Giáo án Công nghệ 8 Cánh Diều 2024 cả năm

Tải về

Giáo án Công nghệ 8 Cánh Diều - Mẫu kế hoạch bài dạy Công nghệ 8 sách Cánh Diều trong bài viết sau đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo khi soạn giáo án môn Công nghệ lớp 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Công nghệ 8 file word bộ Cánh Diều, mời các thầy cô cùng tham khảo để chuẩn bị cho năm học mới.

Mẫu Giáo án Công nghệ 8 Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án môn Công nghệ lớp 8 bộ Cánh Diều file word

Dưới đây là nội dung chi tiết trọn bộ kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 8 bộ sách Cánh Diều với đầy đủ nội dung các bài học trong SGK Công nghệ lớp 8 bộ Cánh Diều. Giáo án Công nghệ 8 Cánh Diều được soạn theo hướng dẫn của CV 5512 sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới. Để xem đầy đủ các nội dung của giáo án môn Công nghệ 8 sách Cánh Diều, mời các thầy cô sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án môn Công nghệ lớp 8 bộ Cánh Diều file word

Giáo án bài 1 Công nghệ 8 Cánh Diều

BÀI 1. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong bản vẽ kỹ thuật.

- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về bản vẽ kỹ thuật.

- Thiết kế kỹ thuật: Ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ kỹ thuật.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (8’)

a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kỹ thuật

b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi.

Theo em, bản vẽ kĩ thuật cần trình bày như thế nào để sử dụng được ở các nước khác nhau?

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

Tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật quy định các quy tắc thống nhất của mỗi nước phải phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc tế.

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi

trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Trình bày bản vẽ kỹ thuật gồm những tiêu chuẩn gì? Để trả lời được các câu hỏi trên thì chúng ta vào bài hôm nay

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khổ giấy

a.Mục tiêu: Mô tả được về khổ giấy

b. Nội dung: Khổ giấy

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát bảng 1.1. và cho biết:

Bảng 1.1. Kí hiệu và kích thước khổ giấy vẽ

Kí hiệu

A0

A1

A2

A3

A4

Kích thước (mm)

1189x841

841x594

504x420

420x297

297x210

1. Khổ giấy dùng vào mục đích gì?

2. So sánh độ lớn giữa các khổ giấy vẽ.

3. Cách ghi nhớ kích thước các khổ giấy vẽ.

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi

trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1. Khổ giấy dùng để vẽ kỹ thuật

2. Kích thước khổ A0 > A1 > A2 > A3 > A4.

Kích thước chiều rộng của khổ trước là kích thước chiều dài khổ sau.

Kích thước chiều dài khổ trước gấp hai lần kích thước chiều rộng khổ sau.

3. Kích thước chiều rộng của khổ trước là kích thước chiều dài khổ sau.

Kích thước chiều dài khổ trước gấp hai lần kích thước chiều rộng khổ sau.

Để nhớ kích thước các khổ, chỉ cần nhớ 1 trong các khổ và tính toán các khổ còn lại.

VD: Kích thước khổ A0 là 1 189 x 841 mm

=> Kích thước khổ A1 có chiều rộng là 841 mm; chiều dài là 1 189 : 2 = 594,5 ~ 594 mm.

Vậy kích thước khổ A1 là 841 x 594 mm.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

1.Khổ giấy

- Khổ giấy dùng để vẽ kỹ thuật bao gồm các khổ giấy từ A0 đến A4

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nét vẽ

a.Mục tiêu: Mô tả được tiêu chuẩn về đường nét của bản vẽ kỹ thuật.

b. Nội dung: Nét vẽ

c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau

1.Quan sát bảng 1.2 SGK và kể tên một số loại nét vẽ cơ bản và ứng dụng của nét vẽ đó theo TCVN8-24.2002

Tên nét

Hình dạng

Ứng dụng

1.Nét liền đậm

____________

Cạnh thấy, đường bao thấy.

2. Nét liền mảnh

___________

Đường kích thước và đường gióng

3. Nét đứt mảnh

- - - - - - - - -

Cạnh khuất và đường bao khuất

4. Nét gạch dài – chấm - mảnh

_._._._._

Đường tâm, đường trục đối xứng.

2. Quan sát Hình 1.1 và cho biết: Hình vẽ có những loại nét vẽ nào? Các nét vẽ có cùng chiều rộng không?

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi cặp bàn và trả lời câu hỏi

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1.

- Gồm các nét: Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch dài - chấm - mảnh.

- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy

- Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng.

- Nét nứt mảnh: cạnh khuất, đường bao khuất.

- Nét gạch dài - chấm - mảnh: đường tâm, đường trụ đối xứng.

2. Các loại nét vẽ có trong hình

- Nét liền đậm

- Nét liền mảnh

- Nét đứt mảnh

- Nét gạch dài - chấm - mảnh

Các nét vẽ không có cùng chiều rộng vì có nét đậm, nét mảnh.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

.........................

Giáo án bài 2 Công nghệ 8 Cánh Diều

BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI HÌNH HỌC CƠ BẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.

Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng (năng lực công nghệ):

  • Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số vật thể đơn giản có dạng khối đa diện, khối tròn xoay theo phương pháp góc chiếu thứ nhất.
  • Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
  • Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học.

GV có thể tạo các mô hình đa diện, khối tròn xoay... bằng vật liệu có giá cả hợp lí, dễ chế tác giúp cho HS dễ hiểu hơn.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế hứng thú của HS đối với bài học.

b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu

c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi:

Em hãy nhận xét bóng của cột cờ khác nhau như thế nào khi Mặt Trời chiếu vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

HS đưa ra những nhận định ban đầu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Mô tả vật thể bằng các hình vẽ là một cách làm rất hiệu quả, thể hiện một cách đầy đủ hình dáng, cấu tạo và kích thước của vật thể. Sau khi học xong bài này, các em có thể biểu diễn một vật thể bằng các hình vẽ. Chúng ta cùng vào Bài 2: Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hình chiếu

a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hình chiếu, các phép chiếu và đặc điểm tia chiếu tương ứng.

b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8.

c) Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm hình chiếu, câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SGK trang 8, quan sát Hình 2.1 và trả lời các câu hỏi:

+ Hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng cách nào? (các phép chiếu)

+ Hình 2.1 có mấy phép chiếu? (3) Đó là những phép chiếu nào? (Phép chiếu xuyên tâm, vuông góc, song song)

+ Hình chiếu là gì?

+ Các điểm A’. B’, C’ trong hình 2.1 được gọi là gì? (Hình chiếu)

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Khám phá mục I SGK trang 8:

Quan sát Hình 2.1 và cho biết tia chiếu ở các phép chiếu khác nhau như thế nào?

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập bằng cách kẻ bảng:

Loại phép chiếu

Đặc điểm của các tia chiếu

Tia chiếu đối với mặt chiếu

Phép chiếu xuyên tâm

Phép chiếu song song

Phép chiếu vuông góc

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV, Khám phá mục I SGK trang 8.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi của GV, trình bày câu trả lời Khám phá mục I SGK trang 8.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu, các phép chiếu.

I. Khái niệm hình chiếu

- Hình chiếu là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng hình chiếu.

Trả lời Khám phá mục I SGK trang 8:

Loại phép chiếu

Đặc điểm của các tia chiếu

Tia chiếu đối với mặt chiếu

Phép chiếu xuyên tâm

Các tia chiếu đồng quy

Xiên góc

Phép chiếu song song

Các tia chiếu song song

Xiên góc

Phép chiếu vuông góc

Các tia chiếu song song

Vuông góc

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc

a) Mục tiêu: Mô tả được một cách đơn giản các yếu tố của phép chiếu vuông góc: mặt phẳng hình chiếu, hướng chiếu tia chiếu, hình chiếu và mối quan hệ giữa các yếu tố đó.

b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 9 – 10, quan sát Hình 2.2 – 2.4 SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục.

c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về hình chiếu vuông góc, câu trả lời các câu hỏi Khám phá mục II.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

* Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.1 SGK trang 9, quan sát Hình 2.2 và 2.3 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các mặt phẳng hình chiếu (H2.2).

+ Kể tên các hình chiếu (H2.3).

- GV giới thiệu: Phương pháp xây dựng hình chiếu này được gọi là phương pháp chiếu góc thứ nhất.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Khám phá mục II. 1 SGK trang 9:

Quan sát Hình 2.3 và cho biết: Làm thế nào để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể?

* Bố trí các hình chiếu

- GV hướng dẫn HS cách để 3 hình chiếu vuông góc cùng nằm trong mặt phẳng bản vẽ: Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang phải cho trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng, kết quả thu được như hình 2.4a.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4, mô tả vị trí của các hình chiếu B và C trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A.

- GV lưu ý HS: Trên mặt phẳng giấy vẽ chỉ biểu diễn các hình chiếu như Hình 2.4b với lưu ý bố trí khoảng cách các hình chiếu không xa quá hoặc không gần nhau quá.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu 1 – 4 Khám phá mục II.2 SGK trang 10:

1. Quan sát Hình 2.4 và đọc tên các hình chiếu theo hướng chiếu tương ứng

2. Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?

3. Cho biết vị trí các hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với hình chiếu đứng trên mặt phẳng giấy vẽ

4. Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh nào của vật thể?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, Khám phá mục II SGK trang 9 – 10.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trình bày câu trả lời cho câu hỏi của GV, Khám phá II SGK trang 9 – 10.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về hình chiếu vuông góc.

II. Hình chiếu vuông góc

1. Phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc

- Có 3 mặt phẳng hình chiếu:

+ Mặt phẳng hình chiếu đứng (thẳng đứng, chính diện)

+ Mặt phẳng hình chiếu bằng (nằm ngang)

+ Mặt phẳng hình chiếu cạnh.

- Các hình chiếu:

+ Hình chiếu đứng (từ trước)

+ Hình chiếu bằng (từ trên)

+ Hình chiếu cạnh (từ trái)

Trả lời câu hỏi Khám phá:

Lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải lên các mặt phẳng hình chiếu, nhận được các hình chiếu:

+ Hình chiếu A: Hình chiếu đứng

+ Hình chiếu B: Hình chiếu bằng

+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái

2. Bố trí các hình chiếu

Vị trí các hình chiếu trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A như sau:

- Hình chiếu B: được đặt bên dưới, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.

- Hình chiếu C: được đặt ở bên phải, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.

Trả lời câu 1 – 4 Khám phá mục II.2 SGK

1.

+ Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng)

+ Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng)

+ Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh)

2.

Vì khi lập bản vẽ, người ta thể hiện trên mặt phẳng giấy.

3.

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng

+ Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng

4.

Nét đứt mảnh trên hình chiếu B thể hiện cạnh khuất của vật thể.

...............................

Giáo án bài 3 Công nghệ 8 Cánh Diều

BÀI 3. BẢN VẼ CHI TIẾT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Đọc được bản vẽ chi tiết.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được bản vẽ chi tiết. Nhận biết được quy trình đọc được bản vẽ chi tiết..

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được bản vẽ chi tiết.

- Đánh giá công nghệ: Đưa ra được nhận xét, đánh giá các bước trong quy trình đọc bản vẽ chi tiết.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bản vẽ chi tiết, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến bản vẽ chi tiết.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức và kỹ năng về bản vẽ chi tiết đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

- Bản vẽ chi tiết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (8’)

a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về bản vẽ chi tiết.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi

Em đọc được những thông tin gì về bản vẽ Hình 3.1?

Giáo án bài 3 Công nghệ 8 Cánh Diều

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

- Tỉ lệ: 1:1

- Vật liệu: Thép.

- Đường kính trong 50 mm.

- Đường kính ngoài 80 mm.

- Chiều dài 100 mm.

- Yêu cầu kĩ thuật: Làm cùn cạnh sắc, tôi cứng bề mặt.

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi

trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Thế nào là bản vẽ chi tiết? Để đọc được các bản vẽ chi tiết đó cần theo quy trình nào? Để tìm hiểu nội dung trên thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về nội dung bản vẽ chi tiết

a.Mục tiêu: Nêu được khái niệm bản vẽ chi tiết. Trình bày được nội dung của bản vẽ chi tiết.

b. Nội dung: Nội dung bản vẽ chi tiết.

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi

1.Nội dung của một bản vẽ chi tiết gồm có những gì?

2. Người công nhân căn cứ vào đâu để có thể chế tạo chi tiết máy đúng như yêu cầu của người thiết kế?

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 2 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1. Nội dung của một bản vẽ chi tiết gồm:

- Hình biểu diễn

- Kích thước

- Yêu cầu kĩ thuật

- Khung tên

2. Người công nhân căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ chi tiết) để có thể chế tạo chi tiết máy đúng như yêu cầu của người thiết kế.

GV: Bản vẽ chi tiết là gì? Bản vẽ chi tiết có những nội dung nào?

1-2HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

I. Nội dung của bản vẽ chi tiết

- Bản vẽ chi tiết là bản vẽ kỹ thuật trình bày hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kỹ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.

- Bản vẽ chi tiết gồm các nội dung sau

+ Hình biểu diễn: gồm các hình biểu diễn thể hiện đầy đủ hình dạng chi tiết.

+ Kích thước: kích thước chung, kích thước bộ phận của chi tiết.

+ Yêu cầu kỹ thuật: gồm chỉ dẫn về việc gia công, xử lý bề mặt….

+Khung tên: gồm thông tin về tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế hoặc chế tạo

..........................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.240
Giáo án Công nghệ 8 Cánh Diều 2024 cả năm
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm