Báo cáo tổng kết chi bộ nông thôn năm 2024

Báo cáo tổng kết chi bộ nông thôn năm 2024 là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về công tác trong năm qua của chi bộ nông thôn. Mẫu báo cáo nêu rõ đơn vị báo cáo, nội dung công tác trong năm qua... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu báo cáo công tác chi bộ nông thôn tại đây.

1. Báo cáo tổng kết năm của chi bộ nông thôn là gì?

Trong công tác chi bộ nông thôn, báo cáo tổng kết chi bộ là văn bản bắt buộc, không thể thiếu trong hoạt động đánh giá, tổng kết chi bộ nông thôn từ đó đề ra phương hướng phấn đấu trong năm tiếp theo. Mẫu báo cáo tổng kết năm của chi bộ nông thôn là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về công tác làm việc trong năm qua của chi bộ trong một năm hoặc trong một nhiệm kỳ 05 năm theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Báo cáo công tác chi bộ là văn bản được chi bộ soạn thảo nhằm báo cáo với cơ quan Đảng cấp trên các kết quả chi bộ đã đạt được ở các mặt: Công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng, Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Công tác xây dựng chi bộ, Lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị các tổ chức quần chúng, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghị quyết Trung ương , Đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị….

Như vậy, có thể thấy, nội dung báo cáo tổng kết chi bộ nông thôn nói riêng hay báo cáo tổng kết chi bộ nói chung đều phải tổng hợp, phản ánh được các mặt công tác đã làm được và những mặt còn hạn chế trong năm (hoặc nhiệm kỳ), từ đó đề ra giải pháp, phương hướng khắc phục, chỉ tiêu nhiệm vụ công tác trong thời gian tới.

Thông qua bản báo cáo, các cơ quan, tổ chức Đảng cấp trên trực tiếp lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn ở địa phương do chi bộ trực tiếp lãnh đạo thực hiện. Qua đó, đưa ra đánh giá, nhận xét giúp chi bộ phát huy tốt hơn nữa các mặt công tác, khắc phục hạn chế.

2. Báo cáo tổng kết năm của chi bộ nông thôn để làm gì?

Cũng giống như bao mẫu báo cáo khác của các đơn vị, tổ chức khác thì mẫu báo cáo tổng kết chi bộ nông thôn được biết đến là mẫu báo cáo dùng để chỉ ra các hoạt động đã đạt được và các hoạt động chưa làm được của chi bộ trong khoảng thời gian một năm vừa qua.

Đồng thời cũng là nội dung đã hoạt động được và chưa hoạt động được trong nhiệm kỳ của chi bộ đã đề ra trước đó. Từ những hoạt động làm được và chưa làm được thì người lập báo cáo sẽ đưa ra các phương hướng để tiếp tục hoạt động một cách tốt nhất trong năm sắp tới và tiếp tục nhiệm kỳ đã đề ra và nhiệm kỳ mới.

3. Báo cáo tổng kết chi bộ nông thôn cuối năm

ĐẢNG BỘ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

ĐẢNG ỦY (CHI BỘ)……

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 20....

Số -BC/ĐU (CB)…

BÁO CÁO

tổng kết công tác năm 2023, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2024

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM CÔNG TÁC NĂM 2023

1. Khái quát bối cảnh tình hình thực hiện nhiệm vụ của đảng bộ/ chi bộ và tư tưởng của cán bộ, đảng viên.

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

3. Những kết quả nổi bật trong lãnh đạo cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực được giao.

4. Đánh giá công tác phối hợp của cấp ủy với lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023.

III. Công tác xây dựng Đảng

1. Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức

1.1. Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc tuyên truyền kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 20.. – 20..., tuyên truyền trước, trong và sau đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 20.. – 20..., trong đó tập trung tuyên truyền công tác chuẩn bị đại hội, việc lấy ý kiến góp ý văn kiện đại hội đảng bộ các cấp, kết quả đại hội ở mỗi cấp và công tác chuẩn bị đại hội XIII của Đảng.

1.2. Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị với chuyên đề năm 2021 về “Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các nghị quyết của cấp ủy các cấp về công tác tuyên giáo

1.3. Công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng, thông tin dư luận; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là hoạt động xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về Đại hội XIII của Đảng.

- Đánh giá việc nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và xử lý những vấn đề nổi cộm (nếu có).

- Đánh giá kết quả công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, báo chí… của cơ quan, đơn vị.

(Thống kê số liệu theo phụ lục số 1,2)

2. Công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng tổ chức đảng, đảng viên

2.1. Đánh giá việc thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp trong Đảng bộ Bộ, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 112-KH/ĐU ngày 23/10/2019 về đại hội đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hướng dẫn số 116-HD/ĐU ngày 26/11/2019 của Đảng ủy Bộ về công tác tác nhân sự đại hội chi bộ, đảng bộ thuộc Đảng bộ Bộ.

2.2. Đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Trọng tâm là triển khai thực hiện Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 14-Ctr/ĐUK, Kế hoạch số 100-KH/ĐUK của Đảng ủy Khối về triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong Đảng bộ Khối; Kế hoạch số 10-KH/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 19-CTr/ĐUK của Đảng ủy Khối thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

2.3. Đánh giá việc thực hiện và chỉ đạo thực hiện Kết luận số 38-KL/TW ngày 13/11/2018 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

2.4. Đánh giá công tác phê duyệt và quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025 theo phân cấp; Thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo Hướng dẫn số 117-HD/ĐU ngày 26/11/2019 của Đảng ủy Bộ.

2.5. Đánh giá công tác tổ chức đảng, đảng viên, công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định.

(Thống kê số liệu theo phụ lục số 03 gửi kèm)

3. Công tác kiểm tra, giám sát

3.1 Đánh giá tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020.

3.2. Kết quả thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát năm 2020 của cấp ủy, của Ủy ban kiểm tra cấp ủy.

(Báo cáo theo mẫu thống kê riêng của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ)

4. Công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể

Việc thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

- Kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác dân vận năm 2020; thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; việc lãnh đạo, xây dựng triển khai “mô hình dân vận” của chi bộ; tổ chức đánh giá thực hiện mô hình để đề nghị công nhận “mô hình dân vận khéo”

- Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch số 07-KH/ĐUK, ngày 22/4/2016 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối triển khai thực hiện Kế luận số 120KL/TW cảu Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với các tổ chức đoàn thể; kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và hoạt động tình nguyện

(Thống kê số liệu theo phụ lục số 04 gửi kèm)

1. Đánh giá

2. Ưu điểm

3. Hạn chế

4. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2024

Dự báo bối cảnh tình hình thế giới, trong nước tác động đến công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024.

1. Phương hướng và các chỉ tiêu cụ thể

2. Phương hướng

3. Các chỉ tiêu cụ thể

4. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024

5. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

Nêu rõ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp công tác của cấp ủy với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

  • Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức
  • Công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng tổ chức đảng, đảng viên
  • Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng
  • Công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể

III. Đề xuất, kiến nghị

Nơi nhận:

T/M BAN CHẤP HÀNH (CHI BỘ)

BÍ THƯ

Nguyễn Văn A

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu báo cáo tổng kết năm của chi bộ nông thôn

Để soạn thảo mẫu báo cáo tổng kết năm của chi bộ nông thôn chuẩn thì phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

- Điền đầy đủ tên của chi bộ

- Ghi đầy đủ nội dung về ngày tháng năm lập báo cáo tổng kết này.

-Trong quá trình lập báo cáo thì ghi chính xác năm thực hiện hoạt động lập báo cáo và các nội dung cần có trong nội dung bài báo cáo này.

- Bí thư thay mặt ban chấp hành chi bộ ký và ghi rõ họ tên.

5. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của chi bộ thôn

ĐẢNG ỦY (CHI BỘ)……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:......................., ngày...... tháng..... năm 20...

BÁO CÁO

Tổng kết nhiệm kỳ 20... - 20...của Chi bộ thôn.................

I - Khái quát:

Thôn ..............là một thôn có 99% hộ gia đình theo đạo công giáo. Tổng số hộ trong dân là 190 hộ, số nhân khẩu là 890, diện tích đất canh tác là 196,186m2.

II - Kết quả đạt được:

Thực hiện nghị quyết chi bộ đề ra, nghị quyết đại biểu nhân dân và sự chỉ đạo của ĐU-UBND về các nhiệm vụ trọng tâm như Chính Trị, phát triển Kinh Tế, VHXH, vệ sinh môi trường, xây dựng, đất đai và an ninh trật tự. trong nhiệm kỳ qua, thôn..................... đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ:

- Sản xuất nông nghiệp được duy trì: nhân dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật đưa các giống lúa có chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, số 9, TH8, TH11, khang dân 18, 19, hương thơm,… vào sản xuất cộng thêm với thời tiết thuận lợi, phòng trừ sâu bệnh đúng dịp nên đạt năng suất cao từ 230 đến 280 kg/ sào. Bên cạnh đó nhân dân còn canh tác thêm rau màu các loại, chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản cung cấp ra thị trường, kinh tế nông nghiệp của thôn ngày càng phát triển.

- Song song với phát triển kinh tế nông nghiệp, trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo của các cấp, thôn............. đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế. Trung bình 90% các hộ trong thôn đều có từ 1 đến 2 người đi làm trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp, hoặc kinh doanh buôn bán nên đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 20... ước đạt 55 triệu đồng/người/năm.

- Tính đến cuối tháng 8/20..., thôn..................... có khoảng 20 hộ có mức sống giàu, mức sống khá 155 hộ, mức sống trung bình 13 hộ và còn hộ cận nghèo là 1 hộ, mức sống hộ gia đình chính sách đạt khá trở lên.

- Công tác giáo dục: 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên, Ban lãnh đạo thôn đã tổ chức khen thưởng cho các cháu có thành tích học tập vào dịp tết Trung Thu.

- Duy trì đạt chuẩn Làng văn hóa và tổ chức bình xét gia đình văn hóa, năm 20..., tổng số hộ bình xét 190 hộ có 183 hộ đạt hộ gia đình văn hóa, đạt 96,8%.

- Việc triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trang trọng, tiết kiệm, gói gọn không lãng phí. Việc tổ chức tang lễ tiết kiệm không tổ chức linh đình gây lãng phí, nhanh gọn 100% số ca được đào sâu chôn chặt.

- Việc quản lý sử dụng hệ thống chiếu sáng, việc quản lý, sử dụng, chăm sóc cây, hoa tại các điểm công cộng được thực hiện đúng quy chế và đều phân công người quản lý, trông nom.

- Công tác VSMT duy trì tổ thu gom rác thải, vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường thường xuyên, lật úp phế liệu, diệt bọ gậy loăng quăng, phòng chống dịch bệnh. Việc phân loại rác thải trong nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chưa nhận thức cao về việc phân loại rác thải

- Công tác phòng chống dịch COVID-19 được thực hiện tốt, đa số nhân dân tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại địa phương. Công tác quản lý người nhiễm COVID-19 được thực hiện đúng quy định, tuân theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; công tác tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 được nhân dân nghiêm túc thực hiện, người dân trong độ tuổi từ 12 tuổi trở lên được tiêm đủ các liều cơ bản đạt 98,6%. Hiện thôn đang vận động trẻ từ 5-11 tuổi tiêm vắc xin và vận động nhân dân tiêm các mũi tăng cường.

- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng được quan tâm, đảm bảo, trong thôn không phát sinh các ổ dịch sốt xuất huyết.

III - Hạn chế:

- Về sản xuất hệ thống mương tưới tiêu chưa được xây, đường nội đồng chưa được bê tông hóa, việc lấy nước phục vụ sản xuất của thôn gặp nhiều khó khăn, vất vả.

- Về vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, đường dân sinh xuống cấp nặng nề, đướng mương thoát nước sinh hoạt không có nên ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và giao thông đi lại của nhân dân.

- Công tác phân loại rác thải tại nguồn chưa được thực hiện.

IV - Phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 20...-20...

- Trong nhiệm kỳ tới, Ban lãnh đạo thôn tham mưu, đề xuất UBND Xã xây mới mương và sửa chữa các đoạn mương xuống cấp để dẫn nước dễ hơn nhắm tránh thất thoát nước, bê tông hóa đường nội đồng để nhân dân đi lại và sản xuất dễ dàng. Nâng cấp hệ thống đường dân sinh và mương thoát nước sinh hoạt trong thôn, sửa chữa khu nhà văn hóa, xây tường bao và mở rộng khuôn viên nhà văn hóa, xây dựng nhà mục vụ và dự án cây xanh trước cửa khuôn viên nhà thờ của thôn, nâng cấp khu nghĩa trang, nâng cấp đoạn từ đường gom Võ Nguyên Giáp vào thôn, đoạn đường từ Nghĩa Trang xuống sông.

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác thải tại nguồn.

- Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 75 triệu đồng/người/năm vào năm 2025.

Trên đây là báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 20... - 20... của Chi bộ thôn..................... ./.

Nơi nhận:

-

- ...

BÍ THƯ CHI BỘ

(Đã ký)

6. Báo cáo tổng kết công tác ngành nông nghiệp của UBND huyện

UBND HUYỆN.............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:............................., ngày... tháng... năm...

BÁO CÁO

Tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 20...

và triển khai kế hoạch năm 20...

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Năm 20..., tình hình thời tiết khí hậu trên địa bàn cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng được kiểm soát và ít hơn so với cùng kỳ năm trước, nhất là tình hình dịch tả lợn Châu phi đã được khống chế. Tuy nhiên trong năm 20... có những thời điểm do ảnh hưởng không khí lạnh rét đậm, rét hại đã gây thiệt hại về vật nuôi của Nhân dân; ngoài ra mưa lớn, sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét .. cũng có ảnh trực tiếp đến sản xuất nông lâm nghiệp, cũng như đời sống của người dân trên địa bàn. Nắng nóng cục bộ, kéo dài, nhất là vào thời điểm tháng .../20... đã ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, cũng như sinh trưởng một số cây trồng trên địa bàn. Việc tạm dừng lưu thông hàng hóa tại cửa khẩu................. cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện nhất là cây chuối, mía…; ngoài ra một số nơi thiếu lao động tại địa phương do đi làm ăn xa.

II. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU NĂM 20...

1. Trồng trọt

1.1. Cây lương thực có hạt

Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 36.921,96 tấn, đạt 104,18% so với kế hoạch; cụ thể:

- Lúa Đông xuân 20...-20...: Diện tích gieo cấy 738ha đạt 101,93% kế hoạch (trong đó diện tích gieo thẳng 128ha, diện tích cấy 610 ha1), tăng 14ha so với cùng kỳ năm trước. Qua đánh giá, năng suất lúa Đông xuân 56,4 tạ/ha đạt 100,82% kế hoạch, tăng 0,18 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước; sản lượng 4.162,36 tấn đạt 102,77% kế hoạch, tăng 91,77 tấn so với cùng kỳ năm trước.

- Lúa mùa: Diện tích gieo cấy 3.750ha, đạt 100% KH, năng suất ước đạt 46,66 tạ/ha (tăng 0,05 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước), sản lượng 17.497,50 tấn (tăng 18,75 tấn so với cùng kỳ năm trước). Đồng thời triển khai lúa hàng hóa tập trung (Tẻ râu, nếp tan) với quy mô 231,7ha đạt 130,17% so với kế hoạch, năng suất 46 tạ/ha, sản lượng đạt 1.042,65 tấn đạt 118,48% so với kế hoạch.

- Lúa nương: Diện tích gieo trồng 173/180ha đạt 96,11% kế hoạch, giảm 7ha so với cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 12,22 tạ/ha, sản lượng đạt 211,41 tấn đạt 96,09% so với Kế hoạch. Diện tích lúa nương không đạt kế hoạch đề ra nguyên nhân là do một số diện tích đất lúa nương kém hiệu quả, nhân dân chuyển đổi sang trồng một số loại cây trồng khác có giá trị kinh tế như: chè, sắn, dong riềng....

- Ngô vụ Xuân hè: Diện tích gieo trồng 3.484ha/3.348ha đạt 104,06% kế hoạch, giảm 107ha so với cùng kỳ năm trước. Năng suất đạt 39,54 tạ/ha; sản lượng 13.775,74 tấn, đạt 104,52% so với Kế hoạch, giảm 368,86 tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm so với năm trước là do Nhân dân chủ động chuyển đổi sang một số cây trồng khác như khoai sọ, dong riềng, mía...

- Ngô vụ Thu đông: Diện tích gieo trồng 510ha/160ha đạt 318,75% KH, tăng 177,0ha so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do một số diện tích đất trồng chuối, đất nương kém hiệu quả, Nhân dân chuyển đổi sang trồng ngô. Năng suất ước đạt 25 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.275,0 tấn.

1.2. Cây trồng hằng năm

- Cây lạc: Diện tích gieo trồng 310/310ha, đạt 100% kế hoạch giao.

- Cây đậu tương: Diện tích đậu tương gieo trồng 230/230ha, đạt 100% kế hoạch.

1.2. Cây công nghiệp lâu năm

- Cây chè: Tổng diện tích chè hiện có 688,78ha, trong đó diện tích chè kinh doanh 100ha đạt 100% kế hoạch, sản lượng ước đạt 386,00 tấn đạt 110,44% kế hoạch, tăng 181 tấn so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng mới dự kiến đạt 138ha/170 đạt 81,18% so với kế hoạch (trong đó trồng chè tập trung: 113ha, trồng chè cổ thụ 25ha).

- Cao su: Tổng diện tích cao su hiện có 1.365,41 ha, đạt 100% Kế hoạch. Hiện nay diện tích cây cao su đang tiếp tục được khai thác mủ 897ha, sản lượng ước đạt 1.150 tấn đạt 100% so với kế hoạch.

- Cây thảo quả: Tổng diện tích hiện có 1.038ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích thảo quả ước cho thu hoạch quả 1.034ha, năng suất đạt 1,63 tạ/ha, sản lượng ước 168,37 tấn, giảm 7,41 tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do ảnh hưởng không khí lạnh trong thời kỳ ra hoa nên ảnh hưởng đến năng suất.

- Cây Mắc ca: Triển khai trồng mới 155,51ha cây mắc ca xen chè, nâng diện tích trồng cây mắc ca lên 432,51ha.

1.4. Cây ăn quả

- Tổng diện tích hiện có 3.898ha đạt 87,26% so với kế hoạch (trong đó diện tích chuối 2.701,8ha, diện tích trồng cây ăn quả khác 1.196,2ha) giảm 619ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây ăn quả cho sản phẩm 3.021,59ha. Sản lượng ước đạt 38.989 tấn đạt 99,97% so kế hoạch, giảm 7.281,0 tấn so với cùng kỳ năm trước.

1.5. Một số cây trồng khác

- Cây Dong riềng: Diện tích trồng mới 145,7ha cây Dong riềng (trong đó diện tích trồng theo phương thức liên kết giữ các hộ dân và HTX là 75,094ha).

- Cây Mía: Tổng diện tích trồng 114,4ha (trồng theo phương thức liên kết giữa HTX và Nhân dân 105ha, Nhân dân tự trồng 9,4ha), trong đó trồng mới 42,42ha ha mía, diện tích Mía thu hoạch trong năm 64,5ha; sản lượng đạt 4.852 tấn.

- Triển khai trồng mới 234,1ha cây khoai sọ; 1.304ha cây sắn; 16.000 chậu địa lan.

- Tham mưu kêu gọi, tạo điều kiện doanh nghiệp thuê đất, xây dựng Nhà lưới với quy mô 7.000 m2; hiện Doanh nghiệp đã triển khai thực hiện trồng nhô, dưa, măng tây.

2. Chăn nuôi – Thủy sản

- Tổng đàn gia súc (trâu, bò, lợn) ước đạt năm 20... trên địa bàn huyện 43.300 con, đạt 100% so với kế hoạch đề ra, trong đó: Trâu 10.024 con; bò 1.015 con, lợn 32.105 con. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc ước đạt 5%. Tổng đàn gia cầm các loại 201 nghìn con.

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện 43ha đạt 100% so với kế hoạch. Sản lượng ước đạt 111 tấn đạt 100% so với kế hoạch.

3. Lâm nghiệp

- Tổng diện tích rừng hiện có 46.323,63 ha, đạt 100,18% so với kế hoạch (tăng 588,89ha so với cùng kỳ năm 2021); tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 44,25%, đạt 100,11% so với kế hoạch đề ra. Diện tích rừng tăng là do diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và diện tích rừng trồng được chăm sóc tốt đã chuyển thành trạng thái rừng.

- Diện tích trồng mới rừng 304,71ha đạt 138,5% so với Kế hoạch (trong đó: Cây Quế kết quả thực hiện 241,35/150ha đạt 161% so với Kế hoạch; Trồng rừng phòng hộ: Kết quả trồng mới 20ha/20ha đạt 100% so với kế hoạch. Cây gỗ lớn: Kết quả thực hiện 43,36ha/50ha đạt 86,72% so với Kế hoạch.

- Riêng diện tích khoanh nuôi tái sinh 794,22 ha không thực hiện.

4. Xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm

- Kết quả thực hiện tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới: Có 04 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (.................) đạt 100% Kế hoạch; có 12 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Bình quân tiêu chí/xã: 9,94 tiêu chí/xã đạt 67,12% kế hoạch.

- Đối với sản phẩm OCOP trong năm 20..., UBND huyện đã thành lập Hội đồng tổ chức xét các sản phẩm OCOP và trình UBND tỉnh xem xét. Kết quả có 09 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao, trong đó có 01 sản phẩm 04 sao, 08 sản phẩm 3 sao. Lũy kế đến thời điểm toàn huyện có 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong đó có 01 sản phẩm du lịch cộng đồng; 19 sản phẩm về nông nghiệp.

5. Kinh tế hợp tác và ngành nghề nông thôn

- Tổ chức chức mở 36 lớp dạy nghề cho 1.088 học viên ở nông thôn (về trồng trọt, chăn nuôi).

- Tổ chức phân loại đánh giá HTX nông nghiệp, Tổng số HTX nông nghiệp còn hoạt động là 19 HTX, trong đó: 04 HTX trồng trọt (chiếm 21%), 03 HTX chăn nuôi (chiếm 15,7%), 02 HTX thủy sản (chiếm 10,5%), 10 HTX nông nghiệp tổng hợp (chiếm 52,8%). Kết quả, số HTX nông nghiệp xếp loại trong là 12 HTX, trong đó 01 HTX hoạt động tốt, 02 HTX hoạt động khá, 09 HTX hoạt động trung bình, 07 HTX hoạt động chưa đủ 12 tháng nên không xếp loại.

6. Thủy lợi, nước sinh hoạt

- Tổng số công trình nước sinh hoạt là 152 công trình, tỷ lệ hộ dân sống ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt là 89%, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 87,6%, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ dân cư sống ở đô thị được sử dụng nước sạch 100%, đạt 100% kế hoạch.

- Trong năm huyện đã triển khai đầu tư xây mới 03 công trình thủy lợi, sửa chưa nâng cấp 16 công trình. Tổng số công trình thủy lợi trên địa bàn là 190 công trình, trong đó huyện quản lý 151 công trình thủy lợi, Công ty TNHH MTV quản lý thủy nông tỉnh quản lý 9 côngtrình; Tổng chiều dài của tuyến kênh là 413,6km kênh mương (kiên cố 340,9km, kênh đất 69,3km). Hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn cơ bản đảm bảo tưới tiêu cho diện tích lúa.

7. Công tác phòng chống thiên tai

UBND huyện đã kịp thời kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN; tổ chức ứng trực phòng chống thiên tai 24/24 giờ khi có diễn biến thời tiết bất thường xảy ra để nắm bắt tình hình thiên tai và triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời. Trong năm 20..., trên địa bàn huyện xảy ra 14 đợt thiên tai (02 đợt rét đậm, rét hại, 12 đợt mưa đá, dông, lốc, mưa lớn...) đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân với tổng thiệt hại ước tính khoảng 8.707,1 triệu đồng. Ngay sau khi thiên tai xảy ra UBND huyện, Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, ban chỉ huy PCTT & TKCN xã, thị trấn thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra báo cáo Ban Chỉ huy PCTT huyện tổng hợp kịp thời báo cáo cấp trên. Đồng thời, cử các phòng ban chuyên môn của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn đi kiểm tra, xác minh thiệt hại, hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời cho các hộ gia đình bị thiệt hại. Đồng thời chủ động bố trí nguồn kinh phí và huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng để thực hiện củng cố, tu bổ, xử lý, khắc phục các công trình thủy lợi, giao thông, hỗ trợ tu sửa nhà cửa cho nhân dân, thực hiện di dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở...

8. Kết quả thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thực hiện các Nghị quyết, Đề án

8.1. Kết quả thực hiện hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết............ của HĐND tỉnh..........

- Hỗ trợ lúa hàng hóa tập trung: Kết quả ước thực hiện đạt 231,7/160 đạt 144,8% so với Kế hoạch giao (hỗ trợ gieo cấy lúa thuần (Tẻ râu, Nếp Tan) theo phương thức trồng hàng hóa tập trung có sự liên kết với Doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm)..

- Hỗ trợ trồng chè tập trung: Tổng diện tích trồng 138ha/170ha đạt 81,18% so với Kế hoạch.

- Hỗ trợ trồng cây ăn quả tập trung: Tổng diện tích gieo trồng ước 79ha/70ha đạt 112,8% so với kế hoạch (trong đó: Chanh leo 47,5ha, Xoài 31,5ha…).

- Hỗ trợ trồng cây hoa địa lan: Kết quả thực hiện 16.000 chậu/16.000 chậu đạt 100% kế hoạch (trong đó: có 06 Doanh nghiệp, hợp tác xã; 102 hộ gia đình, cá nhân).

- Hỗ trợ phát triển đàn ong: Kết quả thực hiện 600/600 thùng ong đạt 100% kế hoạch giao.

- Hỗ trợ chuồng trại: Kết quả ước thực hiện 1.600m2/1600m2 đạt 100% kế hoạch.

- Hỗ trợ hầm bioga: Kết quả ước thực hiện 350m3/350m3 đạt 100% so với kế hoạch.

- Hỗ trợ đệm lót sinh học 1.200m2 không thực hiện.

- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP: Kết quả thực hiện ước đạt 9/8 sản phẩm đạt 112,5% so với kế hoạch giao.

- Hỗ trợ điểm bán hàng: Kết quả ước thực hiện 02 điểm/02 điểm đạt 100% kế hoạch với 02 chủ thể tham gia tại khu du lịch........................

8.2. Kết quả thực hiện trồng rừng theo Nghị quyết.....................

- Cây Quế: Kết quả thực hiện 241,35/150ha đạt 160,9% so với Kế hoạch.

- Trồng rừng phòng hộ: Kết quả trồng mới 20ha/20ha đạt 100% so với kế hoạch giao.

- Cây gỗ lớn: Kết quả thực hiện 43,36ha/50ha đạt 86,72% so với Kế hoạch.

- Chăm sóc cây Quế trồng năm 20... (chăm sóc năm thứ 2): Kế hoạch giao 100ha; kết quả triển khai thực hiện 94,0ha, đạt 94%; nguyên nhân là do một số diện tích không đủ điều kiện nghiệm thu thanh toán năm 2021, nên không thực hiện chuyển tiếp chăm sóc năm thứ 2.

8.3. Kết quả thực hiện Nghị quyết số.............. ngày.......... của Hội đồng nhân dân tỉnh...................

- Hỗ trợ lúa thuần 127,52/800ha đạt 15,94% so với kế hoạch; ngô lai 458,1/2.300ha đạt 19,92% so với kế hoạch; cải tạo vườn tạp ước đạt 122,86/95 ha đạt 129,33% so với kế hoạch; hỗ trợ vôi cải tạo 88,89ha/90ha đạt 98,77%; máy nông nghiệp ước 652/652 máy đạt 100% kế hoạch.

- Nguyên nhân là do Nghị quyết..................... ngày.................. của Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ..................; mặt khác ngày.................. UBND tỉnh mới có Văn bản số .................để hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số................... ngày.................... của Hội đồng nhân dân tỉnh; ngoài ra cần có thời gian để thực hiện đấu thầu giống hỗ trợ chính vì vậy một số nội dung như: hỗ trợ giống Ngô vụ xuân hè, lúa vụ mùa (tại các xã vùng cao) không thể thực hiện được là do đã hết thời vụ (đối với Ngô xuân hè) và muộn thời vụ gieo trồng (đối với lúa vụ mùa tại các xã vùng cao).

8.4. Thực hiện Nghị quyết số................. ngày ............ của HĐND tỉnh

UBND huyện đã triển khai 01 Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lê VH6 với quy mô 60ha (....................) với 140 hộ tham gia.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Các kết quả đạt được

- Công tác tuyên truyền về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của ngành đã được chú trọng, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong phát triển nông lâm nghiệp, từng bước thay đổi dần tập quán canh tác của người dân.

- Nhiều chỉ tiêu về lĩnh vực ngành Nông nghiệp và PTNT đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhất là chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực có hạt, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, chỉ tiêu trồng mới cây ăn quả, chỉ tiêu hình thành các sản phẩm OCOP.... Ngoài ra một số đối tượng cây trồng mới đã được triển khai mở rộng trên địa bàn như: Cây Chanh leo, cây Dong riềng...

- Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đã được quan tâm tổ chức thực hiện, chính vì vậy trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra trên đàn gia súc (trâu, bò, ngựa, Dê), gia cầm.

- Việc chuyển dịch thời vụ và cơ cấu cây trồng đã có những chuyển biến tích cực, các xã, thị trấn thực hiện gieo cấy đảm bảo kế hoạch đề ra. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất góp phần đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, nâng cao năng suất, sản lượng, giải phóng một phần sức lao động của nông dân.

- Việc triển khai thực hiện các Chương trình, Nghị quyết, Đề án trên địa bàn huyện đã được triển khai kịp thời và cơ bản các chỉ tiêu giao trong năm đều đạt so với kế hoạch đề ra.

- Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện được quan tâm thực hiện. Quản lý và khai thác tốt 11 sản phẩm OCOP năm 20......, phát triển thêm 9 sản phẩm OCOP năm 20.......

- Công tác PCCCR, PCTN và TKCN tiếp tục được quan tâm thực hiện, các cơ quan tham mưu đã chủ động xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động cụ thể, chế độ thông tin, báo cáo thực hiện đảm bảo theo quy định. Diện tích rừng hiện có tiếp tục được bảo vệ tốt, tỷ lệ che phủ rừng được nâng lên

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Một số chỉ tiêu của ngành thực hiện năm 20...... không hoàn thành Kế hoạch giao như: Chỉ tiêu trồng mới chè 138/150ha, chỉ tiêu trồng cây gỗ lớn 43,36/50ha, chỉ tiêu tổng diện tích, sản lượng cây ăn quả; Bình quân tiêu chí/xã về NTM: 9,94 tiêu chí/xã đạt 67,12% kế hoạch; không thực hiện chỉ tiêu khoanh nuôi súc tiến tái sinh rừng, chỉ tiêu hỗ trợ đệm lót sinh học....

- Việc phát triển và duy trì các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn (Liên kết sản xuất lúa, liên kết trồng Mía, liên kết trồng Dong riềng...)

- Công tác theo dõi, quản lý vật nuôi trên địa bàn chưa đảm bảo theo yêu cầu, một số địa phương chưa quản lý tốt việc theo dõi đàn vật nuôi trên địa bàn; vẫn còn tình trạng thả rông chó, mèo và chưa tiêm vắc xin phòng Dại.... chính vì vậy cuối năm 20... đã phát sinh một số ổ dịch Dại tại một số xã.

- Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng còn xảy ra, trong đó có các vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản.

- Việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các tiêu chí đòi hỏi nội lực của Nhân dân như: Phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà ở dân cư, vệ sinh môi trường gắn với xây dựng bản làng văn hóa còn hạn chế….

- Việc triển khai thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở còn chậm và thực hiện chính sách dịch vụ công ích lợi tại một số xã không thực hiện.

2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân một số chỉ tiêu không đạt so, không thực hiện so với kế hoạch đề ra như:

+ Đối với chỉ tiêu trồng mới chè không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch là do: (i) Một số diện tích dự kiến trồng chè mới Nhân dân đã tự chủ động chuyển sang gieo trồng một số cây trồng khác như: Dong riềng, khoai sọ, quế…. (ii) Một số hộ do thiếu lực lượng lao động do đi làm ăn xa, không có mặt tại địa phương, (iii) Một số diện tích sau khi đo đạc, triển khai làm đất xảy ra tranh chấp không thể triển khai trồng theo kế hoạch.

+ Đối với chỉ tiêu trồng cây gỗ lớn không đạt chỉ tiêu nguyên nhân là do: (i) Một số diện tích đất trùng vào một số diện tích quy hoạch khác (ii) Một số hộ do thiếu lực lượng lao động do đi làm ăn xa, không có mặt tại địa phương. (iii) Mức hỗ trợ thấp 16 triệu/ha (trong đó năm đầu 10 triệu đồng/ha) nên một số hộ không đủ kinh phí để đối ứng (tiền cây giống-Cây giổi).

+ Diện tích, sản lượng cây ăn quả không đạt chỉ tiêu là do: (i) Diện tích cây ăn quả giảm do diện tích cây chuối hết chu kỳ thu hoạch và chất lượng quả giảm; (ii) một phần do tạm thời đóng của khẩu, sản phẩm quả chuối tiêu thụ chậm nên Nhân dân chuyển đổi sang trồng cây trồng khác như: sắn, dong riềng, khoai sọ, cây ngô...

+ Hỗ trợ đệm lót sinh học không thực hiện nguyên nhân là do: (i) Việc sử dụng đệm lót sinh học chủ yếu áp dụng trong việc chăn nuôi lợn và gia cầm, người dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung qui mô lớn (gia trại, trang trại) dẫn đến nhu cầu về xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi không cao, không bức thiết so với đầu tư vào con giống, thức ăn, kỹ thuật thú y. (ii) Việc áp dụng đệm lót sinh học làm tăng nhiệt độ chuồng nuôi, cần có giàn phun sương để giảm nhiệt độ, làm gia tăng chi phí, đồng thời không phù hợp với qui cách chuồng nuôi của người dân hiện nay (phải cải tạo lại chuồng nuôi), do đó khi triển khai đệm lót sinh học trong chăn nuôi không thực hiện được.

+ Bình quân tiêu chí/xã trong xây dựng không thôn mới không đạt nguyên nhân không đạt là do rà soát thực hiện theo bộ tiêu chí mới theo Quyết định số ............ngày............ của UBND tỉnh............

+ Diện tích khoanh nuôi tái sinh không thực hiện được là do người dân không đăng ký tham gia nhận khoán vì theo quy định người dân Nhân khoán hai năm đầu cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm, trong khi đó kinh phí hỗ trợ lại thấp (400.000 đồng/ha/năm).

- Nhận thức về sản xuất hàng hóa của Nhân dân còn có phần hạn chế, công tác tuyên truyền triển khai thực hiện các chuỗi liên kết chưa được thường xuyên liên tục nên gây khó khăn cho việc phát triển và duy trì các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Đại dịch Covid ảnh hưởng đến toàn diện đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống Nhân dân.

- Nhận thức của người dân trong việc quả lý vật nuôi còn hạn chế; công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện ở một số địa phương chưa được thường xuyên và quyết liệt dẫn đến tình trạng vật nuôi thả rông vẫn còn diễn ra...

- Ý thức bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận nhân dân chưa cao, hiểu biết pháp luật còn một số hạn chế, lực lượng kiểm lâm còn mỏng lên vẫn còn xảy ra các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Sự quan tâm của một số Cấp ủy đảng, Ban quản lý các xã, Ban phát triển thôn bản chưa thường xuyên; một số xã chưa chủ động vào cuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Mặt khác do ảnh hưởng của dịch Covid, thu nhập của người dân giảm, ảnh hưởng đến việc thực hiện các tuy chí cần phát huy nội lực của người dân.

- Do thay đổi các quy định về phân cấp quản lý, khai thác và quy định về bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.............., cũng như Hướng dẫn thanh lập tổ chức thủy lợi cơ sở.

III. TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 20...

1. Chỉ tiêu chủ yếu năm 20...

- Tổng sản lượng lương thực 36.440 tấn trong đó: Thóc 21.800 tấn, ngô 15.100 tấn.

- Chè trồng mới 50ha; sản lượng chè búp tươi 500 tấn.

- Trồng mới cây ăn quả 30ha, sản lượng cây ăn quả 30.800 tấn

- Tốc độ tăng đàn gia súc 5,0%/năm; sản lượng thịt hơi các loại 2.114 tấn.

- Tổng sản lượng thủy sản 112 tấn.

- Tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cao su) 44,5%. Diện tích rừng trồng mới 300 ha trong đó: Trồng rừng phòng hộ: 10ha, trồng cây Quế 240, cây gỗ lớn: 50ha. Khoán bảo vệ 44.988,57 ha.

- Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 89%, tỷ lệ dân tộc thiểu số được sử dụng nước hợp vệ sinh 87,8%.

- Xây dựng nông thôn mới: Triển khai xây dựng nông thôn mới 16/16 xã; tiêu chí bình quân đạt 10,81 tiêu chí/xã.

(Biểu chi tiết kèm theo)

2. Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện

(1) Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch, dự án về nông nghiệp đã được phê duyệt như: Đề án phát triển nông nghiệp xây hàng hóa gắn với kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2021 -2025, Đề án bảo tồn và phát triển vùng chè cổ thụ; Nghị quyết số............... tỉnh quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, Nghị quyết số............... tỉnh quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số................ngày ngày................của Hội đồng Nhân dân tỉnh; Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất tập trung và các chương trình mục tiêu quốc gia năm 20...

(2) Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống, hướng người dân lựa chọn các giống ngô, lúa năng suất cao, chất lượng tốt; đặc biệt lựa chọn một số giống lúa địa phương như: Nếp Tan, Tẻ râu, Thóc dẻo... vừa có chất lượng tốt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa thích ứng được sự biến đổi thời tiết khí hậu của địa phương để sản xuất. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện gieo trồng đúng khung lịch thời vụ đề ra; Tăng cường dự tính dự báo và phòng trừ sâu bệnh kịp thời; không để sâu bệnh phát triển thành dịch, gây hại trên diện rộng. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để điều chỉnh kế hoạch sản xuất để đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến thất thường của thời tiết. Tập trung phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (bao gồm trồng và tiêu thụ sản phẩm), đẩy mạnh thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực như: Lúa địa phương (tẻ râu, nếp tan) 160ha, Chè 50ha (trong đó 40ha chè tập trung, 10ha chè cổ thụ), Địa lan 20.000 chậu, 200ha cây dong riềng, 30ha cây ăn quả tập trung (Xoài, chanh leo), 105ha cây mía...

(3) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn vận động Nhân dân xã................. tiếp tục chuyển đổi diện tích đất nương rãy kém hiệu quả sang trồng chè, quế, mía, cây ăn quả…. theo quy hoạch; thực hiện tốt kế hoạch đo đạc, làm đất, khai hoang, trồng mới diện tích chè, quế, cây gỗ lớn...; đồng thời chủ động nguồn giống, phân bón ngay từ đầu vụ. Tăng cường cử cán bộ phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND xã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho Nhân dân. Thực hiện quản lý vùng nguyên liệu chè, quế... tập trung trên cơ sở liên kết giữa Doanh nghiệp với nông dân thông qua hợp đồng, hợp tác kinh doanh gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu có xác nhận của chính quyền địa phương.

(4) Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có gắn với bảo vệ rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nâng cao vai trò công tác phòng chống cháy rừng. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người dân trong trong việc thực hiện các quy định về Luật lâm nghiệp. Đôn đốc hoàn thiện các thủ tục và triển khai thực hiện tốt Kế hoạch giao rừng cho Ban quản lý rừng phòng hộ theo quy định.

(5) Tiếp tục duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, quan tâm đầu tư mở rộng quy mô diện tích nuôi cá nước lạnh trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh theo Kế hoạch........... ngày............... của UBND huyện về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn huyện .............năm 20.... Đồng thời chú trọng công tác quản lý vật nuôi trên địa bàn nhất là quản lý đàn chó, mèo; tập trung đẩy lùi dịch Dại trên địa bàn. Lồng ghép các nguồn vốn để tập trung phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi theo quy mô trang trại.

(6) Thực hiện đồng bộ các nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới, duy trì và nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn. Chủ động xây dựng Kế hoạch năm thôn mới năm 20... cụ thể theo từng ngành, từng địa phương. Tập trung hoàn thiện quy hoạch chung xây dựng NTM xã (trong đó quan tâm quy hoạch khu dân cư, quy hoạch hạ tầng thiết yếu, quy hoạch sản xuất.... sát với tình hình thực tiễn tại địa phương) và thực hiện giải ngân các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ; đồng thời tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất; huy động, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy nội lực để tập trung phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà ở dân cư, vệ sinh môi trường gắn với xây dựng bản làng văn hóa …. ngoài ra hiến đất, góp công lao động... để tham gia vào xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục tuyên truyền vận động các chủ thể OCOP đã hết thời hạn xây dựng hồ sơ đề nghị đánh giá kịp thời; đồng thời hình thành mới ......... sản phẩm OCOP năm 20.... Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình nông thôn mới tại các xã.

(7) Thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi, thực hiện nạo vét, tu sửa kênh mương, khai thác tối đa năng lực các công trình đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Quản lý thực hiện tốt nguồn sự nghiệp về thủy lợi; nâng cấp sửa chữa các công trình đã xuống cấp, hư hỏng đảm bảo chất lượng, tránh lãng phí. Phát huy có hiệu quả của các tổ chức thủy lợi cơ sở, các cơ sở khai thác, vận hành các công trình thủy lợi; đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả kinh phí dịch vụ công ích thủy lợi.

(8) Tăng cường quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn. Tổ chức duy tu, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt đảm bảo hiệu quả. Đối với các công trình đã được đầu tư cần tập trung xây dựng các quy chế bảo vệ công trình sau khi đầu tư, đồng thời thành lập Tổ quản lý các công trình NSH tại các thôn, bản.

(9) Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của ngành Nông nghiệp và PTNT năm 20... và các Nghị quyết, đề án về nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

Trên đây là Báo cáo tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 20... và triển khai nhiệm vụ năm 20... của UBND huyện....................../.

Nơi nhận:

- TT. Huyện ủy, HĐND huyện (b/c);

- Lãnh đạo UBND huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Ban quản lý rừng.

- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
21 11.060
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hương Nhi Đinh
    Hương Nhi Đinh Chị ơi, chị cho em hỏi, về đăng kí thi tốt nghiệp 2022, thí sinh đăng kí có nhầm về mục 9 trong phiếu đăng kí có liên nhưng đã quá hạn sửa thì có thể báo lại cơ quan chức năng để sửa lại không ạ?
    Thích Phản hồi 29/06/22