Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
SKKN tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5 - Tích hợp giáo dục môi trường Tiểu học là trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hiểu về các vấn đề môi trường và tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống hàng ngày. Dưới đây là mẫu báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn khoa học lớp 5 của giáo viên qua quá trình nghiên cứu tìm ra các giải pháp tích hợp việc bảo vệ môi trường trong các môn học ở lớp 5 hiệu quả, để khắc phục bớt khó khăn cho đồng nghiệp trong quá trình lên lớp cũng như công tác soạn giảng. Mời các bạn cùng tham khảo.
SKKN dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Khoa học (05)/ TH
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày ... tháng ... năm 20... đến ngày ... tháng ... năm 20...
4. Tác giả:
Họ và tên: ............ Năm sinh:............
Nơi thường trú: ............
Trình độ chuyên môn: ............
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc:............
Điện thoại: ............
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: ............
Địa chỉ: .........…
Điện thoại: ............
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường.
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Chúng ta thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão, lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng,… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang phải đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua những việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải có ý thức bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên việc nhận thức về môi trường cũng còn hạn chế, nhưng có nhiều việc làm để các em có thể góp một phần vào phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước và trên toàn thế giới. Để cùng với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động các phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Môi trường xanh – sạch - đẹp”.
Vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường cũng đã nêu rõ tại trong khoản 1 Điều 4: Bảo vệ môi trường là
quyền và nghĩa vụ đồng thời là trách nhiệm của mọi cơ quan, mọi tổ chức, của cả cộng đồng dân cư lẫn hộ gia đình và cá nhân.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng một ai và Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu và có tính sống còn của loài người. Thế giới đã buộc các nước tư bản và các nước đang phát triển cam kết cắt giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khởi xướng chiến dịch Giờ trái đất vào năm 2007 tại thành phố Sydney nhằm kêu gọi Chính phủ, nhân dân và doanh nghiệp các nước cùng tắt đèn 1 giờ nhằm giảm biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong các nước có nhiều nỗ lực và quan tâm đặc biệt trong công tác bảo vệ môi trường với cộng đồng quốc tế. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” (Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI).
Năm 2008, Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở cấp Tiểu học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Mĩ thuật và Ngoài giờ lên lớp. Cấu trúc tài liệu chủ yếu nêu một số kiến thức về môi trường, nguyên tắc tích hợp; hình thức và phương pháp giáo dục và một ít nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học. Chính vì thế giáo viên rất lúng túng trong việc thực hiện
+ Xác định các bài để tích hợp, tích hợp ở hoạt động nào trong khi lên lớp, mức độ tích hợp, nội dung tích hợp.
+ Đồng thời trong một nội dung bài dạy, trong một thời lượng tiết dạy người giáo viên vừa giúp học sinh nắm bắt các kiến thức cơ bản trong bài vừa nghiên cứu để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sao cho hợp lí, hiệu quả và không xáo trọn trọng tâm bài dạy.
Là nhà giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn ý thức sâu sắc vấn đề giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ, luôn trăn trở tìm giải pháp để thực hiện mục tiêu mà Ngành Giáo dục các cấp chỉ đạo. Để khắc phục bớt khó khăn cho đồng nghiệp trong quá trình lên lớp cũng như công tác soạn giảng; làm thể nào để giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học để tiến đến thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bản thân tôi đã nghiên cứu tìm ra các giải pháp tích hợp việc bảo vệ môi trường trong các môn học ở lớp 5. Đó cũng là lí do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng nghiệp để sáng kiến thực sự có giá trị trong quá trình dạy học.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Mục đích nghiên cứu:
Như trình bày phần mở đầu, Giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu vì mục tiêu phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta dành mối quan tâm đặc biệt.
* Một số văn bản về bảo vệ môi trường đã được ban hành:
Nghị quyết 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chỉ thị số 02/ CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn khoa học: (Trích tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT)
+ Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người.
+ Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.
+ Biết một số tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quan hệ khai thác, sử dụng và môi trường. Biết các mối quan hệ giữa các loài trên chuỗi thức ăn tự nhiên.
+ Những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
+ Hình thành cho học sinh những kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo vệ môi trường một cách thiết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường.
+ Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường.
Các nguyên tắc tích hợp: (Trích tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT)
Khi thực hiện mục tiêu lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua các bài dạy, giáo viên phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, biến môn học thành bài học giáo dục bảo vệ môi trường.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường. (đây là nguyên tắc mang tính địa phương)
Cách tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường: Có 3 cách tiếp cận
- Giáo dục về môi trường: là phát triển những nhận biết, tri thức, hiểu biết về sự tác động qua lại giữa con người và môi trường, là cách tiếp cận khi môi trường trở thành chủ đề học tập.
- Giáo dục trong môi trường: Hình thành học sinh tình cảm, sự quan tâm đến môi trường và các kĩ năng bảo vệ môi trường.
- Giáo dục vì môi trường: Hình thành mục tiêu, thái độ và sự tham gia vì môi trường.
* Ba cách tiếp cận trên được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Theo ông Patrich Gedder, người sáng lập ra lí luận giáo dục môi trường,
ông cho rằng, trong giáo dục điều quan trong là ba chữ H (Head – đầu; Heart – trái tim; Handr – tay). Tức là tác động vào khối óc để hình thành những hiểu biết, nhận biết về môi trường; tác động vào trái tim để hình thành những xúc cảm, tình cảm với môi trường và cuối cùng tác động váo tay, chân để hình thành những kĩ năng, hành động cụ thể để nâng cao chất lượng về giáo dục môi trường.
Hình thức và phương pháp
- Do đặc thù của môn học là sự vật, hiện tượng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh nên chúng thường gần gũi, cụ thể với học sinh. Các em được tiếp xúc hảng ngày qua thông tin đại chúng, qua người lớn trong gia đình, địa phương, ban bè…. Nên khi dạy giáo viên cần lưu ý phát huy tối đa tích
tích cực học tập của học sinh, tạo điều kiện để cho các em tham gia tự khám phá, tự phát hiện kiến thức.
- Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học ngoài thiên nhiên, điều tra, khám phá, khảo sát, thí nghiệm, tham gia xã hội là những phương pháp mang lại hiệu quả nhất.
- Đặc trưng của giáo dục môi trường là mang tính địa phương: Vì môi trường địa phương chính là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện học tập của lĩnh vực này. Do đó khi giáo dục cho đối tượng học sinh nào thì cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cụ thể về hiện trạng môi trường của địa phương đó. Từ đó có thể dần dần hình thành những hành vi nhận thức môi trường thiết thực cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục môi trường.
1.1. Cơ sở thực tiễn
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”
- GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.
- Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường
1.2. Hiện trạng môi trường Việt Nam :
- Ô nhiễm môi trường không khí: một số thành phố ô nhiễm bụi tới mức trầm trọng; chất thải giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt của con người…
- Ô nhiễm môi trường nước.(Nguyên nhân: Nhu cầu nước dùng cho CN, NN, và sinh hoạt tăng nhanh; nguồn nước bị ô nhiễm; nạn chặt phá rừng; . . .
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy hại.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ở nước ta như hiện nay.
+ Nhận thức về môi trường và BVMT của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
+ Thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên phù hợp.
+ Sử dụng không đúng kĩ thuật canh tác, sử dụng thuốc không đúng kĩ thuật và lạm dụng thuốc. .
+ Khai thác rừng, săn bắn thú rừng … bừa bãi dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học.
...........
Tải file về máy để xem tiếp nội dung.
Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
Sáng kiến Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4
SKKN Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3
- Chia sẻ:Nam Nguyễn
- Ngày:
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
3,2 MB 22/11/2024 2:27:00 CHTải SKKN tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5 PDF
1 MB 22/11/2024 3:09:03 CH
Gợi ý cho bạn
-
12 Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
-
Top 12 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới
-
SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh trong công tác chủ nhiệm 2025
-
SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
-
SKKN Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5
-
SKKN Một số phương pháp sử dụng sơ đồ đoạn thẳng giải các bài toán điển hình lớp 4
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2
-
SKKN Dạy lồng ghép cách đọc các số tự nhiên có chứa chữ số 5 lớp 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS 2025
-
SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 năm 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm cải cách hành chính cấp xã
SKKN Một số phương pháp sử dụng sơ đồ đoạn thẳng giải các bài toán điển hình lớp 4
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 7 (đủ word, PPT)
SKKN: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2 năm 2025
SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến