Mẫu báo cáo tổng kết công tác An toàn vệ sinh lao động 2024 mới nhất

Mẫu báo cáo tổng kết công tác An toàn - Vệ sinh lao động là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc tổng kết công tác an toàn - vệ sinh lao động. Mẫu báo cáo nêu rõ kết quả công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong năm 2023 và nêu ra phương hướng hoạt động cho năm mới... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu báo cáo tổng kết tại đây.

1. Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động dưới đây là mẫu dành cho doanh nghiệp, công ty, được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH. Đây là mẫu mới và vẫn đang có hiệu lực pháp luật. Mời các bạn tham khảo.

ĐỊA PHƯƠNG: ……………
DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ: ………………..

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
………………..

BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Năm…………….

Tên1: …………………………………………………

Ngành nghề sản xuất kinh doanh2: ………………

Loại hình3: …………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4: ……………

Địa chỉ: (Số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã) ………

Điện thoại: …………………………………………

TT

Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo

ĐVT

Số liệu

A

Báo cáo chung

1

Lao động

1.1. Tổng số lao động

Người

- Trong đó:

+ Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người

+ Người làm công tác y tế

Người

+ Lao động nữ

Người

+ Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI)

Người

+ Lao động là người chưa thành niên

Người

+ Người dưới 15 tuổi

Người

+ Người khuyết tật

Người

+ Lao động là người cao tuổi

Người

2

Tai nạn lao động

- Tổng số vụ tai nạn lao động

Vụ

+ Trong đó, số vụ có người chết

Vụ

- Tổng số người bị tai nạn lao động

Người

+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động

Người

- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp ...)

Triệu đồng

- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền)

Triệu đồng

- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động

Ngày

3

Bệnh nghề nghiệp

- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời Điểm báo cáo

Người

Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp

Người

- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp

Ngày

- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp

Người

- Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các Khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động như: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp ...)

Triệu đồng

4

Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động

+ Loại I

Người

+ Loại II

Người

+ Loại III

Người

+ Loại IV

Người

+ Loại V

Người

5

Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động

a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có

Người/ người

b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có

Người/ người

c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có

Người/ người

Trong đó:

- Tự huấn luyện

Người

- Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện

Người

d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có

Người/ người

đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có

Người/ người

e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện có

Người/ người

g) Tổng chi phí huấn luyện

Triệu đồng

6

Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

- Tổng số

Cái

- Trong đó:

+ Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đang được sử dụng

Cái

+ Số đã được kiểm định

Cái

+ Số chưa được kiểm định

Cái

+ Số đã được khai báo

Cái

+ Số chưa được khai báo

Cái

7

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Tổng số người làm thêm trong năm

Người

- Tổng số giờ làm thêm trong năm

Giờ

- Số giờ làm thêm cao nhất trong 01 tháng

Giờ

8

Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật

- Tổng số người

Người

- Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10)

Triệu đồng

9

Tình hình quan trắc môi trường lao động

- Số mẫu quan trắc môi trường lao động

Mẫu

- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn

Mẫu

- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo

+ Nhiệt độ

+ Bụi

+ Ồn

+ Rung

+ Hơi khí độc

+ ...

Mẫu/mẫu

10

Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động

- Các biện pháp kỹ thuật an toàn

Triệu đồng

- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh

Triệu đồng

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Triệu đồng

- Chăm sóc sức khỏe người lao động

Triệu đồng

- Tuyên truyền, huấn luyện

Triệu đồng

- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Triệu đồng

- Chi khác

Triệu đồng

11

Tổ chức cung cấp dịch vụ:

a) Dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê)

Tên tổ chức

b) Dịch vụ về y tế được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê)

Tên tổ chức

12

Thời Điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Tháng, năm

13

Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Có/Không

Nếu có đánh giá thì:

a) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong kỳ đánh giá

Yếu tố

b) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong năm

Yếu tố

B

Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh5 (nếu có)

TT

Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện

Mức độ nghiêm trọng

Biện pháp phòng,chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Người/ bộ phận thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

1

2


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT

….., ngày ... tháng ... năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

______________

Hướng dẫn cách ghi:

- Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:

o Doanh nghiệp nhà nước

o Công ty Trách nhiệm hữu hạn

o Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước

o Doanh nghiệp tư nhân

o Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài

o Công ty hợp danh

o Hợp tác xã ...

o Khác

- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):

o Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;

o Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;

o Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;

o Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

o Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.

- Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động dưới đây là mẫu dành cho các cơ sở đóng trên địa bàn địa phương, được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ: …………….
SỞ LĐTBXH: ……………………

Kính gửi: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN

Năm …………………

TT

Chỉ tiêu (trong kỳ báo cáo)

ĐVT

Loại hình

DN Nhà nước

C .ty trách nhiệm hữu hạn

C .ty cổ phần

DN tư nhân

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Hợp tác xã (HTX)

Công ty hợp danh

khác

1

Số đơn vị báo cáo

Đơn vị

2

Lao động

2.1. Tổng số lao động

Người

Trong đó:

+ Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người

+ Người làm công tác y tế

Người

+ Lao động nữ

Người

+ Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI)

Người

+ Lao động là người chưa thành niên

Người

+ Người dưới 15 tuổi

Người

+ Người khuyết tật

Người

+ Lao động là người cao tuổi

Người

3

Tai nạn lao động

- Tổng số vụ:

V ụ

+ Trong đó, số vụ có người chết

Vụ

- Tổng số người bị tai nạn lao động

Người

+ Trong đó: Số người chết

Người

- Tổng chi phí tai nạn lao động

Triệu đồng

- Thiệt hại do tai nạn lao động (tính bằng tiền)

Triệu đồng

- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động

Ngày

4

Bệnh nghề nghiệp

- Tổng Số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời Điểm báo cáo

Người

Trong đó, Số người mắc mới BNN

Người

- Số người công nghỉ vì BNN

Ngày

- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp

Người

- Tổng chi phí cho người bị BNN phát sinh trong năm

Triệu đồng

5

Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động

+ Loại I

Người

+ Loại II

Người

+ Loại III

Người

+ Loại IV

Người

+ Loại V

Người

6

Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động

a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có

Người/ người

b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có

Người/ người

c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có

Người/ người

Trong đó:

- Tự huấn luyện

Người

- Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện

Người

d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có

Người/ người

đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có

Người/ người

e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 6 hiện có

Người

g) Tổng chi phí huấn luyện

Triệu đồng

7

Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ:

- Tổng số

Cái

+ Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT, VSLĐ đang đ ượ c sử dụng

Cái

+ Số đã được kiể m định

Cái

+ Số chưa được kiểm định

Cái

+ Số đã được khai báo

Cái

+ Số chưa được khai báo

Cái

8

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Tổng số người làm thêm trong năm

Người

- Tổng số giờ làm thêm trong năm

Giờ

- Số cơ sở sản xuất , kinh doanh có làm thêm trên 30 giờ một tháng

Giờ

9

Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật

- Tổng số người

Ngày

- Tổng chi phí

Triệu đồng

10

Tình hình quan trắc môi trường lao động

- Tổng số mẫu quan trắc môi trường lao động

M ẫ u

- Số m ẫ u không đạt tiêu chuẩn

M ẫ u

- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo

+ Nhiệt độ

+ Bụi

+ Ồn

+ ...

M ẫ u/ mẫu

11

Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động

- Các biện pháp kỹ thuật an toàn

Triệu đồng

- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh

-nt-

- Trang bị PTBVCN

-nt-

- Chăm sóc sức khỏe người lao động

-nt-

- Tuyên truy ề n, huấn luyện

-nt-

- Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

-nt-

- Chi khác

-nt-

12

Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thuê thực hiện dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động trong năm

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh

13

Số đơn vị thực hiện dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Số đơn vị

14

Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thuê thực hiện dịch vụ về y tế trong năm

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh

15

Số đơn vị thực hiện dịch vụ về y tế theo quy định tại Khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Số đơn vị

16

Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong năm

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh

17

Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Cơ sở sản xuất, kinh doanh

Trong đó:

- Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong năm

Y ế u tố

- Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong năm

Y ế u tố

18

Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh được thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động

Cơ sở sản xuất, kinh doanh

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……….
- Lưu: VT

…………. ngày ... tháng ... năm ....
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
(Ký tên, đóng dấu)

3. Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao đông phòng chống cháy nổ

UBND THÀNH PHỐ .............

BAN CHỈ ĐẠO

AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG - PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ..................

..........., ngày...tháng...năm...

BÁO CÁO

Tổng kết công tác An toàn lao động – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ năm.........., nhiệm vụ trọng tâm công tác năm .........

-------------------------

Phần I

Kết quả công tác An toàn lao động – Vệ sinh lao động

Phòng chống cháy nổ năm ...........

I. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Năm ..................... Thành phố đã xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động của Thành phố ........... giai đoạn .......................; Triển khai thực hiện Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố năm .........................; Kế hoạch tổ chức Tuần lễ quốc gia An toàn, Vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN); Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trong lao động; Kế hoạch phòng cháy chữa cháy của Thành phố; Đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể; UBND quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý KCN&CX, các Tổng Công ty trực thuộc Thành phố xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện torot công tác ATVSLĐ – PCCN để cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho người lao động nhằm phòng chống bệnh nghề nghiệp, ngăn ngừa tai nạn lao động và cháy, nổ;

- UBND Thành phố đã kiện toàn hợp nhất 2 Ban Chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Bảo hộ lao động, ATLĐ, VSLĐ và Ban Chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN Thành phố Ban Chỉ đạo ATVSLĐ – PCCN Thành phố ................; Xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm vụ thể từng thành viên Ban Chỉ đạo và chỉ đạo các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo ATVSLĐ – PCCN phù hợp với tình hình, đặc điểm của mỗi sở, ngành, địa phương mang lại hiệu quả cao, thiết thực góp phần hạn chế, giảm thiểu các vụ tai nạn lao động, cháy, nổ xảy ra trên địa bàn;

- UBND Thành phố, các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã đã ban hành nhiều văn bản để quản lý để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ – PCCN và đã tổ chức nhiều đợt thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về công tác ATVSLĐ – PCCN của cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Các Tổng công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã có nhiều giải pháp tích cực như: Tăng cường đầu tư kinh phí để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, huấn luyện ATVSLĐ – PCCN cho người lao động; Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tại đơn vị để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ tai nạn lao động và cháy nổ.

II. Kết quả đạt được

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hinh Trung ương và Hà Nội xây dựng các chuyên mục, phóng sự, tin, bài….để phản ánh việc chấp hành, thực hiện các quy định ATVSLĐ của các đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề trên địa bàn Thành phố; Đã cấp phát trên 800 tranh ảnh, áp phích và trên 15.000 tờ rơi cùng nhiều sách, tài liệu hướng dẫn về công tác ATVSLĐ để quận, huyện, thị xã và các đơn vị, doanh nghiệp có tài liệu phục vụ công tác huấn luyện cho người lao động và tuyên truyền cho công tác ATVSLĐ, đặc biệt trong đợt cao điểm hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN vào trung tuần tháng 3 hàng năm;

- Sở Cảnh sát PCCC Thành phố đã phối hợp với Truyền hình Trung ương và Hà Nội xây dựng 11 phóng sự tuyên truyền về lực lượng PCCC Thủ đô; cung cấp 257 tin, bài cho cơ quan báo, đài của Trung ương và Thành phố; tổ chức 892 buổi nói chuyện chuyên đề về PCCC thu hút 35.721b lượt người nghe và đặc biệt tập trung đợt tuyên truyền cao điểm về công tác phòng chống cháy nổ nhân ngày toàn dân PCCC (4/10), Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN hàng năm; Duy trì thường xuyên chế độ thông tin, cảnh báo, khuyến cáo về tình hình cháy nổ để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân biết để phòng chống;

- Sở Y tế ............... (Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Lao động và Môi trường .............) phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, cấp phát 40.000 tờ rơi về phòng chống bệnh bụi phổi, điếc nghề nghiệp; Tổ chức thực hiện 02 chuyên đề về phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn năm ...........;

- Liên đoàn Lao động Thành phố đã in phát hành 2.500 tờ rơi, sổ tay tuyên truyền về công tác ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động; Chỉ đạo 22 Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN và có 92 Công đoàn cơ sở tổ chức hưởng ứng tại đơn vị; Báo Lao động Thủ đô và trang Web Liên đoàn Lao động Thành phố có 22 tin, bài tuyên truyền về công tác ATVSLĐ cũng như đưa tin về hoạt động hưởng ứng của Công đoàn các cấp trên địa bàn Thành phố; Liên đoàn lao động Thành phố đã tổ chức Hôi thảo với Chủ đề “Trách nhiệm của người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn đối với công tác ATVSLĐ – PCCN”, hội thảo đã thu hút được 120 lãnh đạo doanh nghiệp và Chủ tịch công đoàn cơ sở tham gia.

2. Công tác huấn luyện ATVSLĐ – PCCN:

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý công tác ATVSLĐ cho 230 cán bộ phòng LĐTBXH của các quận, huyện, thị xã và các Tổng công ty trực thuộc Thành phố; huấn luyện ATVSLĐ cho 7.530 người sử dung lao động, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách làm công tác ATVSLĐ của các đơn vị, doanh nghiệp; Phối hợp với Cục An toàn lao động, Bộ LĐTBXH mở 10 lớp tập huấn ATVSLĐ cho 632 cán bộ chủ chốt của các xã, phường, thị trấn; Quản lý, cấp phôi thẻ an toàn lao động cho 48.982 người lao động làm coogn việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT,VSLĐ

- Sở Cảnh sát PCCC Thành phố đã tổ chức 1.164 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cấp giấy chứng nhận cho 19.191 cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở, dân phòng; Hướng dẫn cơ sở lập mới 1931 phương án chữa cháy tại địa bàn, cơ sở, rà soát, bổ sung 72 phương án chữa cháy tại địa bàn, cơ sở trọng điểm;

- Sở Y tế ...................... (Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường) đã tổ chức 97 lớp tập huấn xây dựng cộng đồng an toàn, sơ cấp cứu trước viện và chuẩn đoán bệnh nghề nghiệp, thường xuyên phối hợp với Sở LĐTBXH huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, sơ cấp cứu tại chỗ cho người bị tai nạn lao động…

- Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức tập huấn công tác bảo hộ lao động cho 120 cán bộ Công đoàn quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành; Tổ chức 04 lớp tập huấn ATVSLĐ cho 640 chủ tịch công đoàn cơ sở và 72 lớp huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho trên 11.000 an toàn, vệ sinh viên các doanh nghiệp.

3. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động:

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã kiểm tra môi trường lao động tại 30 doanh nghiệp, cơ sở, qua kiểm tra đã có 85 kiến nghị với doạnh nghiệp khắc phục, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động để bảo vệ sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Sở Y tế (Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường) tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động, đặc biệt tập trung vào số lao động làm việc tại các doanh nghiệp có nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại và đã tổ chức khám sức khỏe cho trên 30.683 lượt lao động; Đã khám, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp (bụi phổi, sạm da, điếc nghề nghiệp….) cho 2.954 lượt người và đã phát hiện 249 người mắc bệnh nghề nghiệp; Giám sát môi trường 550 cơ sở, doanh nghiệp, đô kiểm môi trường lao động 130 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và xét nghiệm, chuẩn đoán 23.208 mẫu vi khí hậu, ánh sáng, bụi, ồn, phóng xạ, điện từ trường…

- Liên đoạn Lao động Thành phố đã đến thăm và tặng quà cho 20 gia đình công nhân lao động bị TNLĐ nặng và thân nhân các gia đình có nạn nhân bị chết do TNLĐ với số tiền là 15.000.000 đ từ nguồn kinh phí của UBND Thành phố; Liên đoàn quận, huyện, thị xã và Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở đã đến động viên, thăm hỏi 145 gia đình nạn nhân bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mỗi xuất quà trị giá từ 500.000 đ đến 1.000.000 đ; Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoạn Lao động Thành phố, các Công đoàn cơ sở đã tổ chức thăm hỏi động viên 1.640 trường hợp công nhân bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp tại đơn vị và phát động phong trào ủng hộ giúp đỡ những nạn nhân bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

4. Quản lý các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và quản lý vật liệu nổ công nghiệp:

- Sở LĐTB&XH đã tiếp nhận đăng ký 4.580 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ trong đó có 3.002 thiết bị chịu áp lực, nồi hơi và 1.578 thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn…. Do làm tốt công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra nên các đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc kiểm định và đăng ký các máy và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ nên đã góp phần tích cực hạn chế những sự cố, nguy cơ mất an toàn lao động và cháy nổ do thiết bị gây ra;

- Trên địa bàn Thành phố ............... hiện có 10 đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác, chế biến đá, do xác định tính chất nguy hiểm của loại vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ – PCCN nên các cơ quan chức năng hàng năm đã xây dựng kế hoạch phối hợp và làm tốt công tác thanh, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo quản vật liệu nổ nên trong năm .............. trên địa bàn Thành phố không để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ và không để thất thoát vật liệu nổ ra ngoài xã hội.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

- Sở LĐTB&XH đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại 245 đơn vị, doanh nghiệp qua thanh, kiểm tra đã có trên 2350 kiến nghị yêu cầu cơ sở chấn chính khắc phục tồn tại, sai phạm; đã xử phạt vi phạm hành chính 19 doanh nghiệp với số tiền 392.000.000 đ (ba trăm chín mươi hai triệu đồng);

- Sở Cảnh sát PCCC Thành phố đã tiến hành kiểm tra, phúc tra PCCC với 9.032 lượt đơn vị, cơ sở; đã yêu cầu khắc phục 20.991 thiếu sót tồn tại PCCC, lập biên bản xử phạt hành chính 1.444 tổ chức, cá nhân vi phạm về công tác PCCC với số tiền 693.535.000 đ.

III. Tình hình tai nạn lao động và cháy, nổ

1. Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ):

Năm ..................... trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 123 vụ TNLĐ, làm 126 bị nạn, trong đó có 34 vụ TNLĐ chết người làm 35 người chết và 02 người bị thương nặng; So với năm 2010, số vụ TNLĐ tăng 17 vụ (123/106 vụ), số người chết không tawgn (35/35 người).

TNLĐ chủ yếu do ngã cao xảy ra ở các công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu phức tạp và do người lao động chưa tuân thủ đúng các yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ khi vận hành máy, thiết bị.

2. Tình hình cháy, nổ:

Năm .................., trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 229 vụ cháy, nổ (05 vụ nổ) làm chết 10 người, bị thương 23 người; thiệt hại về tài sản ước tính trên 45 tỷ đồng. So với năm 2010: Số vụ cháy giảm 17 vụ (229/146 vụ), số người chết giảm 06 người (10/16/người), thiệt hại tài sản giảm 31 tỷ đồng (45/76/ tỷ đồng)

Địa bàn xảy ra cháy chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành chiếm tỷ lệ 57,64%, ngoại thành 42,36% và nguyên nhân cháy do điện chiếm 48,03%

IV. Đánh giá kết quả công tác năm .............

1. Về thành tích đã đạt được:

- Năm ............. Thành phố ................. đã bám sát chương trình mục tiêu kế hoạch đề ra, tranh thủ chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, chủ động bằng nhiều giải pháp tích cực triển khải thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN diễn ra sôi nổi với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Ban Chỉ đạo Thành phố, Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã, Tổng công ty đã làm tốt vai trò tham mưu, phối hợp tốt với cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể để xây dựng và triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo Thành phố đảm bảo thiết thực và hiệu quả; Ý thực tự giác chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động được nâng lên rõ rệt, kết quả bước đầu đã kiềm chế được sự gia tăng về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy, nổ trên địa bàn Thành phố.

Năm ................. đã có 29 tập thể và 23 cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ – PCCN được UBND thành phố và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tặng bằng khen.

2. Một số hạn chế:

- Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác ATVSLĐ của ngành Lao động TB&XH mới được hình thành ở 2 cấp: Trung ương và Thành phố (cán bộ các phòng LĐTB&XH quận, huyện kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực và không có chuyên môn sâu), trong khi số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố rất lớn (120.000 DN) và thường xuyên biến động nên khó khăn trong công tác triển khai, giám sát ATVSLĐ;

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATVSLĐ – PCCN chưa được thường xuyên, liên tục, chưa sâu rộng…., nhất là ở khối hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất của tư nhân, làng nghề;

- Một số quận, huyện thiếu quan tâm tới công tác ATVSLĐ – PCCN, chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động trên địa bàn, công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm thực hiện chế độ báo cáo…chưa thường xuyên;

- Lực lượng cán bộ làm công tác ATVSLĐ – PCCN còn hạn chế nên số lượng cơ sở thanh, kiểm tra về ATVSLĐ – PCCN mới đạt khoảng 5% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Phần II

Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác ANVSLĐ – PCCN năm ................

I. Nhiệm vụ trọng tâm

- Triển khai thực hiện Kế hoạch ATVSLĐ Thành phố giai đoạn ................; Kế hoạch tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN ..............; Kế hoạch Phòng chống tai nạn thương tích trong lao động; Kế hoạch Phòng chống cháy nổ; Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động Thành phố năm .......…

Giảm 5% tần suất tai nạn lao động hành năm, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động;

Bình quân hàng năm giảm 10% số người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp phổ biến, đảm bảo trên 80% người lao động làm việc ở nơi có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp;

Trên 80% người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và cán bộ ATVSLĐ được huấn luyện ATVSLĐ;

100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về ATVSLĐ – PCCN đặc biệt xử lý nghiêm minh các vụ TNLĐ nghiêm trọng, chết người và các vụ cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và công dân;

II. Các hoạt động khác

- Phối hợp với các cơ quan Báo, Đài phát thnah và truyền hình ở trung ương và địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ATVSLĐ – PCCN trên địa bàn Thành phố; Tăng cường công tác huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ – PCCN đặc biệt quan tâm loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX nông nghiệp, làng nghề và người lao động làm việc trong môi trường có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;

- Thực hiện tốt công tác quản lý các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động và tiến hành ký cam kết đảm bảo công tác PCCC của các địa phương và doanh nghiệp;

- Tổ chức các phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Định kỳ sơ, tổng kết trong chỉ đạo và điều hành về công tác ATVSLĐ – PCCN của Ban Chỉ đạo Thành phố và các cấp chính quyền địa phương để kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh không ngừng nâng cao và phát huy vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ – PCCN trên địa bàn Thành phố./.

TM. BAN CHỈ ĐẠO

TRƯỞNG BAN

4. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các Mẫu báo cáo tổng kết công tác An toàn - Vệ sinh lao động 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 23.690
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo