SKKN biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học

SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học được Hoatieu.vn sưu tầm và chia sẻ trong bài viết dưới đây được đúc kết từ kinh nghiệm của các giáo viên có thâm niên trong nghề rất hay và hữu ích. Mời bạn đọc tham khảo và tải file chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lòng nhân ái là đức tính cao đẹp của con người, đem đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giúp các mối quan hệ bền vững, đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non giúp trẻ nhận thức sớm được các hành vi đúng sai của bản thân, biết quan tâm, yêu thương cha mẹ, người thân, thầy cô và bạn bè, biết tự giác trong học tập và cuộc sống. Từ đó, hình thành cho trẻ nhân cách sống đúng đắn, sống có ích hơn trong môi trường cộng đồng. Đặc biệt, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ  thông qua làm quen với tác phẩm văn học không chỉ giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ, có sự nhạy bén với ngôn ngữ, mà thông qua các câu chuyện, nhân vật, thầy cô, cha mẹ có thể dạy trẻ về tình yêu thương và lòng nhân ái có mặt ở khắp mọi nơi, ở bất kì thời địa nào, không phân biệt thân phận. Từ đó giúp trẻ xây dựng cách suy nghĩ, cách ứng xử đúng đắn. Sáng kiến kinh nghiệm về  biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non thông qua làm quen với tác phẩm văn học bao gồm các biện pháp đã được các giáo viên áp dụng và đạt hiệu quả thiết thực trong thực tiễn tại các trường mầm non. Mời bạn đọc tải về và tham khảo.

1. SKKN Chỉ đạo tổ chức các hoạt động đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất Nhân ái cho học sinh

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.

1.1. Khái niệm về phẩm chất “Nhân ái”

Theo nghĩa Hán Việt, “nhân” là người, “ái” là tình yêu. “Nhân ái” chính là tình yêu của con người đối với con người, là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.

1.2. Những yêu cầu cần đạt của phẩm chất Nhân ái trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 bậc tiểu học

Theo chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ những yêu cầu cần đạt về phẩm chất Nhân ái của học sinh tiểu học. Đó là:

– Yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình.

– Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.

– Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.

– Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, những bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.

1.3. Khảo sát, điều tra thực trạng phẩm chất Nhân ái trong học sinh theo những yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018

Để tìm hiểu cách ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ, từ đó đánh giá được sự hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái trong học sinh, nắm được thực trạng việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh trong gia đình và nhà trường, chúng tôi tiến hành các phương pháp sau: phát phiểu hỏi, phỏng vấn học sinh, phỏng vấn cha mẹ học sinh, giáo viên, quan sát học sinh trong các hoạt động học tập, vui chơi.

1.3.1. Điều tra thực trạng việc hình thành phẩm chất nhân ái trong học sinh

* Phát phiếu hỏi cho học sinh

– 100 học sinh khối 3, 4, 5 tham gia trả lời phiếu hỏi và kết quả thu được như sau:

PHIẾU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH

Câu 1: Em đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi dòng trong bảng sau:

SKKN biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học

.............................

Mời bạn đọc tải file chi tiết để tham khảo

2. Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 4-5 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

A: ĐẶT VẤN ĐỀ.

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan”.

(Hồ Chí Minh)

Thật đúng với lời nói của Bác: trẻ em biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Xong theo tôi như thế vẫn chưa đủ, vì con người phát triển toàn diện phải đủ các yếu tố “Đức, trí, lao, thể, mĩ”. Một trong những đức tính của một con người phát triển toàn diện phải có lòng nhân ái.

Vậy giáo dục lòng nhân ái cho trẻ là giáo dục cái gì , giáo dục nhu thế nào? Vẫn biết giáo dục lòng nhân ái cho trẻ là mối quan tâm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Để giáo dục lòng nhân ái cho con trẻ theo đúng hướng thì trước hết ta phải hiểu và cần làm rõ “ nhân ái ” là gì ? .“Nhân ái ” là từ Hán – Việt, có nghĩa là ưu ái con người, yêu thương con người. Từ tình yêu thương con người dẫn đến sự cảm thong, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ,…Việc phân tích khái niệm này một cách cụ thể cũng quan trọng vì điều đó giúp xác định giáo dục nhân ái tức là giáo dục những gì .

Vì vậy để xây dựng lòng nhân ái cho một con người phải bắt đầu từ tuổi mầm non, trường mầm non là chiếc nôi đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới, là môi trường thuận lợi nhất để trẻ phát triển. Không ai khác các cô giáo mầm non hàng ngày chăm sóc dạy dỗ trẻ, là người hình thành cho trẻ lòng nhân ái ở mọi khía cạnh và mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

Trong khi đó , giáo dục tình thương con người nói chung là tạo ra và nuôi dưỡng một phẩm chất gắn liền với bản chất con người theo quan niệm của người xưa” nhân chi sơ , tính bản thiện ”. Giáo dục lòng nhân ái hơn hết cả là cần phải giáo dục tình yêu thương con người. Giáo dục tình yêu thương con người cần dựa trên quan điểm thế giới đa dạng, giáo dục bằng nhiều cách khác nhau bằng nhiều con đường khác nhau.

Nhưng con đường ngắn nhất để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ chính là thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Thế kỉ 21 là thế kỷ của nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, do vậy con người của thế kỷ 21 năng động sáng tạo tiếp cận nhanh nhạy với khoa học kĩ thuật áp dụng và việc sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho chính mình và xã hội. Nhưng lòng nhân ái bị lu mờ ở một số người và vô hình chung sẽ tạo ra tầng bậc và khoảng cách : ban ơn- chịu ơn, sự vô cảm của con người ,..

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ cần bắt đầu từ rất sớm và phải được duy trì thường xuyên trong gia đình và nhà trường.

Xuất phát từ những lý do trên với khả năng và hứng thú của mình trong một phạm vi hẹp và thời gian có hạn. Nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”.

B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I/ Cơ sở lí luận:

Trẻ 4- 5 tuổi tư duy đã chuyển sang kiểu tư duy trực quan hình tượng.. Bên cạnh kiểu tư duy trực quan hình tượng thì ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi cũng phát triển rất mạnh nhất là phát triển lời nói mạch lạc, văn học giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, giúp trẻ nâng cao khả năng biểu đạt diễn đạt một vẫn đề nào đó có hình ảnh, giàu tính tạo hình và tính biểu cảm. Trẻ thường gắn tình cảm suy nghĩ của mình vào sự vật hiện tượng vào trong nộ dung tác phẩm văn học. Trẻ tích lũy được vốn biểu tượng trong khi hoạt động, sau đó trong những thời điểm và hoàn cảnh cụ thể trẻ sẽ có những liên tưởng cần thiết. Vì vậy khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cô cần lưu ý đặc điểm tâm lý này để khắc sâu giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.

Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ. Trẻ luôn có nhu cầu được người khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh và xúc động ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản cũng có thể làm cho trẻ xúc động một cách sâu sắc. Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học ngoài kiến thức còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ cảm nhận cuộc sống, một phong cách sống.

.............................

III/ Các biện pháp thực hiện

1) Biện pháp 1: Lập kế hoạch

2) Biện pháp 2: Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua việc làm quen với tác phẩm văn học

2.1/ Khêu gợi hứng thú lòng đam mê đối với tác phẩm”

2.2/ Sử dụng tình huống nghệ thuật để khắc sâu lòng nhân ái cho trẻ.

2.3/ Tận dụng các tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ ”

2.4/ Tổ chức hoạt động làm quen văn học qua đó giáo dục lòng nhân ái cho trẻ

3) Biện pháp 3: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.

4) Biện pháp 4: Tích cực sưu tầm các bài thơ câu truyện có nội dung giáo dục lòng nhân ái đồng thời khích thích trẻ hoạt động nghệ thuật.

.............................

Mời bạn đọc tải file chi tiết để tham khảo

3. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học

1. Lý do chọn đề tài:

Văn học dân gian đóng vai trò là “Bầu sữa mẹ” (theo cách nói của MGORKI-Nhà văn Nga vĩ đại) nuôi dưỡng nền văn học. Nếu không có thể thơ lục bát được hình thành và đào luyện từ trong ca dao dân tộc thì không thể có truyện Kiều của Nguyễn Du. Không có kho tàng tác phẩm văn học cực kỳ phong phú thì không có Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Nhiều nhà văn thơ khác của dân tộc đã học tập, tiếp thu những hình tượng nghệ thuật, những cốt truyện và nhất là cách nhìn nhận về con người và cuộc sống trong văn học dân gian truyền thống để tạo nên tác phẩm văn học của họ như: Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến, Tố Hữu, Trần Đăng khoa…

Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh phát triển tâm hồn con người. Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tưởng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển.

Văn học có chức năng xã hội, thẩm mĩ to lớn, cho nên các tác phẩm văn học được đưa vào chương trình giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông. Với tư cách là một lĩnh vực văn hóa, làm quen với văn học được coi là môn học trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học, những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật và đặc biệt giúp giáo dục đạo đức cho trẻ một cách hiệu quả, không gò ép mà lại rất mềm dẻo, trẻ dễ dàng nhận ra những phẩm chất đạo đức tốt mà mỗi tác phẩm mang lại.

Giáo dục đạo đức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo phải được coi là một quá trình rèn luyện có mục đích nhân cách trẻ. Ma-ca-ren-cô gọi thời kì mẫu giáo là thời kí hình thành cá nhân ở giai đoạn đầu tiên. Vì vậy, giáo dục cho trẻ trở thành một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non, nó hình thành phẩm chất đạo đức, tạo nền móng nhân cách cho mối con người.

Phẩm chất đạo đức mang ba yếu tố cơ bản: những tình cảm đạo đức, những thói quen hành vi đạo đức và những ý niệm đạo đức. Ý niệm đạo đức là những ý niệm về tốt, xấu, về sự trung thực, sự khiêm tốn, tính cần cù, tình bạn, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm… Để hình thành những phẩm chất đạo đức này, văn học nghệ thuật là một phương tiện hữu hiệu.

Bác Hồ của chúng ta khi sinh thời đã rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho tuổi thơ, Bác đã dạy thiếu niên nhi đồng: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, … khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây chính là nội dung, nền tảng đạo đức chân chính của con người ở mỗi thời đại, nó đòi hỏi sự nghiệp “trồng người” của chúng ta phải hướng tới. Khi bàn về giáo dục đạo đức cho lứa tuổi mẫu giáo trong cuốn “Sự ra đời của một công dân”, nhà giáo dục V.A.Xu-khô-lum-xki cũng đã xác định: “Điều cơ bản trong giáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ trở thành những người yêu Tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, ngay thẳng, vị tha, can đảm, khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự lừa dối”. Ông nhấn mạnh “Lòng yêu nước bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Không thể trở thành con người chân chính của Tổ quốc nếu trước hết không thật sự là đứa con của cha mẹ mình”. (V.A.Xu-khô-lum-xki- Bàn về giáo dục đạo đức ở lứa tuổi mẫu giáo- Tập san mẫu giáo 3/1968, trang 20-23.

Những quan niệm giáo dục đạo đức truyền thống ấy đã được đưa vào những tác phẩm văn học và được trẻ em yêu thích. Vì vậy, chúng ta cần đọc và kể cho trẻ nghe những tác phẩm văn chương có giá trị đích thực, chứa đựng những nội dung giáo dục đạo đức cao cả, phù hợp với lứa tuổi mà tâm hồn đang trong như suối tận nguồn. Ở trường mẫu giáo, khi tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghe đọc, kể diễn cảm và sự dẫn dắt của cô giáo, những ấn tượng nghệ thuật mà trẻ thu nhận được sẽ hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức bền vững. Không ai có thể phủ nhận vai trò của cái đẹp trong giáo dục đạo đức bởi “thông qua cái đẹp vươn tới nhân tính” – (V.G.Bielinxki, nhà nghiên cứu văn học Nga thế kỉ XIX). Vì vậy, cái đẹp phải được coi là phương pháp cơ bản nhằm khơi gợi những tình cảm đạo đức cho trẻ, nó có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục thẩm mĩ, nó trở thành một quy luật giáo dục.

Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những hành động tình cảm cao quý của con người thể hiện trong tác phẩm sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ cây xanh, có cách đối xử hiền từ đối với mọi sinh vật trên trái đất, xác lập hành vi thái độ của con người đối với các hiện tượng của đời sống. Về những vấn đề này, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong những áng ca dao, những bào thơ, những đoạn văn, những câu truyện dành cho trẻ.

Tình yêu thiên nhiên vốn là khởi điểm cảu tình yêu quê hương, đất nước. Trong ki ức của người bình dân, tình yêu tổ quốc gắn với quê hương, gắn với một làng quê và cảnh vật gần gũi, thân thương. Đất nước – Tổ quốc – Quê hương là những cánh cò bay trên đồng lúa mênh mông, đơn sơ mà mĩ lệ:

“Con cò bay lả bay la

Bay từ ruộng lúa bay ra cánh đồng”

Và có khi là những con đường dài:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Dạy trẻ yêu quê hương đất nước, yêu mái nhà dân tộc giản dị, đậm hồn quê, có ấn tượng ngôi nhà truyền thống dân tộc, có ý thức về truyền thống thơ ca dân gian.

“Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong…”

(Em yêu nhà em- Đoàn Thị Lam Luyến)

Những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã dạy trẻ biết yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em. Bài thơ “Mẹ ốm”– Trần Đăng Khoa, “Làm anh”– Phan Thị Thanh Nhàn, … Truyện “Tích Chu” hình thành ở các em tỉnh cảm thắm thiết mẹ con, anh em, bà cháu. Yêu con người, yêu nhân dân là yêu những người sống quanh ta. Câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ”, “Đôi bạn tôt” đã giáo dục trẻ lòng nhân hậu với đồng loại, tình thân ái, đoàn kết.

Các tác giả dân gian nhìn nhận hiện thực từ góc độ đạo đức, vì vậy xung đột của truyện là xung đột thuộc phạm trù đạo đức đối lập thiện ác, tốt xấu, trung thực xảo quyệt, ích kỉ, vị tha… Truyện cổ tích giới thiệu cái thiện và cái ác theo cách đơn giản và dễ hiểu đối với trẻ. Cô bé mồ côi tốt bụng và chăm làm, mụ dì ghẻ độc ác, gian tham. Cái tốt được đền đáp, cái ác bị trả giá. Trong quá trình nghe truyện, trẻ em đã tự vận động chính bản thân mình trong mọi bình diện, đem cái tốt để chống trọi với cái ác. Đây chính là điểm đặc biệt làm ý nghĩa giáo dục của truyện cổ tích thêm một chất lượng mới cao hơn. Thế giới của truyện cổ tích chan hòa ánh sáng của làng nhân ái, của tình thương, ước mơ, hi vọng của niềm tin vài chân lí “chính nghĩa thắng gian tà”… Điều này làm nên sức sống trường tồn mãnh liệt của truyện cổ tích và nó thực sự hấp dẫn đối với trẻ. Vì vậy, truyện cổ tích có ý nghĩa lớn đối với giáo dục tình cảm đạo đức, có ý nghĩa cao cả trong ý thức xã hội cho trẻ.

Sự thể hiện mình trước tác phẩm văn học, những hình tượng nghệ thuật do trẻ tạo ra đã mang đặc điểm cá tính. Đó là biểu biểu hiện của việc hình thành những cá nhân đầu tiên khi làm quen với tác phẩm.

Như vậy, văn học nghệ thuật và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng phẩm chất, tâm hồn, phát triển nhân cách ở trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy, mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học”.

.....................

Các biện pháp:

Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với trẻ theo từng chủ đề.

Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động

Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp giảng dạy

Biện pháp 4: Tổ chức giáo dục lể giáo cho trẻ thông qua tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi.

Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh

..............................

Mời bạn đọc tải file đầy đủ để tham khảo chi tiết

4. Những biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học

 I. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo phương châm "Chơi mà học".Và dạy trẻ cảm thụ văn học là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em.

Chúng ta đã thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen TPVH rất nhiều năm qua, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có.

Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.

..................

Các biện pháp thực hiện:

  1. Giáo dục văn học ở mọi lúc mọi nơi.
  2. Dạy trẻ cảm thụ văn học trên tiết học
  3. Giúp trẻ cảm thụ văn học thông qua giờ hoạt động góc.
  4. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

..............................

Mời bạn đọc tải file đầy đủ để tham khảo chi tiết

Trên đây là các Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khách tại mục Tài liệu - Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 410
0 Bình luận
Sắp xếp theo