử dụng dụng cụ và quy trình vệ sinh cá nhân cho trẻ, chăm sóc trẻ trong các hoạt động hằng ngày.

- Kiểm tra công tác tuyên truyền và phòng bệnh tại các lớp.

- Kiểm tra, giám sát nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ.

- Thường xuyên kiểm tra chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ để có sự điều chỉnh kịp thời.

4. Ý kiến phát biểu, thảo luận

- Đề nghị rà soát, bổ sung dụng cụ cho bếp ăn bán trú, thay thế ngay những đồ dùng đã cũ, hỏng để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng.

- Bổ sung đồ dùng, chăn chiếu cho trẻ, chăm sóc giờ ăn, ngủ cho trẻ chu đáo

- Nhất trí với các nội dung chủ tọa kỳ họp đã nêu trên

5. Kết luận của chủ tọa kỳ họp

- Biên bản họp được thông qua trước hội nghị cùng nghe và được biểu quyết nhất trí 100%.

- Buổi họp kết thúc hồi 15h30 phút cùng ngày.

Chủ tọa

(Ký và ghi rõ họ tên)

 Thư ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Mẫu biên bản họp chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong cuộc họp cần có đại diện trạm y tế và đại diện ban chăm sóc sức khỏe nhân dân để bàn về công tác y tế của nhân dân tại địa phương.

Nội dung mẫu biên bản họp chăm sóc sức khỏe nhân dân mời bạn cùng tham khảo. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trên trang dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP BAN CHỈ ĐẠO CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Hôm nay, hồi ....... giờ....... phút ngày ......... tháng ......... năm ............

Tại địa điểm: ........................................................................................

I) THÀNH PHẦN DỰ HỌP:

1. Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân: gồm ............. đ/c

2. Trạm y tế xã: gồm: ............. đ/c

II) LÝ DO BUỔI HỌP:

- Xây dựng quy chế làm việc BCĐ- CSSKND xã Nguyệt Đức.

- Triển khai công tác quý.........../ năm........

- Các KH chuẩn bị...

- Thông qua KH xây dựng chuẩn (nếu là có)

-.......................................................................

1, Chủ trì buổi họp: đ/c ........................................................PCT UBND Xã

2, Thư ký: đ/c ....................................................................Trưởng trạm y tế xã

III) NỘI DUNG:

1, Nội dung xây dựng quy chế làm việc BCĐ:

- Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể chính trị và xã hội, cộng đồng tham gia triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ các ông bà thành viên BCĐ có chách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện và xây dựng KH chương trình công tác với trưởng BCĐ.

- Ban chỉ đạo họp định kỳ mỗi quý 1 lần vào ngày đầu tiên của tháng quý sau (Thời gian làm việc mùa hè từ 7h, mùa đông từ 7h30 phút nếu vào ngày nghỉ, ngày lễ chuyển vào ngày kế tiếp)

- Trưởng Ban chỉ đạo có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và tổng hợp báo cáo của các ông, bà thành viên BCĐ triển khai chương trình công tác tháng, quý, năm giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ.

- Các ông, bà trong BCĐ nghiêm túc thực hiện đúng quy chế của BCĐ nếu chưa phù hợp phản ảnh kịp thời với trưởng Ban chỉ đạo để bổ xung kịp thời cho phù hợp.

2, Triển khai công tác hoạt động y tế quý..., các KH cụ thể:

+ Công tác phòng chống dịch bệnh:

- Giám sát dịch, báo dịch, dập dịch theo quy định của cấp trên, hướng dẫn VSMT thôn xóm.

- Tổ chức tốt kiểm tra ATTP tại các chủ hộ buôn bán kinh doanh lương, thực phẩm.

+ Công tác tuyên truyền:

- Trạm y tế xã kết hợp với đài truyền thanh xã, thôn làm tốt công tác tuyên truyền gián tiếp trên hệ thống loa truyền thanh xã, thôn mỗi tuần 1 buổi vào thứ 4 của các tuần.

- Tuyên truyền trực tiếp qua các qua các buổi hội họp của xã, thôn 1 lần/ tháng do trạm y tế biên soạn.

+ Công tác khám chữa bệnh:

- Đảm bảo tốt công tác trực trú tại trạm 24/24h.

- Chuẩn bị tốt phương tiện, thuốc cấp cứu tại trạm.

- KCB đảm bảo theo chỉ tiêu KH đề ra, điều trị thuốc đông tây y kết hợp.

- Củng cố vườn thuốc nam theo 9 nhóm quy định của Bộ y tế.

+ Công tác CSSK & KHHGĐ:

- Thường xuyên chủ động, duy trì khám chữa phụ khoa, đặt vòng, thuốc tránh thai. (nếu có chiến dịch thì triển khai).

- Duy trì tốt công tác đỡ đẻ sạch và an toàn tại trạm.

+ Công tác khác:

- Duy trì tốt 10 tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế xã,

- Thực hiện tốt công tác đột xuất trong quý.

3, Triển khai KH trước trong và sau tết:

+ Công tác tuyên truyền: (như trên)

- Làm tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống loa đài truyền thanh xã, thôn chủ đề: VSATTP, VSMT thôn xóm trước, trong và sau tết.

- Tổ chức kiểm tra VSATTP các chủ hộ kinh doanh buôn bán, chế biến lương thực, thực phẩm. Để cấp bản cam kết đảm bảo VSATTP.

+ Công tác khám chữa bệnh:

- Đảm bảo tốt công tác trực, trú tại trạm 24/24h

- Làm tốt công tác khám chữa bệnh tại trạm.

- Chuẩn bị tốt phương tiện, thuốc cấp cứu tại trạm.

- KCB đảm bảo theo chỉ tiêu KH đề ra, điều trị thuốc đông tây y kết hợp.

- Củng cố vườn thuốc nam theo 9 nhóm quy định của Bộ y tế.

4, Triển khai công tác phòng dịch bệnh mùa......:

- Trạm y tế xã tham mưu UBND xã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, có phân công nhiệm vụ cụ thể.

- Phân công trạm y tế, y tế thôn trực dịch, giám sát dịch, dập dịch khi có dịch sảy ra trên địa bàn theo quy định.

- Tham mưu với UBND xã làm tốt công tác vệ sinh môi trường thôn, xóm như phát quang bụi dậm khơi thông cống dãnh, thu gom rác thải...

- Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân trực tiếp giám sát, đôn đốc các hoạt động của trạm y tế, của thôn mình phụ trác.

5, Triển khai chiến dịch CSSKSS - KHHGĐ đợt.......:

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể:

- Trạm y tế xã tham mưu UBND xã , kết hợp với Trung tâm y tế huyện, Trung tâm DS huyện thực hiện tốt công tác chuẩn bị cho chiến dịch CSSKSS - KHHGĐ đợt......./ năm........

- Đ/c Phạm công Dụ lập KH, thời gian tổ chức để trình UBND xã xin kinh phí, phục vụ cho chiến dịch. Viết bài tuyên truyền về công tác DS, họp cộng tác viên DS phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đ/c theo KH của chiến dịch.

- Đ/c NHS trạm y tế dự trù cơ số thuốc, vật tư y tế mời cán bộ về làm công tác kỹ thuật theo quy định.

- Đề nghị các đ/c trong BCĐ, các đ/c trong trạm nghiêm túc thực hiện KH trên.

6, Triển khai công tác tiêm phòng....... chiến dịch:

+ Đ/c trưởng Ban chỉ đạo: phân công từng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm phòng.......

+ Đ/c trưởng trạm y tế xã: Báo cáo kết quả sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vacxin phòng......

+ Ý kiến của các thành viên BCĐ: Triển khai bố trí sắp xếp bàn tiêm, cần nhân lực phục vụ để tránh ùn tắc, các đối tượng viết phiếu phân bổ đúng ngày giờ đến tiêm, mỗi buổi tiêm không được quá 50 trẻ theo quy định của chương trình TCMR.

- Triển khai cho y tế thôn đưa giấy mời tới tận nơi các đối tượng, tuyên truyền tác dụng của loại vacxin phòng bệnh cho trẻ.

+ Biện pháp thực hiện:

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã, đài truyền thanh xã, thôn, để tuyên truyền theo nội dung do trạm y tế cung cấp.

- Về chuyên môn trạm y tế phối hợp với Trung tâm y tế huyện để thực hiện nhiệm vụ chiến dịch tiêm phòng.......cho các cháu trong độ tuổi.

IV) Ý KIẾN PHÁT BIỂU:

1, Đ/c ....................................PCT UBND xã ý kiến nhất trí với KH của trạm y tế xã đưa ra, BCSSKND phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các phong trào như VSMT, phòng bệnh........UBND xã tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn xã, đề nghị trạm y tế xã làm tốt công việc của mình được giao.

2, Đ/c.....................................Trưởng trạm nhất trí với BCSSKND nhưng mong UBND xã quan tâm hơn nữa về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cũng như mọi hoạt động của trạm y tế xã.

V) KẾT LUẬN CỦA CHÙ TRÌ BUỔI HỌP:

- Biên bản họp được thông qua trước hội nghị cùng nghe và được biểu quyết nhất trí 100%.

- Buổi họp kết thúc hồi ............h cùng ngày.

Chủ tọa

Thư ký

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thủ tục hành chính trong mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
5 38.942
Biên bản họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm