PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 9: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ

Tải về

Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 9 Kết nối tri thức: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây bao gồm mẫu giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức bài 9 file word và PowerPoint. Mẫu giáo án được thiết kế đẹp mắt với đầy đủ nội dung bám sát chương trình học sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo trong công tác giảng dạy. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 9

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 9

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 9

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 9

Giáo án Bài 9 Khoa học tự nhiên 9 KNTT

BÀI 9: THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

Thời lượng dạy: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, HS sẽ:

Cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp Silbermann:

– Bước 1: Đo chiều cao h của vật hình chữ F.

– Bước 2: Đặt vật và màn sát thấu kính, dịch đồng thời vật và màn ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi quan sát được ảnh rõ nét trên màn thì ghi lại giá trị d và d'.

– Bước 3: Đo chiều cao h' của ảnh. Tính tiêu cự của thấu kính theo công thức:

f =\frac{d\ \ \ +\ \ d\(\frac{d\ \ \ +\ \ d'}{4}\)

2. Năng lực

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.

2.2. Năng lực chung

- Chủ động tìm hiểu cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp Silbermann.

- Tích cực hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

3. Phẩm chất

- Trung thực trong báo cáo số liệu kết quả đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

- Cẩn thận trong quá trình làm thí thí nghiệm

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:

– Dụng cụ cho mỗi nhóm HS: 1 nguồn sáng; 1 vật sáng bằng kính mờ có hình chữ F; 1 thấu kính hội tụ; 1 màn ảnh bằng nhựa trắng; 1 giá quang học đồng trục; 1 nguồn điện và dây nối.

– Hình ảnh thí nghiệm chiếu chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ (hình ảnh trong phần Mở đầu của bài).

– Phiếu kết quả thí nghiệm theo nhóm (theo mẫu trong mục III.4-SGK/tr.48)

2. Chuẩn bị của học sinh: ôn lại các kiến thức về thấu kính, thực hiện nhiệm vụ về nhà: Hoàn thành nhiệm vụ trong phần Hoạt động – SGK/tr.47.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

– Nêu được có thể đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phép đo trực tiếp khoảng cách từ tiêu điểm chính tới quang tâm và chỉ ra được ưu và nhược điểm của cách đo đó.

b. Nội dung: học sinh quan sát thí nghiệm của GV, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV thực hiện:

+ Chiếu hình ảnh thí nghiệm chiếu chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ (hình ảnh trong phần Mở đầu của bài). Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức bài 8, chỉ ra đâu là quang tâm, đâu là tiêu điểm chính, đâu là tiêu cự. Từ đó yêu cầu HS nêu cách đo tiêu cự của thấu kính sử dụng trong thí nghiệm và cho biết các ưu, nhược điểm của cách đo đó.

– Câu trả lời của HS:

+ Cách đo: đo trực tiếp khoảng cách từ tiêu điểm chính (điểm hội tụ của các tia sáng tới quang tâm của thấu kính.

+ Ưu điểm: dễ tiến hành và cho kết quả nhanh nếu có dụng cụ phù hợp

+ Nhược điểm: kết quả có sai số lớn (có thể do xác định không chính xác tiêu điểm chính, ...).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – 02 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Các HS khác nêu ý kiến nhận xét (nếu có).

– GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: Ta có thể đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phép đo trực tiếp hoặc cũng có thể đo bằng phép đo gián tiếp. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hiện đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phép đo gián tiếp. Cụ thể cách đo này được tiến hành như thế nào? Chúng ta cùng vào bài học mới.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phương pháp đối xứng (phương pháp Silbermann)

a) Mục tiêu

– Nêu được cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng phương pháp đối xứng.

– Chủ động tìm hiểu cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

b. Nội dung: HS hoàn thành nhiệm vụ trong phần Hoạt động – SGK/tr.47.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

..........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 95
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 9: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm