(Có tiết ôn tập) Giáo án Vật lí 9 Chân trời sáng tạo CV 5512

Tải về

Giáo án Vật lí 9 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu file word kế hoạch bài dạy môn Vật lí lớp 9 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ cả năm học từ bài 1 đến bài 17 theo chương trình sách giáo khoa mới môn Khoa học tự nhiên 9 CTST. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Vật lí 9 Chân trời sáng tạo. Để tải giáo án môn Vật lí lớp 9 Chân trời sáng tạo, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mẫu giáo án môn Vật lí 9 CTST chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Bộ giáo án môn Vật lí 9 Chân trời sáng tạo

Giáo án bài 1 Khoa học tự nhiên 9 CTST

MỞ ĐẦU. BÀI 1

GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC

(3 tiết)

(Tùy theo mỗi giáo viên để linh động điều chỉnh thời lượng của mỗi nội dung học của mỗi tiết)

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu và nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong học tập môn Khoa học tự nhiên 9 qua đó biết cách sử dụng, bảo quản dụng cụ, hoá chất sao cho an toàn, tiết kiệm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để gọi tên các dụng cụ, hoá chất được sử dụng trong phòng thực hành; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm trình bày được các bước viết báo cáo khoa học; Thuyết trình được một vấn đề khoa học.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong học tập môn Khoa học tự nhiên 9.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu một số hiện tượng trong tự nhiên để viết báo cáo khoa học liên quan.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thiết kế được slides báo cáo một vấn đề khoa học và thuyết trình trước các bạn trong lớp.

2. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh (nguồn SGK KHTN 9 CTST, internet) hoặc dụng cụ (lăng kính, thấu kính, tiêu bản) như trong SGK về một số dụng cụ và hoá chất, MS Powerpoint bài giảng.

- Video khởi động: SCIENCE Experiment | Funny Clips | Mr Bean Official (youtube.com)

- Trang web quản lí lớp học classdojo: https://teach.classdojo.com (GV tùy thiết lập mức cộng điểm cũng như trừ điểm cho cá nhân và nhóm hoạt động).

- Phiếu học tập, phiếu đánh giá hoạt động và bảng nhóm.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, bút lông, …

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Xác định được nội dung sẽ học trong bài là tìm hiểu một số dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 và trình bày một vấn đề khoa học.

- Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Nội dung:

Học sinh xem clip về Mr Bean ở trường học và trả lời một số câu hỏi vào phiếu học tập cá nhân hoặc tờ giấy

c) Sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho học sinh xem clip về Mr Bean ở trường học và nêu một số câu hỏi khởi động (xem khoảng thời gian của clip từ 0p:00 đến 1p:52)

Clip: SCIENCE Experiment | Funny Clips | Mr Bean Official (youtube.com)

C1: Mr Bean đang ở đâu?

C2: Mr Bean đang đi vào phòng nào và sau đó làm gì?

C3: Kết quả của việc mà Mr Bean đã làm là gì?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh thực hiện xem clip và trả lời các câu hỏi

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh báo cáo kết quả theo hình thức cá nhân (một vài bạn được gọi trả lời).

- GV thu tất cả các kết quả trả lời của từng học sinh để tiến hành cộng điểm cho các câu trả lời đúng.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.

Sử dụng ClassDojo để tiến hành cho điểm cộng

+1 điểm cho các bạn tham gia trả lời bất kể đúng sai.

-1 điểm cho các bạn không tham gia hoặc nộp phiếu trắng.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất sử dụng trong học tập Khoa học tự nhiên 9.

- Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

b) Nội dung:

- Trình bày các nội dung trong phiếu học tập 2.1; 2.2 và 2.3.

c) Sản phẩm: Các phiếu học tập của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 2.1: Giới thiệu một số dụng cụ thực hành thí nghiệm trong Khoa học tự nhiên 9

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 6, mỗi nhóm có một nhóm trưởng và một thư kí.

- GV sử dụng tranh ảnh trực quan Hình 1.1 trong SGK và các ví dụ khác về một số dụng cụ thực hành, thí nghiệm sử dụng trong Khoa học tự nhiên 9, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời vào Phiếu học tập 2.1.

- Kết quả thảo luận của HS được trình bày trên bảng nhóm.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS dựa vào thông tin sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 2.1

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm đứng tại vị trí của nhóm lần lượt báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đưa ra gợi ý trả lời cho phiếu học tập.

- Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.

- GV kết luận và chốt kiến thức.

- GV cộng điểm theo phiếu đánh giá vào classdojo.

I. MỘT SỐ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT

2.1. Tiêu bản nhiễm sắc thể người sử dụng thực hành cho chủ đề vật sống; các dụng cụ quang học sử dụng thực hành cho chủ đề năng lượng.

Hoạt động 2.2: Giới thiệu một số hóa chất sử dụng trong Khoa học tự nhiên

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng tranh ảnh trực quan Hình 1.2 trong SGK về một số hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu Thảo luận 2 (SGK trang 7)

- GV sử dụng ba lọ không nhãn một lọ nước lọc, một lọ nước đường và một lọ nước muối. Các nhóm thảo luận và nêu phương án phân biệt ba lọ không nhãn này.

- GV cho học sinh làm việc nhóm và hoàn thành Phiếu học tập 2.2

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS dựa vào thông tin sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 2.2

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm đứng tại vị trí của nhóm lần lượt báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đưa ra gợi ý trả lời cho phiếu học tập.

- Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.

- GV kết luận và chốt kiến thức.

- GV cộng điểm theo phiếu đánh giá vào classdojo.

2.2. Hoá chất trong phòng thực hành được bảo quản, sử dụng tuỳ theo tính chất và mục đích khác nhau.

Lưu ý: Các hóa chất cần được dán nhãn với đầy đủ thông tin giúp người sử dụng biết rõ hơn về loại hóa chất đang sử dụng (biết cách sử dụng và bảo quản tránh gây ra những sự cố không đáng có).

Hoạt động 2.3: Mô tả các bước viết báo cáo

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu mỗi nhóm đọc thông tin trong SGK và thảo luận và hoàn thành các câu hỏi ở mục A trong Phiếu học tập 2.3 (tức là câu Thảo luận 3, 4, 5, 6 SGK trang 7 và 8).

- GV sẽ cho quay vòng quay https://wheelofnames.com để lựa chọn một nhóm đại diện trình bày câu trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm đọc SGK để suy nghĩ, thảo luận đưa ra câu trả lời theo gợi ý của GV.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm được chọn sẽ báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập ở Phiếu học tập 2.3 phần A. Các nhóm còn lại thảo luận về câu trả lời của các nhóm bạn, bổ sung thêm các ý còn thiếu, đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn để GV và các nhóm khác cùng giải đáp.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

- GV ghi điểm trong classdojo cho nhóm báo cáo hoặc nhóm bổ sung ý kiến hợp lí thông qua phiếu đánh giá.

II. VIẾT BÁO CÁO VÀ THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC

2.3. Mô tả các bước viết báo cáo

- Báo cáo khoa học là một văn bản trình bày rõ ràng, đầy đủ, chi tiết quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học.

Hoạt động 2.4: Thiết kế bài thuyết trình một vấn đề khoa học

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu mỗi nhóm đọc thông tin trong SGK và thảo luận và hoàn thành các câu hỏi ở mục B trong Phiếu học tập 2.3 (tức là câu Thảo luận câu 7 SGK trang 8).

- GV sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để lựa chọn một nhóm đại diện trình bày câu trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm đọc SGK để suy nghĩ, thảo luận đưa ra câu trả lời theo gợi ý của GV.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhóm được chọn sẽ báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập ở Phiếu học tập 2.3 phần B. Các nhóm còn lại thảo luận về câu trả lời của các nhóm bạn, bổ sung thêm các ý còn thiếu, đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn để GV và các nhóm khác cùng giải đáp.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.

- GV ghi điểm trong classdojo cho nhóm báo cáo hoặc nhóm bổ sung ý kiến hợp lí thông qua phiếu đánh giá.

2.4. Thiết kế bài thuyết trình một vấn đề khoa học

- Để việc thuyết trình một vấn đề khoa học có chất lượng tốt, chúng ta cần chuẩn bị kĩ bài thuyết trình một cách ngắn gọn, phản ánh đầy đủ thông tin những điểm chính trong bài báo cáo.

3. Hoạt động Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Luyện tập kiến thức đã học vào thực tiễn ngay tại lớp học.

- Phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Nội dung:

Hoàn thành câu hỏi luyện tập: Em hãy viết một báo cáo khoa học tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.

c) Sản phẩm: Bản báo cáo của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận và viết một báo cáo khoa học tìm hiểu về tốc độ phản ứng phụ thuộc và diện tích tiếp xúc các chất.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm tiến hành thảo luận và viết báo cáo (phần tìm hiểu có thể đã tìm hiểu ở nhà).

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chung và mở rộng thêm các ví dụ có thể nghiên cứu, báo cáo tại nhà cho HS tìm hiểu.

- GV tổng kết điểm trong classdojo và có những ghi nhận với các nhóm đạt điểm cộng tốt (có thể là cộng điểm vào đánh giá thường xuyên)

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.

b) Nội dung:

Tiến hành làm poster báo cáo khoa học

c) Sản phẩm:

Poster báo cáo khoa học (trên giấy A0)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu các nhóm tiến hành tạo poster cho bài báo cáo khoa học đã thực hiện ở phần luyện tập.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thực hiện làm poster

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Các nhóm trình bày Poster

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét đánh giá chung các nhóm về hình thức và trình bày, một số lưu ý rút ra cho các lần thực hiện tiếp theo

Giáo án bài 2 Khoa học tự nhiên 9 CTST

Xem trong file tải về.

Giáo án bài 3 Khoa học tự nhiên 9 CTST

Xem trong file tải về.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ giáo án môn Vật lí 9 Chân trời sáng tạo file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 136
(Có tiết ôn tập) Giáo án Vật lí 9 Chân trời sáng tạo CV 5512
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu (Có tiết ôn tập) Giáo án Vật lí 9 Chân trời sáng tạo CV 5512