Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Khi con tu hú
Phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật bài Khi con tu hú
Khi con tu hú là bài thơ được Tố Hữu sáng tác trong thời giam bị bắt giam tại nhà lao Thừa phủ (Thừa Thiên Huế). Bài thơ đã phản ánh được tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích đánh giá bài thơ Khi con tu hú để các bạn hiểu rõ hơn về những đặc đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Viết bài nghị luận về vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú
- Đọc hiểu Khi con tu hú có đáp án (nhiều đề)
Dàn ý phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật bài Khi con tu hú
* Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Khi con tu hú” là bài thơ đặc sắc của tác giả Tố Hữu, được làm trong thời gian ông bị giam cầm ở Huế, in trong tập thơ “Từ ấy”.
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
*. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:
a. Xác định chủ đề:
Bài thơ là bức tranh màu hè đẹp đẽ, tươi vui, sống động trong hình dung của tác giả khi đang bị giam hãm trong chốn lao tù; qua đó thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, khát vọng tự do đến cháy bỏng của người tù Cách mạng Tố Hữu.
b. Phân tích, đánh giá chủ đề:
- Bức tranh ngày hè sôi động, vui tươi với những thanh âm thật rộn rã (Tiếng chim tu hú: gọi nhau "gọi bầy"; tiếng ve râm ra trong vườn cây; tiếng sáo diều vi vu trên không). Những âm thanh thật sống động, tươi vui báo hiệu ngày hè đang tới (một bản nhạc rộn ràng âm sắc). Màu sắc trong khung cảnh cũng thật tươi tắn và rực rỡ: Lúa chiêm đang vào vụ chín vàng rực; những hạt bắp vàng ươm; cả sân nhà đều bao trùm bởi màu nắng hồng "đào"; bầu trời trong xanh. Chúng đều là những gam màu thật tươi tắn, đẹp đẽ. Hình ảnh cũng mang đậm sắc thái của ngày hè sôi động: Cánh đồng lúa chiêm vàng chín; vườn trái cây đang "ngọt dần”. Đó là sự vận động của thời gian, đầy tươi vui, ngọt ngào và sức sống. Không gian trong bức tranh được mở rộng, cao, thoáng đạt với điểm nhấn là hình ảnh của "đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
Như vậy, ta có thể thấy cảnh ngày hè được dựng lên thật sống động với đầy âm thanh, sắc màu, không gian, hình ảnh rực rỡ. Tất cả chúng đều chân thực, hết sức đẹp đẽ, tươi mới. Qua đó thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.
- Tâm trạng, cảm xúc của người tù Cách mạng: Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng chỉ là trong trí tưởng tượng của nhà thơ khi đang trong nhà tù Thừa Phủ. Cảm xúc ngột ngạt, khao khát được tự do, đến với thiên nhiên, bầu trời: Thể hiện qua cách nhà thơ sử dụng 1 loạt những động từ mạnh:"đập tan", "chết uất" và các từ ngữ cảm thán "ôi”, “thôi”, “làm sao”; nhịp thơ ngắt quãng nhanh 6/2, 3/3, truyền đến cho người đọc cảm giác ngột ngạt tới cao độ của nhà thơ và khát khao cháy bỏng được trở về với tự do, với đồng đội.
*. Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
- Chủ thể trữ tình: Chủ thể trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ cách mạng đang phải chịu cảnh tù đày, đang trực tiếp bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình: đó là tâm trạng bức bối, ngột ngạt khi bị giam hãm, qua đó thể hiện khát vọng cháy bỏng được trở về với cuộc sống tươi đẹp ngoài kia.
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh: Bài thơ có hai hệ thống hình ảnh đối lập nhau, một hệ thống hình ảnh nói về cuộc sống tươi đẹp, rộn rã ngoài kia, và một hệ thống hình ảnh nói về cảnh ngục tù ngột ngạt trong này. Một hệ thống hình ảnh thuộc về mơ ước, hồi tưởng và một hệ thống hình ảnh của hiện thực. Qua sự đối lập của hai hệ thống hình ảnh này, tác giả đã làm nổi bật lên cái tâm trạng tù túng, uất ức, qua đó thể hiện tình yêu cuộc sống, khát vọng tự do của chủ thể trữ tình.
- Cấu tứ của bài thơ: Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú, kết thúc cũng bằng tiếng tu hú: Đầu bài thơ: Tiếng chim là tiếng gọi của tự do, của bầu trời bao la, đầy sức sống, gợi tác giả nhớ về một khung cảnh mùa hè rực rỡ, tươi vui; kết bài thơ: tiếng chim lại khiến người tù cảm thấy đau khổ, bực bội hơn bao giờ hết vì bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam. Cả hai tiếng chim đều gợi lên sự tự do, biểu tượng cho sự sống, khiến người tù phải bồn chốn, mong mỏi được thoát ra ngoài chốn lao tù để hòa mình vào tự do. Tiếng chim còn là lời thúc giục hối hả về sự tự do.
* Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của bài thơ: Bằng những yếu tố nghệ thuật đặc sắc, bài thơ “Khi con tu hú” đã thể hiện một cách chân thực những suy nghĩ, tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu khi bị giam cầm trong chốn lao tù, qua đó thấy được tình yêu cuộc sống, khát vọng tự do của tác giả.
Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Bài thơ là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về công lao của những người chiến sĩ cách mạng đi trước. Bài thơ cũng giúp ta ý thức được giá trị của tự do, thêm yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 8 bài suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc ngắn gọn
(7 mẫu) Phân tích bài thơ Thiên Trường vãn vọng lớp 8
Phân tích Chợ tết cực hay
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) lớp 8
Top 13 bài phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
Soạn bài Trình bày ý kiến về một hoạt động xã hội lớp 8 Cánh Diều
Tìm hiểu về tác giả Đoàn Văn Cừ
(10 mẫu) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm lớp 8
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 8
Tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa
Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Thực hành tiếng Việt 8 trang 24 Cánh Diều tập 1
Phân tích bài thơ Lai Tân lớp 8
Thông điệp của bài thơ Nhớ đồng
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46