SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
HoaTieu.vn xin giới thiệu SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều tới bạn đọc. Toán chuyển động đều là một dạng toán khó, rất phức tạp, và có rất nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống. 2 mẫu sáng kiến kinh nghiệm Dạy giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 sau đây sẽ giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và áp dụng các phương pháp giảng dạy Toán chuyển động đều hiệu quả, từ đó nâng cao kỹ năng giải toán của học sinh. Mời các thầy cô tham khảo nhé.
Sáng kiến kinh nghiệm dạy toán chuyển động đều lớp 5
1. SKKN Vận dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động để dạy giải các bài toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Môn Toán ở tiểu học giúp học sinh:
- Có những kiến thức cơ bản, nền tảng về toán học
- Hình thành những kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán có những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống.
- Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần bước đầu hình thành phương pháp học tập và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Hiện nay có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu trên. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng là một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm nhằm đưa các hình thức dạy học mới vào nhà trường. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, môn toán ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng cần có một phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng loại toán.
Cũng như các môn học khác, theo tôi muôn toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải xác định dạy như thế nào để đạt được chất lượng cao môn toán 5 mà chương trình nội dung sách quy định? Qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng giải toán (nhất là toán chuyển động đều) cho học sinh là rất quan trọng bởi vì qua giải toán học sinh rèn luyện được đức tính, ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể, chu đáo, làm việc có kế hoạch và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt...Tuy nhiên không phải mọi học sinh đều học tập, giải toán dễ dàng như nhau. Có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù các em đã có cố gắng rất nhiều. Đó chính là các em yếu kém về môn toán.
Xét riêng về loại toán chuyển động đều ở lớp 5, ta thấy đây là loại toán khó, rất phức tạp, phong phú đa dạng và có rất nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống. Mặt khác việc hình thành, rèn luyện, củng cố các kỹ năng giải toán chuyển động đều gần như là chưa có nên các em không thể tránh khỏi những khó khăn sai lầm khi giải loại toán này. Vì thế rất cần phải có phương pháp cụ thể đề ra để dạy giải các bài toán chuyển động đều nhằm đáp ứng các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng nâng cao khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh.
Đã có những cuốn sách viết về loại toán chuyển động đều, song những cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở mức độ hệ thống hoá các bài tập (chủ yếu là bài tập khó) cho nên sách mới chỉ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh giỏi. Còn lại những tài liệu khác, toán chuyển động đều có được đề cập đến nhưng rất ít, chưa phân tích một phương pháp cụ thể nào trong việc dạy giải các bài toán chuyển động đều này.
Trước ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên; là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 5, tôi đã chọn và áp dụng cho mình một phương pháp dạy học phù hợp để dạy loại toán chuyển động đều. Đó là:"Vận dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động để dạy giải các bài toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5"
I.2) Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài:
Giải toán chuyển động đều là một dạng toán quan trọng được trình bày ở sách toán lớp 5. Đây là một nội dung cung cấp cho học sinh những kiến thức về giải toán chuyển động đều có một động tử và nhiều động tử. Những nội dung cơ bản của việc cung cấp kiến thức mới của môn toán học, một yếu tố hết sức quan trọng trong chương trình,bởi thông qua nó học sinh sẽ nắm được căn bản về toán chuyển động và ứng dụng nó vào trong cuộc sống hằng ngày. Có thể khẳng định rằng nội dung này chính là bước đệm quan trọng để học sinh ứng dụng vào việc tiếp thu các nội dung quan trọng khác mà chương trình đã đưa ra. Chính vì thế, mục tiêu của đề tài là khảo sát thực tế việc nắm bắt cách giải của học sinh lớp 5A về toán chuyển động đều, từ đó giáo viên có cơ sở để đề xuất những biện pháp nhằm giúp các em khắc phục được những thiếu sót trong giải toán chuyển động đều.
Nhiệm vụ của đề tài gồm:
- Khảo sát thực tế việc giải toán chuyển động đều của học sinh lớp 5A.
- Nghiên cứu lý luận vè các biện pháp giải phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp (giỏi, khá, trung bình và yếu)
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán phần chuyển động đêu cho học sinh lớp 5.
I. 3) Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 5A trường Tiểu học ….
I.4) phạm vi nghiên cứu:
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường tiểu học.
I.5) Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp phân tích: Tiến hành thu nhập các số liệu trong những điều kiện đã có, phân tích các yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát các nội dung dạy học của phần toán chuyển động đều.
3. Phương pháp đọc sách và tài liệu: Nắm bắt được vấn đề mà đề tài đề cập đã được giải quyết đến đâu, cung cấp cho chúng em những cơ sở lý luận của đề tài, các luận chứng để lý giải kết quả của đề tài.
4. Phương pháp xử lý:
Phân tích định tính và định lượng kết quả nghiên cứu.
5. Phương pháp tổng hợp.
Dựa trên kết quả khảo sát và phân tích giữa nội dung dạy học theo chương trình hiện hành để đưa ra những biện pháp giúp học sinh học tốt phần toán chuyển động đều nói riêng và môn Toán nói chung..
Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một cố phương pháp khác nhằm bổ sung cho vấn đề cần nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1/ Vai trò dạy học toán ở bậc tiểu học:
Dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong đời sống.
Nhờ giải toán, học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: Xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời câu hỏi đúng bài toán.
Dạy học giải toán giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định.
1.2/ Mục đích của dạy học giải toán ở tiểu học:
Giúp học sinh tự mình tìm hiểu dược mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, mô tả mối qua hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán.
Để đạt được mục đích trên, giáo viên phải:
-Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính,các thuật ngữ.
-Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán.
-Tổ chức rèn luyện kĩ năng giải toán.
- Rèn luyện năng lực khái quát hoá giải toán (Dành cho học sinh khá giỏi)
* Giải bài toán có nhiều cách giải khác nhau.
* Làm quen với các bài toán thiếu hoặc thừa dữ liệu.
* Giải các bài toán trong đó phải xét tới nhiều khả năng xảy ra để chọn được khả năng thích hợp với bài toán.
* Lập và biến đổi bài toán dưới nhiều hình thức.
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY MÔN TOÁN LỚP 5:
a. Thuận lợi – Khó khăn:
* Thuận lợi:
Ở lớp 5A đa số học sinh ngoan, lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo và đoàn kết với bạn trong lớp học. Số lượng học sinh giỏi chiếm tỷ lệ cao, các em rất mạnh dạn và tự tin trước tập thể. Điều này rất thuận lợi cho việc giáo viên áp dụng phương pháp chung vào các đối tượng học sinh.
* Khó Khăn:
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như số học sinh có hoàn cảnh gia đình nghèo trong lớp chiếm tỷ lệ khá cao, một số gia đình phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Dẫn đến các em còn nhút nhát chưa thật mạnh dạn trong việc cùng với bạn tham gia phát biểu xây dựng bài, góp ý cho nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Thành công – Hạn chế:
* Thành công
Trong phần giải toán chuyển động đều ở lớp 5 giúp học sinh biết cách giải một bài toán dạng chuyển động đều từ dạng một phép tính cho đến dạng toán nhiều phép tính từ đó các em có tính suy luận sang cách giải các dạng toán khác như toán Tổng – Tỷ, toán tính tuổi, v.v…
* Hạn chế:
Toán chuyển động đều đòi hỏi học sinh phải động não nhiều, tập trung tốt đối với các dạng toán có từ hai phép tính trở lên, vì thế các em thường nản và không đam mê, dẫn đến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đại trà của cả lớp.
d. Các nguyên nhân:
Nếu muốn giải được một bài toán thành công, học sinh phải tuôn thủ các bước chắt chẽ trong phương pháp giải toán. Ví dụ:
- Trong mỗi công thức trên, các đại lượng phải sử dụng trong cùng một hệ thống đơn vị đo. Chẳng hạn:
+ Nếu đơn vị đo quãng đường là km, đơn vị đo thời gian là giờ thì đơn vị đo vận tốc là km/giờ
+ Nếu đơn vị đo quãng đường là km, đơn vị đo thời gian là phút thì đơn vị đo vận tốc là km/phút.
+ Nếu đơn vị đo quãng đường là m, đơn vị đo thời gian là phút thì đơn vị đo vận tốc là m/phút.
+ Nếu đơn vị đo quãng đường là m, đơn vị đo thời gian là giây thì đơn vị đo vận tốc là m/giây.
- Khi giải toán có lời văn nói chung và toán chuyển động đều nói riêng, yêu cầu bắt buộc học sinh phải tuân thủ theo 4 bước.
+ Đọc bài toán
+ Phân tích bài toán
+ Lập kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải
+ Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải
Chính vì vậy mà các em thương bỏ sót nhiều bước trong việc giải một bài toán chuyển động đều nói riêng và các dạng toán của môn toán lớp 5 nói chung.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Chúng ta cần tạo cho trẻ em nói và tư duy theo kiểu toán học vì chỉ đưa ra các biểu trưng và thuật ngữ toán học thì chưa đủ. Trẻ cần có cơ hội và nói chuyện với nhau về toán học. Điều đầu tiên là trẻ phải có các kỹ năng đọc để học toán. Nhiều trẻ gặp khó khăn trong môn toán do phức tạp của từ ngữ nhiều hơn là chính các bài toán đó. Nên đối với học sinh các kỹ năng đọc là rất cần thiết giúp học sinh giải bài toán.
Đọc không phải là yêu cầu học sinh đọc to một từ mà là đọc và hiểu. Học sinh cần phải có khả năng đọc được các câu hỏi về toán, hiểu chúng và cuối cùng là giải các bài toán đó. Vì vậy giáo viên phải giúp học sinh hiểu nội dung bài toán. Giáo viên cần trình bày nội dung môn toán theo trình độ ngôn ngữ mà trẻ có thể đọc và hiểu được. Tuy nhiên việc đọc, nghe, nói của các em chưa đủ để học giải toán. Các em cần phải biết những điều các em nói, nghe, đọc và hiểu. Do đó các em cần phải biết dùng bút để viết các con số, các ký hiệu và ghi lại các thao tác giải toán, các em cần phải biết viết các bài toán cũng như biết vẽ hình. Do đó bạn cần phát triển kỹ năng viết bằng cách khuyến khích các em viết về các tư duy, ý tưởng toán học có sử dụng ngôn ngữ toán học phù hợp. Do vậy khi dạy giải toán cần thực hiện các bước sau:
* Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề bài
- Đây là bước quan trọng đầu tiên khi giải toán, cần phải giúp học sinh tìm hiểu kỹ đầu bài toán: Xác định nội dung, yêu cầu của bài toán (bài toán thuộc dạng nào? Cho biết gì, yêu cầu gì?)
Ví dụ: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc theo dự tính là 12 km/giờ. Nếu người đó đi với vận tốc 15 km/giờ thì đến B sớm được 1 giờ. Hỏi thời gian người đó đi đến B theo vận tốc dự tính?
Như vậy qua bài toán trên, ở bước 1 ta hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài (đọc nhiều lần để xác định nội dung, yêu cầu của bài toán)
+ Bài toán thuộc dạng nào? (Bài toán thuộc dạng chuyển động có 1 động tử tham gia)
+ Bài toán cho biết điều gì? (Bài toán cho biết vận tốc đi của người đó theo dự tính là 12 km/giờ và giả thiết nếu đi với vận tốc 15 km/giờ thì đến sớm hơn 1 giờ)
+ Bài toán yêu cầu gì: (Bài toán yêu cầu tìm thời gian người đó đi đến B theo vận tốc dự tính 12 km/giờ)
* Bước 2: Lập kế hoạch giải
- Đây là bước quan trọng thứ hai: Phân tích và tóm tắt bài toán (dựa vào yêu cầu của bài toán để tóm tắt nội dung cho phù hợp với yêu cầu)
+ Phân tích các yếu tố liên quan đến bài toán: Tỉ số vận tốc dự tính với vận tốc giả thiết nêu ra: 12/15, nếu người đó đi với vận tốc 15 km/giờ đến sớm hơn 1 giờ nghĩa là ứng với quãng đường: 12x1 = 12 (km). Như vậy cứ một giờ thì người đó đi theo dự tính sẽ chậm 15 – 12 = 3 (km) mà quãng đường đi chậm hơn là 12 km...
>>> Tải file về máy để xem tiếp nội dung.
2. Đề tài sáng kiến: Biện pháp hướng dẫn học sinh khó khăn giải được các bài toán tính Thời gian trong Chuyển động đều lớp 5
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Trường Tiểu học ...............
- Hội đồng Sáng kiến huyện ...............
Tôi ghi tên dưới đây:
STT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sang kiến |
1 | ................. | Trường TH .............. | Giáo viên | Đại học Tiểu học | 100% |
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp hướng dẫn học sinh khó khăn giải được các bài toán tính Thời gian trong Chuyển động đều ở chương trình lớp Năm, trường Tiểu học ..............”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường TH .............
- Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến: Giáo dục Đào tạo.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng .../20....
* Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Về nội dung của sáng kiến:
Trong chương trình học kì II môn Toán lớp 5, các bài Toán về Chuyển động là dạng toán hay, tổng hợp và phức tạp. Đây là một mảng kiến thức khó, nó vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng đối với học sinh lớp 5. Song để xác định và giải được các bài toán chuyển động đều liên quan đến đại lượng thời gian là một vấn đề học sinh còn nhiều những tồn tại và vướng mắc.
Khi tính thời gian của động tử, học sinh còn gặp nhiều lúng túng khi xác định dạng toán cũng như khi đặt lời giải nhất là tính thời gian đến của động tử.
Chẳng hạn như Bài 4/ 89 (Sách SGK Toán 5): Một máy bay bay với vận tộc 860 km/giờ được quãng đường 2150 km. Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ nếu nó khởi hành lúc 8 giờ?
Mảng kiến thức về tính thời gian trong chuyển động đều xuất hiện rất nhiều thuật ngữ mới như: thời gian đi, thời gian đến, thời gian xuất phát, thời gian đuổi kịp nhau trong chuyển động cùng chiều, thời gian gặp nhau trong chuyển động ngược chiều, … mà các em chưa hiểu rõ nên khó xác định yêu cầu cũng như khó định được dạng toán.
Trong chương trình Toán 5 không có bài cụ thể về tính thời gian đi của một động tử khi biết thời gian xuất phát và thời gian đến, hay tính thời gian đến của một động tử. Vì vật đây là một khó khăn cho học sinh khi giải các bài toán Chuyển động đều liên quan đến tính thời gian.
* Chẳng hạn như:
+ Bài 2/73 (Sách SGK Toán 5): Sáng nay, bác Hương đi từ nhà lúc 6 giờ 30 phút và đến chợ lúc 7 giờ 15 phút. Hỏi sáng nay bác Hương đi từ nhà đến chợ hết bao nhiêu thời gian.
+Bài 4/89 (Sách SGK Toán 5): Một máy bay bay với vận tộc 860 km/giờ được quãng đường 2150 km. Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ nếu nó khởi hành lúc 8 giờ.
2/ Đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh khó khăn giải được các bài toán tính thời gian trong Chuyển động đều ở chương trình lớp Năm, trường Tiểu học ...............
Sau khi đã hướng dẫn học sinh xây dựng các quy tắc, công thức giải các dạng toán Chuyển động đều cơ bản theo chương trình Sách Toán 5, tôi thường hướng dẫn học sinh hiểu một số thuật ngữ, một số điều cần lưu ý để giúp các em dễ dàng xác định dạng toán. Bởi có xác định dạng toán đúng thì mới giải toán đúng. Và tôi cũng hình thành thêm một số cách tìm thời gian trong chuyển động đều của động tử:
· Tìm thời gian thực đi của động tử
Ngoài hướng dẫn học sinh tính thời gian của một chuyển động đều khi biết quãng đường đi được và vận tốc ở dạng cơ bản là Muốn tình thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. Tôi thường hướng dẫn thêm cho học sinh cách tính thời gian của một chuyển động đều khi biết thời gian đến và thời gian xuất phát của động tử, như sau: Muốn tính thời gian đi khi biết thời gian xuất phát và thời gian đến ta lấy thời gian đến trừ đi thời gian xuất phát
Ví dụ: Bài 2/73 (Sách HDH Toán 5 tập 2): Sáng nay, bác Hương đi từ nhà lúc 6 giờ 30 phút và đến chợ lúc 7 giờ 15 phút. Hỏi sáng nay bác Hương đi từ nhà đến chợ hết bao nhiêu thời gian.
Với bài toán này học sinh cần xác định được thời gian đến của bác Hương là 7 giờ 15 phút và thời gian xuất phát của bác Hương là 6 giờ 30 phút, sau đó học sính áp dụng cách làm Muốn tính thời gian đi khi biết thời gian xuất phát và thời gian đến ta lấy thời gian đến trừ đi thời gian xuất phát
Bên cạnh đó, đối với các bài toán về tìm thời gian gặp nhau của hai động tử trong chuyển động ngược chiều và tìm thời gian đuổi kịp của hai động tử trong chuyển động cùng chiều, tôi cũng hướng dẫn để học sinh hiểu rằng các bài toán này thực chất là tìm thời gian thực đi của hai động tử. Và sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các hoạt động của sách HDH Toán 5, tôi cũng hướng dẫn học sinh hình thành cách tính như sau:
+ Trên cùng một quãng đường, hai động tử chuyển động ngược chiều nhau và khởi hành cùng một lúc thì Thời gian gặp nhau= Quãng đường: Tổng vận tốc
+ Hai động tử chuyển động cùng chiều trên cùng một quãng đường và khởi hành cùng một lúc để đuổi kịp nhau thì Thời gian đuổi kịp = Hiệu quãng đường ( khoảng cách lúc đầu của hai động tử): Hiệu vận tốc
Ví dụ:Bài 1/ 92 (Sách HDH Toán 5 tập 2): Quãng đường CD dài 108 km. Hai xe máy khời hành cùng một lúc, một xe đi từ C đến D với vận tốc 35 km/giờ, một xe đi từ D đến C với vận tốc 37 km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai xe gặp nhau?
Với bài toán này học sinh cần dựa vào đề bài toán xác định đây là dạng toán chuyển động ngược chiều nhau, rồi định được quãng đường hai xe đi là 108 km, vận tốc của hai xe lần lượt là 35 km/ giờ và 37 km/ giờ, sau đó áp dụng cách làm Thời gian gặp nhau = Quãng đường: Tổng vận tốc...
>>> Tải file về máy để xem tiếp nội dung.
Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
SKKN: Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 2
SKKN Dạy lồng ghép cách đọc các số tự nhiên có chứa chữ số 5 lớp 4
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
SKKN Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán
SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
- Chia sẻ:Nguyễn Toàn
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó
-
SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 năm 2024
-
SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
-
Top 15 Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
-
Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
-
SKKN cấp quản lý bậc tiểu học mới nhất (5 mẫu)
-
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS Chương trình mới
Báo cáo giáo viên giỏi THCS (Chương trình mới) 2024
SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 (Chương trình mới) 2024