Mẫu báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người mắc bệnh nghề nghiệp 2024

Tải về

Mẫu báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người mắc bệnh nghề nghiệp là biểu mẫu dùng để báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp, mời các bạn cùng xem và tải mẫu đơn trong bài viết dưới đây của Hoatieu.vn

1. Báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

Báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp là văn bản do cơ sở khám bệnh nghề nghiệp soạn thảo nhằm báo cáo với Sở y tế tỉnh về kết quả họat động khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp trong 6 tháng hoặc 1 năm. Trong báo cáo sẽ có biểu mẫu ghi chi tiết danh sách cơ sở lao động có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (tên doanh nghiệp, địa chỉ, số lao động nam - nữ được khám bệnh và phát hiện bệnh, tên loại bệnh nghề nghiệp). Đồng thời, cơ sở y tế cũng nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện khám bệnh định kỳ và chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, có đề xuất, kiến nghị với Sở Y tế, Y tế bộ, ngành và Bộ Y tế tháo gỡ khó khăn.

Báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp năm 2024 là mẫu báo cáo được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Mẫu báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người mắc bệnh nghề nghiệp

Mẫu báo cáo danh sách các cơ sở lao động có người mắc bệnh nghề nghiệp

MẪU BÁO CÁO DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ LAO ĐỘNG CÓ NGƯỜI LAO ĐỘNG MẮC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:...../BC-.............., Ngày .... tháng .... năm 20......

Kính gửi:......................................................

Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp (ghi rõ)/Sở Y tế tỉnh, thành phố (ghi rõ)/Y tế bộ, ngành (ghi rõ) báo cáo định kỳ hoạt động khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp trong 6 tháng (1 năm) như sau:

1. Danh sách cơ sở lao động có người lao động mắc BNN

TTTên cơ sở lao độngĐịa chỉ cơ sở lao độngSố điện thoại liên hệ cơ sở lao độngTổng số lao độngSố lao động được khám bệnh nghề nghiệpSố lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp (*)Tên bệnh nghề nghiệp
Tổng sốLĐ NữTổng sốLĐ NữTổng sốLĐ Nữ
(1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)(8)(9)(10)(11)
1
2
TỔNG CỘNG

(*) Đề nghị gửi kèm báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp theo Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, kiến nghị với Sở Y tế, Y tế bộ, ngành và Bộ Y tế

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

  • Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện các nội dung thực hiện và báo cáo Sở Y tế/ Y tế bộ ngành định kỳ 6 tháng và 1 năm.
  • Sở Y tế/Y tế Bộ, ngành tổng hợp báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) định kỳ 6 tháng và 1 năm.

>> Danh mục bệnh nghề nghiệp mới nhất 2024

>> Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp năm 2024 chuẩn

3. Có bắt buộc khám bệnh nghề nghiệp không?

Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp. Việc khám bệnh nghề nghiệp được thực hiện từ 01 lần/năm đến 02 lần/năm, tùy theo loại nghề, công việc và sức khỏe của người lao động. Nếu không khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

=> Như vậy, người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải lên kế hoạch phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức khám bệnh cho người lao động từ 1 đến 2 lần trong năm để kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp người lao động mắc phải và có phương án chữa trị, chăm sóc sức khỏe kịp thời.

4. Mức hỗ trợ tối đa khi khám bệnh nghề nghiệp

Theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp, người lao động được hỗ trợ tối đa trong khám, chữa bệnh nghề nghiệp với mức hỗ trợ như sau:

1) Mức hỗ trợ tối đa đối với khám bệnh nghề nghiệp theo quy định mới là không quá 800.000 đồng/người/lần khám.

2) Mức hỗ trợ tối đa đối với chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định mới là không quá 15.000.000 đồng/người.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Biểu mẫu: Thủ tục hành chính của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 679
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm