Báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 2024

Tải về

Quần chúng nhân dân là nền tảng cho một Đất nước, là gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh trật tự Tổ quốc. Các đoàn thể đã có thành tích tốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc xứng đáng được tôn vinh. Dưới đây, Hoatieu.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc viết mẫu báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để đề nghị khen thưởng, tặng giấy khen.

1. Báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một trong những phong trào cách mạng của Đảng, là nội dung quan trọng của “Biện pháp vận động quần chúng” - Biện pháp cơ bản của lực lượng Công an nhân dân. Đây là phong trào để các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân tự giác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Trong đó các cơ quan, doanh nghiệp đóng góp một vai trò rất lớn.

Báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là mẫu được lập vào dịp cuối năm để các cơ quan, đơn vị, tổ chức tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Thông qua bản báo cáo nhằm đề nghị cơ quan cấp trên xét duyệt, thẩm định cấp bằng khen, giấy khen cho những thành tích, đóng góp quan trọng của tổ chức, cá nhân trong việc tham gia vào phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Với việc khen thưởng kịp thời này sẽ tạo động lực khích lệ các cá nhân, tập thể tiếp tục gắn kết thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tăng cường thông tin cho người dân về tình hình an ninh, trật tự, và ổn định của đất nước. Như vậy, báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:

- Khái quát đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, tổ chức, sơ lược thông tin của cá nhân viết báo cáo.

- Một số thành tích đã đạt được:

+ Công tác triển khai, quán triệt các văn bản của nhà nước liên quan đến xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, đơn vị.

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quán triệt cho CBCNV những nghị quyết, kế hoạch, chương trình gì về phong trào.

+ Công tác phối hợp với lực lượng công an, quân đội trong phát triển phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tập huấn cho cán bộ công nhân viên chức về các thông tin, kỹ năng phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gây mất an ninh trật tự, an ninh chính trị, hỗ trợ doanh nghiệp các vướng mắc về pháp luật,...

+ Công tác đấu tranh chống các thế lực thù địch góp phần giữ vứng an ninh chính trị.

- Phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Các hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân đã được nhận.

2. Mẫu báo cáo thành tích tập thể trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Nội dung mẫu báo cáo thành tích tập thể trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc mời bạn cùng tham khảo. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trên trang dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc
-------------

.........., ngày .... tháng .... năm.....

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG GIẤY KHEN TẬP THỂ (Tên DN)
CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG PHONG TRÀO Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP.

1. Quá trình hình thành (tóm tắt)

2. Chức năng, nhiệm vụ (tóm tắt)

3. Tình hình sản xuất kinh doanh (tóm tắt)

4. Tình hình an ninh chính trị nội bộ:

- Cán bộ nhân viên của DN đoàn kết nội bộ trong cơ quan, không có ai có tư tưởng, quan điểm trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước. Không ai lợi dụng quyền tự do dân chủ để phát biểu, phát tán phát tài liệu xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Tình hình tư tưởng cán bộ nhân viên vững vàng đối với các sự kiện: Tây Nguyên, Tây Bắc, Hoàng Sa, Trường Sa, cá chết; với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch bên ngoài.

5. Tình hình ANTT và hoạt động của các loại tội phạm đã xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp:

  • Không bị mất cắp các tài liệu mật.
  • Không để xảy ra cháy nổ.
  • Không có xảy ra tham ô, tham nhũng, tiêu cực.
  • Không bị trộm đột nhập đánh cắp tài sản.
  • Không xảy ra hành hung, xô xát, đánh nhau, án cướp và giết người.
  • Không để xảy ra các tệ nạn: ma túy, bài bạc, mại dâm….
  • Không để xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
  • Không có đối tượng truy nã, hình sự … trà trộn hoặc giả mạo hồ sơ chui vào Hội.

6. Tình hình công tác bảo vệ: (sơ lược về lực lượng, công tác bảo vệ của DN)

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

1. Công tác triển khai, quán triệt các văn bản của Thành ủy, Chính phủ liên quan đến xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp:

1.1 Về Phong trào TD BV ANTQ:

- Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”;

- Chương trình hành động số: 26-CTr/TU ngày 20/6/2012 của Thành ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW;

- Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 về “ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”;

1.2 Về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội:

- Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”;

- Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 31/12/2010 của Ban thường vụ Thành ủy về thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”;

1.3 Về bảo vệ chính trị nội bộ:

- Quy định số 57- QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị (khóa X): “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng” và Hướng dẫn số 11-HD/BTCTW ngày 24/10/2012 của BTC Trung ương về việc thực hiện Quy định số 57- QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị (khóa X): “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng”;

1.4 Về bảo vệ bí mật Nhà nước:

- Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH ngày 28/12/2000 “BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC”;

- Nghị định số: 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 “quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước”;

- Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

1.5 Về công tác bảo vệ:

- Nghị định 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

1.6 Về phòng cháy chữa cháy:

- Luật phòng cháy và chữa cháy số: 27/2001/QH10 29/06/2001;

- Nghị định 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ủy cấp hoặc Hội đồng quản trị cơ quan, doanh nghiệp.

Xây dựng và triển khai quán triệt cho CBCNV những nghị quyết, kế hoạch, chương trình gì về:

a) Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ:

Lãnh đạo DN cùng toàn thể cán bộ nhân viên của DN đã nhận thức tốt được trách nhiệm trong công tác quốc phòng toàn dân nên đã nhận thức rất rõ và sâu sắc về việc âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

b) Công tác bảo vệ nội bộ:

Trong sinh hoạt định kỳ BCH có phổ biến các vấn đề tình hình anh ninh, chính trị, kinh tế trong và ngoài nước.

Thường xuyên tìm hiểu diễn biến hòa bình, tư tưởng của cán bộ công nhân viên trong cơ quan. Thường xuyên giáo dục CB-CNV lòng yêu nước, yêu dân tộc, chấp hành tốt Pháp luật của Nhà nước.

c) Công tác bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp.

3. Công tác phối hợp của lực lượng CA với cơ quan đơn vị trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ: (phối hợp với Phòng An ninh kinh tế trong công tác tập huấn lực lượng bảo vệ, phát động PT TD BVANTQ, hỗ trợ doanh nghiệp về các thông tin, dự báo tình hình về kinh tế, hỗ trợ DN các vưóng mắc về pháp luật, các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong DN,…)

-........................................................................................................................................

4. Công tác tuyên truyền vận động CBCNV đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” và các thế lực thù địch góp phần giữ vững ANCT.

- Tuyên truyền, vận động CBCNV tại DN nắm vững pháp luật, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ hội nhập.

- Tuyên truyền công tác bảo vệ chính trị nội bộ; đặc biệt là âm mưu, phương thức, thủ đọan hoạt động của các thế lực thù địch dùng “diễn biến hòa bình” làm xói mòn niềm tin vào Đảng và Nhà nước, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

5. Đánh giá kết quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại cơ quan, doanh nghiệp.

Cán bộ nhân viên của DN đã nâng cao được nhận thức và tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, nâng cao được trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong công tác giữ gìn ANCT và trât tự an toàn trong cơ quan. Qua phong trào, cán bộ nhân viên đã mạnh dạn đấu tranh với các tư tưởng lệch lạc, các hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội…, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ ANCT và trật tự an toàn trong cơ quan và ngoài xã hội.

- Đề ra phương hướng thực hiện trong những năm tiếp theo: tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để triển khai trong DN và đặc biệt là đến CB-CNV tại DN.

III. KHEN THƯỞNG:

(Tên Doanh nghiệp, cơ quan) xin được báo cáo thành tích hoạt động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm ........ như trên.

Kính đề nghị Hội đồng Thi đua Khen thưởng ........ xem xét tặng giấy khen cho ....... (tên DN, cơ quan)

Nơi nhận:

3. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Mời các bạn cùng tham khảo mẫu báo cáo thành tích trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc dành cho cá nhân được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây. Mẫu bao gồm các nội dung cơ bản như: Sơ yếu lý lịch của người viết bản báo cáo, những thành tích đạt được, các sáng kiến và cải tiến trong công việc của bản thân, các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận,...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc
-------------------

.........., ngày .... tháng .... năm.....

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG GIẤY KHEN CÁ NHÂN (Tên cá nhân)
CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG PHONG TRÀO Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH.

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:

- Quê quán:

- Nơi ở hiện nay:

- Đơn vị công tác:

- Chức vụ:

- Trình độ văn hóa:

- Trình độ chuyên môn:

- Ngày vào Đảng:

- Quá trình công tác

Thời gianChức danh - Đơn vị

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao:

2. Thành tích:

Bản thân luôn tích cực chủ động phát huy năng lực và kinh nghiệm, tham mưu các chủ trương, giải pháp để làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương (đơn vị).

2.1. Tham gia xây dựng, góp ý các văn bản pháp lý để triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại đơn vị và địa phương.

  • Năm ............, bản thân đã tự mày mò nghiên cứu, chủ động phối hợp với các đơn vị, đúc kết rút kinh nghiệm thực tiễn, phát hiện các vấn đề bất cập, kiến nghị đề xuất việc bổ sung các quy định phù hợp hơn đối với tình hình thực tế, trong đó có thể kể đến:..... (Nêu rõ đã góp ý vào quy định nào để có sự thay đổi phù hợp vào tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương)
  • Tham mưu cấp trên chỉ đạo việc hướng dẫn các đơn vị cấp dưới thực hiện các văn bản chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy (Thành ủy) về công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, khắc phục hạn chế, tồn tại trong công tác đảm bảo an ninh, công tác tuyên truyền pháp luật, duy trì nghiêm kỷ luật trong đơn vị...
  • Tham mưu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện các mô hình của phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: mô hình "camera an ninh", "Thắp sáng quê hương bảo đảm an ninh trật tự", "Tiếng kẻng an ninh"...
  • Chủ động đề xuất, chuẩn bị các nội dung chuyên đề công tác để làm tốt công tác phòng ngừa, giảm thiểu thấp nhất các vụ việc mất an toàn xảy ra.
  • Tham mưu, đế xuất các chủ trương, giải pháp an ninh tại đơn vị, địa phương: Kế hoạch phòng ngừa chống trộm cắp tài sản, Kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật, Đề xuất xây dựng quy định về phòng chống cháy nổ tại đơn vị... (Nêu rõ kế hoạch đề xuất được cấp có thẩm quyền chấp thuận và thực hiện như thế nào, đạt kết quả ra sao...)

=> Thông qua đó, cùng với đơn vị đã đạt được những thành tích cụ thể như:...

2.2. Thành tích trong công tác đào tạo, huấn luyện lực lượng an ninh địa phương (nếu có)

  • Thống nhất kế hoạch quản lý, đào tạo đội ngũ dân phòng địa phương...
  • Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật

2.3. Công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phối hợp với Ủy ban MTTQ địa phương, lực lượng Công an các cấp, Quân đội các cấp, Ban dân vận... thực hiện hiệu quả các mô hình: "Khu dân cư tự quản, phòng chống tệ nạn xã hội", "Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên", "Khu dân cư không phát sinh thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội"...

2.4. Đánh giá bản thân:

- Bản thân tôi luôn tự giác và gương mẫu chấp hành kỷ luật lao động, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, chấp hành tốt về giờ giấc làm việc, có ý thức bảo quản và giữ gìn tài sản công...

- Có lối sống lành mạnh, giản dị, đoàn kết nhất trí cao trong Chi ủy (đảng bộ), hòa nhã, gần gũi với đồng nghiệp (cán bộ nhân viên) trong đơn vị và nhân dân địa phương nơi cư trú; luôn thể hiện vai trò gương mẫu trong chấp hành các quy định của Nhà nước và của cơ quan, đơn vị.

- Sẵn sàng chia sẻ công việc chung với đồng nghiệp, được đánh giá là nhân tố xây dựng mối đoàn kết nội bộ cơ quan...

III. SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN TRONG CÔNG VIỆC:

- Trong năm ........, tôi đã tham mưu việc xây dựng, hoàn thiện Đề án, Kế hoạch....

- Trong năm ........, tôi đã tham gia biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa, góp ý và xây dựng hoàn thành các văn bản, các quy định, tài liệu trong lĩnh vực an ninh, an toàn trật tự.....

- Trong các ......., tôi đã phối hợp, tham gia cùng các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản, kế hoạch diễn tập các tình huống khẩn gây mất an ninh, an toàn trật tự xã hội...  => Nhờ các chương trình diễn tập này mà lực lượng an ninh các cấp có thể nâng cao tính chủ động, không để xảy ra các vụ việc gây uy hiếp an ninh nghiêm trọng.

- Là báo cáo viên tuyên truyền pháp luật, thực hiện tuyên truyền pháp luật tại...... (cơ quan, đơn vị, trường học...)

IV. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐƯỢC GHI NHẬN:

1. Danh hiệu thi đua:

Năm 

Danh hiệu

Cấp quyết định
20....

Chiến sỹ thi đua cơ sở

Huyện ủy huyện.....

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Cấp quyết địnhSố hiệuNgày ký
20....

Bằng khen của Công an Thành phố....

Công an Thành phố...QĐ số... QĐ/KT

Trên đây là báo cáo thành tích thực hiện vận động toàn dân xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ trong tình hình mới giai đoạn...... của tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

 Xác nhận của Đảng ủy

Người viết bảng thành tích

4. Mẫu bài báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hay nhất

Dưới đây là một số mẫu bài báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hay nhất được Hoa Tiêu tổng hợp thêm cho các bạn cùng tham khảo và sử dụng. Các bạn hãy chắt lọc các thông tin cần thiết cũng như điều chỉnh các nội dung đó để phù hợp với bài báo cáo của bản thân mình nhé.

4.1. Báo cáo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong trường học

Với mẫu báo cáo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong trường học đơn giản dưới đây, các bạn có thể tải về MIỄN PHÍ file Word, PDF theo đường liên kết trong bài viết hoặc trực tiếp sử dụng, chỉnh sửa các thông tin vào mẫu ngay trên trang của Hoatieu.vn.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ............
TRƯỜNG THPT ................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:........................

 ............., ngày .... tháng ... năm...

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ, XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN VỀ ANTT NĂM ........

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG

1. Đặc điểm, tình hình

- Vị trí địa lý:

- Tổng số học sinh: ...... em, được biên chế thành ....... lớp.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số CBGV-NV là ...... người (tính đến thời điểm hiện tại), trong đó Ban giám hiệu ....., giáo viên ....... (biên chế thành ........ tổ chuyên môn) nhân viên ..... (biên chế thành tổ văn phòng).

- Cơ sở vật chất: Trường có .........phòng học văn hóa, ........ phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh; ......... phòng máy vi tính, .......... khối phòng hành chính-quản trị, ........... phòng nhà ở công vụ ; ......... phòng họp giá viên. Thư viện có ........ phòng đọc, ......... phòng kho, ....... máy tính nối mạng, .......... sách.

- Chức năng, nhiệm vụ: Giảng dạy, giáo dục học sinh hệ THPT đóng trên địa bàn huyện ........

2. Những thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở Giáo Dục và Đào Tạo, của Huyện ủy, UBND huyện ....... và đông đảo phụ huynh học sinh, quần chúng nhân dân. Đặt biệt nhà trường luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành các cấp trong công tác bảo vệ ANTT, ANQP trường học đặc biệt là Công an huyện ........, Công an xã/thị trấn........; Các tổ chức Đoàn thể phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ ANTT trong trường học; Đội ngũ cán bộ, giáo viên được tăng cường đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; Nhà trường có truyền thống trong công tác thi đua “Dạy tốt - Học tốt”; được các cấp tặng thưởng về phong trào ANTQ….

- Khó khăn: Sự xuất hiện những luồng văn hóa độc hại, tệ nạn bên ngoài xã hội đã tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng nhận thức của học sinh, các em đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên Sự du nhập các thói hư, tật xấu ở bên ngoài vào nhà trường trong những năm gần đây cũng vì vậy mà có xu hướng gia tăng; nhiều học sinh có cha, mẹ đi làm ăn, không quản lí được con cái ở nhà, các em lợi dụng không có cha mẹ ở nhà nên ăn chơi lêu lỏng, lơ là việc học, vi phạm nội quy nhà trường......

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác tổ chức chỉ đạo

- Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường triển khai, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đảm bảo an ninh trật tự trường học. Cụ thể: chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết ..........của Ban thường vụ Tỉnh ủy về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an, an toàn xã hội”; Chương trình hành động số ........ của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Kế hoạch số ...........của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh ........ về phát động phong trào thi đua “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Chỉ thị số ..........của UBND tỉnh về đẩy mạnh phong trào toàn dân đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới, giai đoạn ..........., gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

- Căn cứ từ những văn bản bản hướng dẫn trên, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình hành động của Đảng và chính quyền các cấp về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đảm bảo ANTT nhà trường. Cụ thể:......

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đao của cấp uỷ Đảng, sự quản lý của nhà trường về an ninh trật tự trường học và phòng chống các tệ nạn xã hội. Nâng cao vai trò của Đoàn trường, tăng cường trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục, vận động học sinh không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường. Thực hiện có hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương.....

2. Kết quả triển khai thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn về ANTT

2.1. Về công tác tuyên truyền

- Có thể nói công tác giáo dục, tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo ANTT trường học. Xác định đúng vị trí, vai trò của công tác này nên trong những năm qua nhà trường đã rất coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền. Tuyên truyền, giáo dục được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức sinh động, phong phú. Tuyên truyền kịp thời các văn bản của Đảng, Nhà nước, của các cấp, ban ngành về vấn đề ANTQ. Tuyên truyền trong CB,GV,NV và toàn thể học sinh nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tham gia phong trào bảo vệ ANTQ, xây dựng nhà trường an toàn về ANTT. .....

- Tuyên truyền lồng ghép giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống đối với học sinh trong các môn học chính khóa nhất là môn giáo dục công dân với các nội dung như: phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, ATGT, luật phòng cháy chữa cháy, luật Hôn nhân và gia đình,...

- Tổ chức truyên truyền lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần, qua Chương trình “Sinh hoạt chủ điểm” do học sinh đảm nhiệm; Phối hợp Cán bộ phòng CSGT tỉnh, công an huyện tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm; công tác ATGT… (Nêu cụ thể)

- Tuyên truyền thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cấp trường và hưởng ứng tích cực các cuộc thi do các cấp tổ chức. Cụ thể như: Tham gia Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông” do huyện đoàn tổ chức; Tham gia cuộc thi ảnh Online Tôi yêu tổ quốc tôi do Thành đoàn thành phố tổ chức; Tham gia chung kết Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Tham gia cuộc thi tìm hiểu Luật ATGT do Công an tỉnh - Sở GD-ĐT tỉnh phối hợp tổ chức; Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội thi truyền thông Tìm hiểu phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh”......

=> Công tác giáo dục, tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, công tác bảo vệ ANTQ được quán triệt, thống nhất trong toàn đơn vị. Từ cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức Đoàn thể, đến từng giáo viên, nhân viên và học sinh, tất cả đều quán triệt sâu sắc - công tác bảo vệ ANTQ, xây dựng trường học an toàn về ANTT là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Tất cả đều phải có trách nhiệm trong công tác bảo vệ ANTQ, ANTT trường học.

- Thống kế số lần tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, số lượng người tham gia...

2.2. Công tác xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến, các tổ chức quần chúng bảo vệ ANTT

- Tiếp tục thực hiện Mô hình giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua chương trình sinh hoạt “Chủ điểm hàng tháng” lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần theo các chủ đề chủ điểm hàng tuần, hàng tháng.

- Tùy vào đặc điểm từng tháng mà kịch bản soạn theo những chủ đề cho phù hợp như: ...

=> Với nội dung chương trình phong phú những chủ đề giáo dục được lồng ghép, chuyển tải qua trong mỗi chương trình, đã giúp các em có những cách nhìn nhận, nhận diện những điều hay, điều đẹp và cả cái xấu, cái tốt trong cuộc sống. Có thể nói trong thời gian qua, mô hình này đã mang lại những kết quả nhất định trong công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật trong học sinh và cũng là góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nói chung của nhà trường..

- Tiếp tục củng cố, xây dựng Đội thanh niên xung kích an ninh tự quản, gồm ..... em là đoàn viên học sinh. Với nhiệm vụ phối hợp đội cờ đỏ kiểm tra nề nếp các lớp; Bảo vệ an ninh trật tự trong học tập, sinh hoạt và các hoạt động tập trung của nhà trường; Phối hợp với đội phân luồng giao thông của Chi đoàn giáo viên, nhân viên phân luồng và giữ gìn trật tự ATGT trước cổng trường trong giờ cao điểm. Kết quả: Mặc dù vào giờ cao điểm tan trường, tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường đã được khắc phục phần nào; học sinh đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm.

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua chương trình ngoại khóa theo các tháng, các đợt thi đua trong năm học.

=> Với những hoạt động ngoại khóa này, học sinh đã được giáo dục về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, góp phần giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống.

- Thực hiện mô hình “Xây dựng Tổ liên kết Nhà trường - Xã, Thị trấn và Gia đình giúp học sinh cá biệt tiến bộ trong học tập, không vi phạm pháp luật”.

=> Nhà trường thống kê số học sinh chậm tiến ở các lớp và các địa phương; thành lập các tổ phụ trách về từng địa phương, trao đổi thông tin với các tổ bảo vệ dân phố, tổ bảo vệ thôn xóm ở các thôn thuộc các xã, các khu phố. Nhà trường trao đổi thông tin về tình hình học sinh nhà trường, đồng thời đón nhận thông tin về học sinh trong thời gian các em sinh hoạt ở địa phương; cùng trao đổi, chia sẻ và bàn những giải pháp quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt.

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua chương trình phát thanh thanh niên trực tiếp và trực tuyến trên facebook.

+ Nội dung: Tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, 6 bài học lý luận chính trị, ý thức chấp hành An ninh trật tự và luật giao thông trong đoàn viên, thanh niên, đồng thời xây dựng những tình bạn đẹp, sự thân thiện giữa Thầy Cô giáo và học sinh trong Nhà trường.

+ Lập trang facebook chung của trường để các ĐVTN nhà trường trao đổi thông tin và chia sẻ những suy nghĩ, vướng mắc trong cuộc sống, những thắc mắc của tuổi sắp trưởng thành. Đoàn trường giao nhiệm vụ cho một đồng chí trong Ban thường vụ Đoàn trường làm admin để kiểm duyệt nội dung và nắm bắt tình hình tư tưởng của ĐVTN trong nhà trường.

2.3. Về kết quả công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị vận động CB, GV, NV và học sinh xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2.3.1. Công tác phối hợp với các cơ quan liên ngành

- Nhà trường có kế hoạch cùng với lãnh đạo địa phương tổ chức ký cam kết giáo dục học sinh.

- Nhà trường tiếp tục phối hợp với công an địa phương xây dựng Quy chế phối hợp theo đúng nội dung và yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh trật tự nhà trường trong tình hình mới.

- Nhà trường tiếp tục phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông tỉnh, tiếp triển khai thực hiện và xây dựng “Văn hóa giao thông trong trường học”.

- Phối hợp phòng PV05-Công an tỉnh, tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự xã hội, tuyên truyền công tác an ninh trật tự trường học; Phối hợp Đoàn cở sở công an huyện tuyên truyền pháp luật về trật tự xã hội, cách phòng, chống các tội phạm... => Góp phần nâng cao ý thức về phòng, chống tội phạm trong đoàn viên, thanh niên nhà trường.

2.3.2 Công tác phối hợp trong đơn vị

- Nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp giữa các tổ chức Đoàn thể, giữa CB,GV,NV và học sinh trong nhà trường, cùng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, an ninh trật tự trong nhà trường. Cán bộ, giáo viên, ban lãnh đạo nhà trường phát huy tốt vai trò của mình trong hoạt động giảng dạy, trong phong trào bảo vệ ANTQ của nhà trường, trong công tác tuyên truyền giáo dục hiểu biết về pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội; duy trì tốt nề nếp kỉ luật nhà trường. Xây dựng được các nội quy trong công tác sử dụng thiết bị tài sản, lớp học, phòng cháy chữa cháy. Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh, Tập thể đoàn kết nhất trí, nề nếp kỷ cương tình hình an ninh chính trị trật tự ổn định. Không có giáo viên, học sinh vi phạm Pháp luật. Không xảy ra tai nạn giao thông gây chết người, không xảy ra mất mát tài sản, khiếu kiện. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, nhà trường không có đơn thư khiếu kiện...

- Trong năm qua, trường cũng đã xây dựng, và nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định về công tác bảo vệ ANTT. Cụ thể đã xây dựng 04 nội quy- nội quy cơ quan, nội quy học sinh, nội quy sử dụng điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy. Các nội quy này được phổ biến từ đầu năm và được treo dán trên các vị trí hợp lí; Xây dựng các quy chế để bảo vệ ANTQ, xây dựng cơ quan an toàn ANTT. Xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền với các Đoàn thể, quy chế phối hợp giũa Nhà trường và Hội phụ huynh. Thực hiện nghiêm quy định đạo đức nhà giáo.

- Về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực": Tổ chức cho học sinh chăm sóc, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, thường xuyên sửa sang và trồng thêm cây cảnh vào các bồn hoa; giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp; ứng xử văn hoá; tổ chức các trò chơi dân gian; Giáo dục đạo đức học sinh lồng ghép trong các chương trình “Sinh hoat chủ điểm hàng tháng” thông qua các buổi chào cờ đầu tuần.

2.4. Về kết quả tổ chức, xây dựng, củng cố hoạt động của lực lượng Bảo vệ chuyên trách và các tổ chức quần chúng làm công tác ANTT trong nhà trường

- Nhà trường đã xây dựng Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ thể hiện qua việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng trong nhà trường như: Tổ bảo vệ gồm ....thành viên có nhiệm vụ trực 24/24. Đội thanh niên xung kích tự quản lực lượng là học sinh gồm ... em, phân thành 2 nhóm sáng, chiều. Xây dựng Ban an ninh trường học; Ban chỉ huy và lực lượng PCCC và cứu hộ, cứu nạn nhà trường; Ban ATGT; Ban chỉ đạo phòng, chống Ma túy, AIDS và các tệ nạn xã hội... Các Ban đều xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm các thành viên và triển khai hoạt động. (Nếu kết quả cụ thể trong quá tình hoạt động của các ban)

2.5. Tình hình vi phạm pháp luật, vi phạm trật tự ATGT, kết quả giải quyết các vụ việc về ATTT xảy ra trong năm

- Trong năm học ...... vẫn còn một số học sinh vi phạm nội quy trường lớp. Tuy nhiên so sánh với các năm trước thì số học sinh vi phạm nội vi nhà trường đã giảm rõ rệt; không có học sinh gây gỗ, đánh nhau; không có học sinh vi phạm pháp luật.

- Thành lập Đội Thanh niên xung kích “Vì mái trường ATGT” và xây dựng cổng trường ATGT; Đội TNXK đã triển khai hiệu quả công việc phân luồng giao thông trước và sau mỗi buổi tan trường; tổ chức lồng ghép các chuyên đề phòng chống bạo lực học đường, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trong diễn đàn thanh niên, sinh hoạt chào cờ đầu tuần. Tuyên truyền, quán triệt, học sinh đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm.

- So với những năm học trước, số học sinh vi phạm nội quy nhà trường đã giảm hẳn. Những vụ học sinh trong nhà trường mâu thuẫn, xích mích, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu phối hợp với phụ huynh cùng giải quyết.

=> Nhìn chung tình hình an ninh trật tự tương đối tốt, đảm bảo cho các hoạt động dạy và học diễn ra bình thường. Trong năm qua, không có CB, GV, NV và học sinh nào vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trường nhiều năm được các cấp khen thưởng về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đảm bảo ANTT trường học.

3. Kết quả phân loại thi đua:

- Về các danh hiệu thi đua: 100% CB,GV,NV đạt LĐTT với ...... CB,GV,NV đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở; ..... CB,GV, NV được Sở khen, có ..... Cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen; .... cá nhân đề nghị công nhận CSTĐ cấp tỉnh. Trường được Sở GD-ĐT tặng Giấy khen; được UBND tỉnh công nhận công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.

- Đảng bộ: trong sạch vững mạnh...

- Đoàn Thanh niên đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc.

- Công đoàn đạt danh hiệu vững mạnh.

- Trường đạt danh hiệu: tập thể lao động xuất sắc.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Có thể nói trong thời gian qua, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trên tất cả các lĩnh vực. Đạt được những thành tích trên là nhờ sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp, các ngành; sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương và công an các cấp, tất cả đã tạo điều kiện cho trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; Đó là kết quả phấn đấu của một Tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, nhiệt thành. Toàn thể CB, GV, NV và học sinh nhà trường đã nỗ lực rất nhiều trong từng nhiệm vụ của mình; chủ động tìm tòi những giải pháp, mô hình, hướng đi phù hợp; cố gắng khắc phục những khó khăn, vướng mắt để hoàn thành xuất sắc tất cả các nhiệm vụ chính trị của nhà trường.Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các phong trào thi đua, phong trào bảo vệ ANTQ; xây dựng trường học thực sự an toàn về an ninh trật tự.

4.2. Báo cáo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chi tiết

Các bạn có thể sử dụng mẫu báo cáo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chi tiết được Hoatieu.vn cung cấp dưới đây để nhanh chóng hoàn thiện bản báo cáo của mình nhé. Các bạn hãy điền đầy đủ toàn bộ các thông tin cần thiết và lưu ý rằng mẫu cần có sự xác nhận của Đảng ủy.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc
----------------

.........., ngày .... tháng .... năm.......

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG GIẤY KHEN ĐỒNG CHÍ .......................
CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:

- Họ và tên:.....................................................................................................................

- Ngày tháng năm sinh:..................................................................................................

- Quê quán:....................................................................................................................

- Nơi ở hiện nay:............................................................................................................

- Đơn vị công tác: Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh.............................

- Chức vụ: Phó Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh.............................

- Trình độ chuyên môn: Đại học PCCC

- Ngày vào Đảng:.........................................................................................................

- Quá trình công tác:....................................................................................................

Năm

Đơn vị - Chức danh

20... - 20...

Đội Tham mưu - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH

20... - 20...

Đội hướng dẫn và kiểm tra an toàn PCCC (nay là Đội công tác phòng cháy)

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Ai cũng biết nghề PCCC và CNCH là một nghề nguy hiểm và khó khăn gian khổ. Tuy nhiên “Ai cũng nhận việc nhàn hạ thì việc gian khổ biết phần ai”. Nói đến Cảnh sát PCCC và CNCH, ai cũng nghĩ ngay đến hình ảnh người cán bộ, chiến sỹ chữa cháy dũng cảm lao vào đám cháy cứu người, cứu tài sản, cố gắng cứu được những gì còn lại trong đám cháy. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một lực lượng vô cùng quan trọng, những người cán bộ thầm lặng làm công tác phòng cháy với nhiệm vụ là tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và người dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về PCCC&CNCH ngay từ cơ sở, góp phần hạn chế nguyên nhân gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố và giảm tối đa thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Từng đó năm công tác trong lực lượng CAND cũng là từng đó năm tôi gắn bó với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Ngay từ những ngày được rèn luyện trong trường Đại học PCCC và sau này với 20 năm làm công tác phòng cháy đã giúp tôi hiểu rõ về mức độ tàn phá và tác hại của cháy nổ gây ra, nên hơn ai hết, tôi càng nhận thức được tránh nhiệm và nghĩa vụ lớn lao của một người lính, đặc biệt là vai trò của người lính làm công tác tuyên truyền chống “giặc lửa”.

1. Tham gia tuyên truyền pháp luật về PCCC:

- Gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, cùng tập thể cán bộ chiến sỹ trong đội nghiên cứu, xây dựng hàng trăm phóng sự, tin bài, video tuyên truyền kỹ năng, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC&CNCH, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn PCCC phát trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều video, phóng sự chất lượng cao được lựa chọn tuyên truyền trên các trang thông tin của Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Báo, Đài địa phương.

- Năm 2021, tôi đã trực tiếp phụ trách công tác phối hợp với các đơn vị chức năng và Phòng Thời sự - Đài PTTH tỉnh tổ chức ghi hình phục vụ phát sóng “Bản tin 114” trên Đài Truyền hình tỉnh định kỳ vào tuần thứ 3 hàng tháng; bản tin đã được đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưởng ứng. Phối hợp Báo tỉnh kịp thời đưa tin, tuyên truyền tình hình liên quan đến công tác PCCC&CNCH, công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho cơ sở, nhân dân.

- Trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH, an ninh trật tự cho người đứng đầu các cơ sở, cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã, đội viên đội dân phòng,...

- Tham mưu đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH, trật tự an toàn xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền trực tiếp tại các cơ sở, khu dân cư, trường học; tuyên truyền đến các thuê bao di động trên địa bàn tỉnh về khuyến cáo, hướng dẫn công tác PCCC và cách thoát nạn khi xảy ra cháy, nổ, cảnh báo cảnh giác với các loại tội phạm cho các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền lưu động tại các khu vực công cộng (chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người,..); phát tờ rơi, treo băng zôn tuyên truyền tại các tuyến đường giao thông, khu đô thị...

2. Sáng kiến xây dựng các mô hình hiệu quả về PCCC, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ tại địa phương:

- Chủ động tham mưu lãnh đạo đơn vị phối hợp với các đơn vị xây dựng và triển khai 03 mô hình kiểu mẫu về PCCC: “Cửa hàng xăng dầu kiểu mẫu an toàn về PCCC”; “Chợ đạt chuẩn an toàn về PCCC” và “Nhà cao tầng đạt chuẩn an toàn về PCCC”; đồng thời hướng dẫn Công an các huyện, thị xã, thành phố nhân rộng và triển khai xây dựng mô hình “ Khu dân cư an toàn về PCCC” tại các xã, phường, thị trấn. Qua đó, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đông đảo người dân về tầm quan trọng của công tác PCCC.

- Cùng tập thể chỉ huy đội phát động CBCS làm thêm giờ và làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao trong các đợt cao điểm bảo đảm ANTT, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh. Nhờ vậy đã kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót, không để xảy ra cháy, nổ, góp phần đảm bảo an toàn PCCC, giữ vững ANTT, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Trực tiếp tham gia cứu chữa các vụ cháy, nổ tại địa phương:

- Trong suốt quá trình công tác, tôi từng trực tiếp tham gia nhiều lần cứu chữa các vụ cháy, nổ lớn, điển hình như:

  • Vụ cháy tại kho bông Nhà máy sợi 3 Công ty TNHH Dệt Hà Nam (Khu Công nghiệp Châu Sơn - Thành phố Phủ Lý) với hơn 20 giờ chữa cháy liên tục.
  • Vụ cháy tại Chợ Bầu thuộc Công ty CP Châu Giang...

=> Những vụ cháy lớn này đã cho thấy tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác PCCC. Bởi mọi hoạt động PCCC trước hết phải được giải quyết và thực hiện bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ. Khi người dân có tầm hiểu biết nhất định về PCCC, tại cơ sở có đủ phương tiện chữa cháy thì sẽ giảm thiểu tối đa những thiệt hại do “giặc lửa” gây ra.

III. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐƯỢC GHI NHẬN:

- Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở: năm 2015, 2017, 2018, 2019, 2021, 2022

- Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Nhiều lần được các cấp biểu dương, khen thưởng, như: Khen thưởng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ; kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; thành tích trong triển khai thực hiện Công điện số 01/CĐ-BCA-V11 ngày 10/4/2018 về tăng cường công tác PCCC và CNCH; thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra, tuyên truyền PCCC,...

- Năm 2019, tôi được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2017-2018.

Trên đây là báo cáo thành tích của tôi trong công tác PCCC và CNCH, thực hiện vận động toàn dân xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ trong tình hình mới những năm qua....

Xác nhận của Đảng ủy

Người viết báo cáo

5. Báo cáo thành tích ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của Tổ tự quản cơ sở

Mô hình tổ tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở là hình thức tập hợp và tổ chức cho quần chúng, những người có uy tín ở địa phương tham gia vào phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, tổ chức tự quản về ANTT từ địa bàn dân cư đến cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường những năm qua đã góp phần đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, bảo đảm an ninh chính trị, an toàn trật tự trên địa bàn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương.

Báo cáo thành tích tổ tự quản cơ sở là văn bản do tổ trưởng tổ tự quản lập ra nhằm báo cáo thành tích của tổ tự quản mình quản lý đã đạt được những thành tích như thế nào trong thời gian vừa qua, đề nghị cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, bằng khen, giấy khen.

UBND XÃ......................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.............., ngày... tháng... năm...

BÁO CÁO THÀNH TÍCH TỔ TỰ QUẢN XÃ...........................
TRONG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

- ..................... là một đơn vị xã trọng điểm của huyện, có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở phía đông nam của huyện ......................., phía tây giáp xã....................... và xã......................., phía Nam giáp xã ......................., phía Đông giáp phường.......................và phường ....................... Quận ........................

- Diện tích tự nhiên của xã là .......................ha, trong đó: đất nông nghiệp.......................ha, đất phi nông nghiệp.......................ha. Toàn xã có ....................... thôn. Dân số ................ người chia thành .......................làng với .......................hộ.

II. THỰC TRẠNG CÁC TỔ CHỨC TẠI THÔN

1. Số lượng, tên gọi các tổ chức tại thôn

Gồm: 9 Chi bộ nông nghiệp; 9 Ban công tác Mặt trận thôn; 9 Chi hội Phụ nữ; 9 Chi hội Cựu chiến binh; 9 Chi hội Nông dân; 9 Chi đoàn thanh niên; 9 Chi hội Chữ thập đỏ; 9 Chi hội Người cao tuổi; 9 Công an viên bảo vệ thôn, Chi hội khuyến học.

2. Về tổ chức, số lượng thành viên của các tổ chức và hoạt động của các tổ chức

- Về tổ chức:

+ Chi bộ nông nghiệp 9 thôn do Đảng bộ xã thành lập theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Trưởng thôn, Phó trưởng thôn 9 thôn do đại biểu cử tri các thôn bầu Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL UBTVQH11 ngày 20 tháng 04 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT- CP-UBMTTQ Việt Nam ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn thi hành các điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông tư 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và được Chủ tịch UBND xã phê chuẩn theo quy định/

- Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của từng tổ chức:

+ 9 Chi bộ Nông nghiệp: 03 thành viên, gồm Bí thư, Phó Bí thư, Chi ủy viên.

+ 9 Thôn: 02 thành viên, Gồm 01 trưởng thôn là Phó Bí thư Chi bộ và 01 Phó trưởng thôn.

+ Ban công tác Mặt trận 9 thôn: Gồm trưởng Ban CTMT, trong đó có 3 thôn gồm thôn 3, 4 và thôn 8 là Đ/c Bí thư Chi bộ kiêm trưởng Ban CT mặt trận.

+ Chi hội Phụ nữ; Chi hội Cựu chiến binh; Chi hội Nông dân; Chi đoàn thanh niên thôn 9 thôn: Gồm chi Hội trưởng các Đoàn thể, Chi Hội phó các đoàn thể: 18 người/9 thôn và các thành viên: …./9 thôn. Chi hội Chữ thập đỏ gồm 5 người, trong đó 01 Chủ tịch Hội CTĐ và 01 Phó CT Hội CTĐ và 03 thành viên và 09 Chi hội trưởng/9 thôn; Chi hội Người cao tuổi gồm 03 người, trong đó 01 Chủ tịch Hội, 01 Phó Chủ tịch Hội và 01 thành viên và 09 Chi hội trưởng/9 thôn và 09 Chi hội Phó/9 thôn; Hội cựu giáo chức gồm 05 người, trong đó 01 Chủ tịch Hôi, 02 Phó Chủ tịch Hội và 02 thành viên; Hội khuyến học gồm 02 người, trong đó 01 Chủ tịch Hội, 01 Phó Chủ tịch Hội và 12 thành viên/9 thôn và 3 trường học. Công an viên bảo vệ thôn 9 người/9 thôn:

- Về hoạt động của các tổ chức ở thôn: Trong những năm qua, Cấp ủy, Chính quyền địa phương chỉ đạo hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội trong xã đổi mới nội dung phương thức hoạt động. Qua đó, đã triển khai thực hiện hoạt động theo chức năng nhiệm vụ cảu tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết ở dân tộc, tạo sự đồng thuận trong xã hội, thực hiện tốt vài trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, qua đó các tổ chức có nhiều cố gắng trong xây dựng và phát triển các tổ chức tự quản ở khu dân cư thôn; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH; QP-AN của địa phương, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn xã vững mạnh, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao.

Hiện nay, các tổ chức: Ban công tác MT; các Chi hội đoàn thể, trưởng thôn hoạt động cơ bản đồng đều, có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn dân cư thôn. Phần lớn các chức danh đảm nhiệm được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác định kỳ, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu các vấn đề của cơ sở và giàu tâm huyết, trách nhiệm với công việc.Tuy nhiên, một số ít thôn hoạt động vẫn còn tình trạng thiếu chặt chẽ, đặc biệt chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Chi ủy Chi bộ, công tác phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức thành viên có mặt chưa tốt, kết quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao, nhất là chưa nắm bắt, phản ánh kịp thời những vấn đề về an ninh chính trị, tôn giáo, quản lý
mặt bằng xây dựng trái phép, công tác VSMT….với Cấp ủy, chính quyền địa phương.

III. THỰC TRẠNG CÁC TỔ, MÔ HÌNH MANG TÍNH CHẤT TỰ QUẢN TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN, TỔ DÂN PHỐ

1. Số lượng, tên gọi các tổ, mô hình mang tính chất tự quản tại cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố (Sau đây gọi chung là các mô hình tự quản)

Tổng số: 09 mô hình, trong đó:

- Chia theo lĩnh vực:

+ Lĩnh vực kinh tế: 03 mô hình, gồm một số mô hình tiêu biểu sau: Hội Nông dân Mô hình Tổ HTX nuôi các Rô phi đơn tính; Hội Phụ nữ Tổ phụ nữ tiết kiệm vay vốn; Hội cựu chiến binh Mô hình khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác 6ha.

+ Lĩnh vực bảo vệ môi trường: 03 mô hình, gồm một số mô hình tiêu biểu sau: Mô hình Hội Phụ nữ Lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tổ 5 không 3 sạch; Mô hình Tổ thu gom vận chuyển rác thải Lĩnh vực bảo vệ môi trường Hội cựu chiến binh; Mô hình Chăm sóc cây xanh bóng mát Lĩnh vực bảo vệ môi trường Hội cựu chiến binh.

+ Lĩnh vực khác: 01 mô hình, gồm một số mô hình tiêu biểu sau: Quỹ khuyến học dòng họ, 01 Mô hình Đoàn Thanh niên Tổ công nghệ số; 01 Mô hình Câu lạc bộ tình thương Làng Lĩnh vực khác của Ban Công tác MT.

- Chia theo cơ quan thành lập/phát động:

+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập hoặc phát động: 01mô hình Câu lạc bộ tình thương Làng Lĩnh vực khác của Ban Công tác MT,

+ Do các đoàn thể chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Chi đoàn thanh niên) thành lập hoặc phát động: 01 mô hình.

+ Do các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp (Hội khuyến học phát động: 01 mô hình Quỹ khuyến học dòng họ)

+ Khác: 01 mô hình Đoàn Thanh niên Tổ công nghệ số.

2. Số lượng thành viên của các mô hình tự quản và hoạt động của các mô hình tự quản

- Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của từng tổ chức:

+ Mô hình Tổ HTX nuôi các Rô phi đơn tính thuộc Lĩnh vực kinh tế Hội nông dân: Gồm 10 người, trong đó trưởng 01 người, Phó 01 ngươì và 8 thành viên.

+ Mô hình Tổ Phụ nữ tiết kiệm vay vốn gồm 80 người, trong đó trưởng 01 người, Phó 01 ngươì và 78 thành viên.

+ Mô hình Hội Phụ nữ Lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tổ 5 không 3 sạch (không nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp).

+ Mô hình Đoàn Thanh niên Tổ công nghệ số gồm 03 người, trong đó trưởng 01 người, Phó 01 ngườì và 01 thành viên.

+ Mô hình Tổ thu gom vận chuyển rác thải Lĩnh vực bảo vệ môi trường Hội cựu chiến binh gồm 10 người, 01 trưởng, 01 phó và 8 thành viên.

+ Mô hình khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác 6ha Lĩnh vực kinh tế Hội cựu chiến binh gồm 05 người, 01 trưởng, 01 phó và 3 thành viên.

+ Mô hình Chăm sóc cây xanh bóng mát Lĩnh vực bảo vệ môi trường Hội cựu chiến binh gồm 09 người.

+ Mô hình Câu lạc bộ tình thương Làng Lĩnh vực khác của Ban Công tác MT gồm 35 người, trong đó 01 Chi hội trưởng và 34 thành viên.

+ Mô mô hình Quỹ khuyến học dòng họ của Hội khuyến học xã.

- Về hoạt động của các mô hình tự quản:

Việc xây dựng các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư, thôn được Cấp ủy, chính quyền địa phương, MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và phát triển KTXH ở địa phương. Đồng thời xác định việc xây dựng các mô hình trên phải gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ, Cấp ủy, chính quyền cấp trên và địa phương phát động. Với ý nghĩa và tính chất quan trọng đó, trong những năm qua, trên địa bàn xã Tú Sơn, việc xây dựng các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư, thôn được triển khai đồng bộ gắn với thực hiện các nội dung của (Cuộc vận động) “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”. Các mô hình tự quản tập trung trên các lĩnh vực, tiêu biểu như:

+ Lĩnh vực phát triển kinh tế, Lĩnh vực an ninh trật tự, Lĩnh vực bảo vệ Môi trường,

+ Lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh và các lĩnh vực khác.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả thực hiện

Thông qua triển khai công tác chỉ đạo, xây dựng các mô hình, nhân thức của Cấp ủy, Chính quyền, MTTQ và các ban, ngành, đòan thể ở cơ sở về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động được nâng lên rõ rệt; qua đó cấp ủy Đảng đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cụ thể hóa các nhiệm vụ phối hợp thực hiện; MTTQ, phối hợp các đoàn thể thành viên tổ chức phát động, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, góp phần bước thực hiện cuộc vận động một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả.

Quá trình thực hiện, đã chủ động nghiên cứu, lựa chọn những nội dung phù hợp, đáp ứng với nhu cầu, lợi ích thiết thực của người dân, để phân công MTTQ và các đoàn thể đảm nhận xây dựng các mô hình, công trình, phần việc cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Các nội dụng tuyên truyền, vận động được triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Chi ủy, Chính quyền và nhu cầu cuộc sống của người dân, được đông đảo các tâng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia thực hiện.

Đặc biệt, tại các khu dân cư, Ban công tác MT và các chi hội đoàn thể đã có phương pháp, cách làm sáng tạo, phát huy hiệu quả trong công tác vận động, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, huy động được đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, vật tư…. Để thực hiện triển khai các công trình phúc lợi; vận động nhân dân tiếp cận các nguồn vốn, dịch vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, giúp nhau thoát nghèo; tham gia giữ gìn ANTT, Bảo vệ Môi trường….góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH; Qp-AN của địa phương.

2. Đề nghị khen thưởng:

Với những kết quả đạt được trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tập thể tổ tự quản xã................................... đề nghị Giám đốc Công an huyện/tỉnh tặng bằng khen/giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

XÁC NHẬN CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN

TM. TỔ TỰ QUẢN XÃ....................

6. Báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong PCCC

Báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được dùng trong công tác phòng cháy chữa cháy của cá nhân và tập thể. Mời các thầy cô cùng các bạn cùng tham khảo mẫu báo cáo đầy đủ tại đây.

6.1. Báo cáo thành tích phòng cháy chữa cháy của cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
~o0o~

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

Trong công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng năm...............

Kính gửi: - Ủy ban nhân dân huyện......................................
- Ban Thi đua - Khen thưởng huyện.....................
- Hạt Kiểm lâm huyện............................................
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện...................

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:

Họ và tên: ............................................................................................................................

Sinh ngày:.................................... Dân tộc:.......................... Tôn giáo:................................

Nguyên quán:.......................................................................................................................

Trú quán:..............................................................................................................................

Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp

Trình độ văn hoá:.................................................................................................................

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm

Chức năng, nhiệm vụ được giao: Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã

Công tác PCCCR mùa khô năm 20...-20... đã kết thúc, tôi xin báo cáo UBND huyện, Ban Thi đua - Khen thưởng huyện........................ những kết quả của cá nhân đã đạt được trong năm qua với một số nội dung sau:

Những thuận lợi:

Trong nhiệm vụ lãnh, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy và phát triển rừng mùa khô 20...-20..., tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy, Chính quyền nhân dân các cấp; Sự liên hệ, phối hợp của các cơ quan, ban ngành của huyện; sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Hạt kiểm lâm huyện; của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa; sự phối hợp nhiệt tình của MTTQ và các đoàn thể trong xã; đặc biệt là sự đồng tình thực hiện của toàn thể nhân dân xã Lao Xả Phình đã tạo điều kiện công tác QLBVR-PCCCR và Phát triển rừng do tôi đảm trách đạt được thuận lợi.

Những khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, trong năm qua, xã....................... cũng gặp phải không ít những khó khăn thách thức như: đời sống của đại đa số nhân dân còn ở mức nghèo đói; dân cư rải rác; có nhiều hủ tục lạc hậu; các điều kiện tự nhiên, xã hội để phát triển Kinh tế - Xã hội rất hạn chế. Nước sinh hoạt thiếu thốn; năng lực của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, sản xuất nương rẫy đan xen với rừng, nắng nóng khô hạn kéo dài, mùa sản xuất đốt dọn nương rẫy thường vào thời kỳ khô hanh, dễ xảy ra cháy rừng dẫn đến công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều trở ngại.

- Dụng cụ chuẩn bị cho công tác PCCCR của xã chưa có mà chủ yếu là dựa vào sức dân với công cụ chữa cháy thô sơ như: dao, cuốc, xô xách nước, ...

II. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC TRONG 20...

1. Về lập trường chính trị tư tưởng:

Tôi luôn an tâm nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt mọi chủ trường đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội qui của ngành và cơ quan đề ra. Luôn luôn tìm hướng phát triển kinh tế từ việc QLBV và phát triển rừng cho nhân dân địa phương.

Không ngừng phấn đấu rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cán bộ. Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2. Về đạo đức - lối sống:

Tôi luôn có lối sống thẳng thắn, giản dị, trong sáng, hòa đồng với mọi người. Luôn gương mẫu trong việc chấp hành Quy chế văn hóa công sở; luôn chống lại các tệ nạn xã hội, chống thái độ hách dịch, cửa quyền và chia rẽ dân tộc; luôn xây dựng mối đoàn kết thân thiện với đồng nghiệp nơi công tác và nhân dân nơi cư trú.

3. Trách nhiệm với cương vị được giao:

Với vai trò, nhiệm vụ là Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Lao Xả Phình tôi luôn khiêm tốn học hỏi, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo và tình hình thực tế của địa phương để cùng Đảng ủy, Chính quyền nhân dân xã ban hành các Quyết định, chỉ thị và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Chính trị; Văn hóa - Xã hội; Quốc phòng - An ninh; Trong đó có công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR và phát triển rừng đã thu được kết quả đáng khích lệ như sau:

a) Trong công tác QLBVR:

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã theo quy định hiện hành.

Không để xảy ra phá rừng trái phép, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.

Tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các chế độ, chính sách của Nhà nước, các quy định của tỉnh về bảo vệ phát triển rừng; chỉ đạo, hướng dẫn chủ rừng, nhân dân trong thôn bản tận thu gỗ làm nhà ở theo quy định.

Thực hiện tốt công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, bao gồm: Diện tích rừng hiện có và diện tích rừng Sa mộc trồng năm 20..., ranh giới 3 loại rừng, danh sách chủ rừng, danh sách hộ trồng rừng trong xã.

Chỉ đạo các thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của pháp luật; năm 20... đã vận động cán bộ xã nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện trồng và bảo vệ tốt 01ha rừng bằng cây sơn tra; Thực hiện thành công mô hình ươm và trồng 01ha rừng kinh tế bằng cây Tông dù.

Thực hiện tốt việc theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo với cơ quan chức năng của huyện; chỉ đạo bộ phận phụ trách Tài nguyên và Môi trường của xã phối hợp với Kiểm lâm phụ trách địa bàn cập nhật diễn biến đất lâm nghiệp.

Tổ chức lực lượng quần chúng của địa phương để bảo vệ rừng trên địa bàn xã, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Công an, lực lượng dân quân xã phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, huỷ hoại rừng; năm qua đã chỉ đạo xử lý dứt điểm 02 vụ phát nương lấn lên rừng, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

b) Trong công tác PCCCR:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCCR cho nhân dân; vận động mọi người thực hiện các quy định về PCCCR;

Ban hành kịp thời Quyết định kiện toàn Ban chỉ huy công tác PCCCR cấp xã với số lượng là 15 người do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, 2 Phó trưởng ban cùng các ủy viên là chỉ huy trưởng Quân sự, Kế toán, công chức Tư pháp, Địa chính, phụ trách các đoàn thể trong xã; Mỗi thôn thành lập một Tổ PCCCR có 5 người gồm: Trưởng thôn làm Tổ trưởng, các thành viên trong Tổ là Thôn đội trưởng, Công an viên và dân quân trong thôn.

Phân công thành viên trong Ban chỉ huy PCCCR phụ trách các Tổ PCCCR các thôn thực hiện nhiệm vụ PCCCR theo Kế hoạch đã được xây dựng.

Phê duyệt phương án PCCCR thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; Trong đó lưu ý tình huống xảy ra cháy rừng thì cần phải huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng; phối hợp với chủ rừng và các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý các vi phạm về PCCCR.

Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch PCCCR mùa khô năm 20...-20..., trong đó quy định chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của Tổ PCCCR các thôn và Ban chỉ huy PCCCR của xã với Lãnh đạo UBND xã; duy trì đều đặn mỗi tháng họp một lần để báo cáo, đánh giá các hoạt động trong tháng, từ đó phát huy những mặt mạnh đã đạt được đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế trong thực hiện kế hoạch của tháng tiếp theo; Trong cuộc họp, Trưởng ban chỉ đạo thường xuyên nêu lên các tình huống giả định có vị trí, quy mô, mức độ cụ thể để các thành viên cuộc họp nêu lên các phương án PCCCR hiệu quả nhất.

Chủ tịch UBND xã trong phạm vi quản lý của mình đã tổ chức kiểm tra an toàn về PCCCR theo chế độ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất; yêu cầu các chủ rừng thực hiện đầy đủ các quy định về PCCCR.

Vì vậy mùa khô năm 20...-20... toàn xã không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

Tôi đã chỉ đạo, thực hiện Tổng kết công tác PCCCR mùa khô năm 20...-20... và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCCCR mùa khô năm 20...-20... theo đúng kế hoạch.

4. Công tác khác:

Thực hiện hoàn thành chức trách nhiệm vụ đang đảm trách, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR và PTR trên địa bàn xã.

Luôn kêu gọi sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức xã hội để thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển rừng tại địa phương;

Trên đây là những kết quả đã đạt được trong công tác PCCCR mùa khô năm 20...-20... Tôi kính mong UBND huyện, Ban thi đua các cấp, Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tủa Chùa tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao trong những năm tới.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

..............., ngày... tháng... năm.....

XÁC NHẬN CỦA
UBND XÃ

XÁC NHẬN CỦA
ĐẢNG BỘ XÃ
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO

6.2. Báo cáo thành tích phòng cháy chữa cháy của tập thể

UBND THỊ XÃ.............

TRƯỜNG .....................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

............., ngày... tháng... năm.....

BÁO CÁO
Thành tích thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy năm 20...

Thực hiện kế hoạch ......./KH-BCĐ-PCCC ngày................. của Trường Tiểu học.............về kế hoạch xây dựng đơn vị điển hình tiên tiến về phòng cháy và chữa cháy năm 20...;

Sau một thời gian thực hiện Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy Trường TH............... báo cáo thành tích công tác phòng cháy, chữa cháy năm 20... (từ tháng.../20... đến tháng .../20...) như sau.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

- Trường TH............................ tọa lạc tại.................................................................

Diện tích trường 9996 m2 toàn trường có 03 dãy 1 trệt một lầu, 02 dãy là lớp học 01 tầng với 15 phòng học, 1 hội trường, có cầu thang bộ, cửa gỗ kính, song sắt. 01 dãy phòng chức năng 01 trệt 01 lầu gồm: Tầng 1 có 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng máy tính, phòng thiết bị, có cầu thang bộ và cửa sổ gỗ kính, song sắt. Tầng trệt gồm các phòng y tế, phòng đội, thư viện, giáo viên, kho thư viện.

Các phía tiếp giáp:

+ Phía Đông giáp:........................

+ Phía Tây giáp:..........................

+ Phía Nam giáp:.........................

+ Phía Bắc giáp:..........................

Hệ thống điện: Hoạt động tốt, đảm bảo an toàn và tính năng chiếu sáng.

Giao thông bên trong nhà trường: Cổng chính:giáp đường tỉnh 873, đường vào cổng rộng 4,5m.Giao thông bên ngoài nhà trường: đường tỉnh 873 chạy ngang mặt tiền của trường thuận tiện cho xe cứu hỏa có thể tiếp cận triển khai đội hình dễ dàng khi có sự cố xảy ra.

Nguồn nước chữa cháy:

TTNguồn nước Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s) Vị trí, khoảng
cách nguồn nước 
Những điểm cần
lưu ý 
IBên trong:
1Hồ chứa nước
(1 hồ)
15m3Phía trên sân thượng
của trường (trên nhà vệ sinh nam và nữ GV)
Luôn có nước đầy
IIBên ngoài:
1Sông ................Dồi dàoCách trường khoảng
1km
Xe, máy bơm chữa cháy có thể tiếp cận được

Về tình hình cháy nổ: Thực hiện kế hoạch PCCC đã xây dựng, nên trong năm qua nhà trường không xảy ra sự cố cháy nổ nào.

II. THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCCC CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Nhà trường lập hồ sơ theo dõi quản lý công tác PCCC

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC: có

- Kế hoạch xây dựng đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC: có

- Quyết định về việc thành lập Đội PCCC: có; Nhà trường đã ra Quyết định thành lập đội PCCC hoạt động trong năm 20....

- Danh sách đội PCCC năm 20...: có

- Kế hoạch công tác đảm bảo an toàn về PCCC: có

- Nội quy phòng cháy và chữa cháy: có; Được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên

- Tiêu lệnh chữa cháy: có; Được phổ biến và tuyên truyền tới toàn thể cán bộ,

- Giáo viên, nhân viên đồng thời các bảng nội quy và tiêu lệnh PCCC được đặt ở các phòng học và các khu vực bố trí bình chữa cháy.

- Bản kê khai dụng cụ, phương tiện PCCC: có

- Biên bản tự kiểm tra: có; Mỗi quý 1 lần

- Phương án chữa cháy: có; Đã được phòng cảnh sát PCCC&CNCH ký duyệt

- Cam kết đảm bảo an toàn PCCC: Nhà trường cho các em học sinh và giáo viên ký cam kết thực hiện tốt nội quy về PCCC.

2. Trang bị phương tiện chữa cháy:

- Hệ thống báo cháy tự động: không có

- Các bình chữa cháy xách tay: Có12( loại 5 kg) bình chữa cháy đảm bảo chất lượng yêu cầu còn sử dụng tốt.

- Các phương tiện chữa cháy khác: Thang, nước, xô....

3. Công tác tuyên truyền huấn luyện nghiệp vụ PCCC, thực tập phương án chữa cháy.

- Thông qua các phiên họp hội đồng giáo dục và tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC.

- Qua tổng hợp nhận xét và phổ biến công tác hàng tuần vào buổi họp Hội đồng GV, lãnh đạo trực, giáo viên trực tuần, nhắc nhở nêu cao tinh thần cảnh giác đối với công tác PCCC và giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường có nhiều hình thức cảnh báo giáo dục để CB,GV,NV nhận thức đầy đủ về an toàn trong PCCC.

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho Đoàn thanh niên, Công đoàn có những hình thức tuyên truyền giáo dục CB,GV,NV luôn luôn thực hiện tốt công tác PCCC trong nhà trường và địa phương.

- Công tác thực tập phương án chữa cháy: Nhà trường thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nâng cao tinh thần tự giác, tự quản trách nhiệm PCCC của CB,GV,NV và học sinh.

- Thông qua các hoạt động giờ học, các tiết học thực hành, giáo viên lồng ghép ý thức về phòng chống cháy nổ, đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản về công tác PCCC tại chỗ và ý thức sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

4. Công tác tự kiểm tra an toàn:

- Phục vụ công tác kiểm tra PCCC của Phòng GDĐT....................và Phòng CSPCCC và cứu hộ, cứu nạn khu vực.....................tại trường vào ngày ........................

- Nhà trường tự kiểm tra CSVC phục vụ cho viêc PCCC gồm:

+ Kiểm tra hệ thống điện về độ an toàn, kiểm tra nhắc nhở đóng ngắt điện trước giờ nghỉ hoặc sau khi mất điện.

+ Kiểm tra việc ngăn cháy, chống cháy lan: Các vật liệu dễ cháy, nguồn cấp nước dễ cháy, các trang bị phương tiện chữa cháy như xô, bình chữa cháy, thang cứu hộ…

+ Kiểm tra hồ sơ sổ sách theo dõi quy trình PCCC, biên bản tự kiểm tra.

+ Kết quả kiểm tra: Các nội dung kiểm tra đều an toàn,đảm bảo phòng chống cháy nổ.

Trên đây là báo cáo thành tích công tác phòng chống cháy chữa cháy năm 20... của Trường .................................

Nơi nhận:
- CA...........;
- BCĐ;
- Lưu: VT
TM. BAN CHỈ ĐẠO
TRƯỞNG BAN

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Những bài báo cáo thành tích phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hay nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thủ tục hành chính trong mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
11 30.597
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm