PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư
HoaTieu.vn xin chia sẻ giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư sách Cánh Diều mà chúng tôi sưu tầm được tại bài viết này. Sau đây là nội dung chi tiết bài giảng điện tử Ngữ Văn 8 Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư theo chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn Cánh Diều. Mời các thầy cô tham khảo, tải về giáo án điện tử Ngữ Văn 8 để tiện cho việc chỉnh sửa và soạn giáo án khi năm học mới đến.
Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư
Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư
Giáo án Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư Ngữ Văn 8 Cánh Diều
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố)
-Lý Bạch-
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Xác định được giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ trữ tình làm theo thể Đường luật trong văn bản Xa ngắm thác núi Lư.
- Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố thi luật của thơ thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) luật trong văn bản Xa ngắm thác núi Lư.
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lý Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm trạng phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản,
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản,
* Năng lực đặc thù:
+ Năng lực đọc - hiểu văn bản thơ Đường theo thể loại.
+ Năng lực sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, hoà nhập gắn bó với thiên nhiên.
- Giáo dục hs lòng yêu quê hương đất nước.
- Tích hợp bảo vệ môi trường: Bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU DẠY HỌC
1. Thiết bị:
- Máy tính, máy chiếu
- Sưu tầm tranh ảnh, thác nước.
2. Học liệu
- SGK, SGV, SBT
- PHT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát tranh ảnh, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong tranh ảnh tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Kết nối tri thức học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
* B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Quan sát đoạn các tranh ảnh sau, em cho biết tên của các địa danh xuất hiện trong mỗi bức tranh. Nêu hiểu biết của em về nền văn hóa của đất nước có các địa danh này.
- GV chiếu tranh ảnh.
* B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát tranh ảnh và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV
GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh.
* B3: Báo cáo, thảo luận:
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
* B4: Kết luận, nhận định (GV):
- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản:
Trung Quốc – đất nước nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên, ẩm thực đa dạng và đặc biệt là kho tàng văn học đồ sộ. Hôm nay, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu một nhà thơ có thể khẳng định là vĩ đại nhất của TQ đó chính là Lý Bạch với tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Đọc - Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản “Xa ngắm thác núi Lư”.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. Hs trình bày dự án được giao trước đó về tác giả, tác phẩm
c. Sản phẩm: HS báo cáo, thuyết trình một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Hoạt động của GV - HS | Nội dung | ||||||
* GV hướng dẫn HS đọc và giải thích từ khó Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc: Đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ca ngợi, ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3. Nhấn mạnh các từ vọng, sinh, quải nghi, lạc. - GV yêu cầu HS tìm hiểu tất cả các từ Hán Việt trong bài thơ? - GV yêu cầu HS so sánh bản dịch thơ và nguyên tác chữ Hán? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV đọc mẫu - 2 HS đọc sáng tạo, diễn cảm. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đọc văn bản - GV gọi HS nhận xét về cách đọc của bạn và có thể chia sẻ thêm cách đọc của bản thân. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét kết quả đọc của HS; GV đọc lại một đoạn trong văn bản, khắc sâu những điều chú ý khi đọc. GV chuẩn kiến thức |
| ||||||
* Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chuyển giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ: HS chia sẻ thông tin về nhà thơ tác giả và tác phẩm dựa trên phần đã chuẩn bị (GV kiểm tra trước buổi học).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào thông tin SGK và thu thập thông tin đã chuẩn bị ở nhà để trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS khác lắng nghe ghi chép nhận xét và thắc mắc. - GV nghe Hs trình bày. Bước 4: Đánh giá, kết luận + HS tự đánh giá + Hs đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên nhận xét đánh giá và mở rộng -> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide. GV bổ sung về Lý Bạch: Ông tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích uống rượu, đi nhiều nơi, làm thơ rất nhanh, rất hay GV bổ sung về vai trò của các câu thơ: Câu 1: Phông nền cho bức tranh toàn cảnh thác nước ở Hương Lô. Câu 2, 3, 4: Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của thác nước dựa trên cơ sở câu thơ 1. | I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Lí Bạch (701-762). - Thơ ông luôn thề hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng. Lý Bạch Hình ảnh trong thơ ông thường kì vĩ, lãng mạn, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Nguyệt hạ độc chước kỳ 1, Nguyệt dạ giang hành ký Thôi viên ngoại Tông Chi, Đối tửu, Cửu nguyệt thập nhật tức sự, Vọng Lư sơn bộc bố. 2. Tác phẩm: a. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. b. Xuất xứ bản dịch: - Bài thơ được Tương Như dịch, trong thơ Đường tập II, nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1987. 2. Tác phẩm c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả. d. Bố cục (2 phần): - Câu 1: Tả đỉnh núi Hương Lô. - Câu 2, 3, 4: Vẻ đẹp khác nhau của thác nước. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:
Hoa Trịnh
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư
6,5 MB 28/03/2025 9:51:00 SATải giáo án Ngữ Văn 8 Bài 7: Xa ngắm thác núi Lư
28/03/2025 10:03:45 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án PowerPoint Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm 2025
-
Trọn bộ Giáo án PowerPoint Lịch sử 8 Kết nối tri thức 2025
-
Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức cả năm 2024
-
(Chủ đề 1-8) Giáo án Giáo dục địa phương lớp 8 Vĩnh Phúc
-
(35 tuần) Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2025
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 35 tuần
-
Giáo án điện tử Toán 8 Chân trời sáng tạo
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
-
Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo 2025 file word cả năm
-
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2025
-
Giáo án Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo cả năm bản chuẩn
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)