(Bài 1-17) Giáo án Vật lí 9 sách mới Kết nối tri thức file word

Tải về

Giáo án Vật lí 9 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu file word kế hoạch bài dạy môn Vật lí lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ cả năm học từ bài 1 đến bài 17 theo chương trình sách giáo khoa mới môn Khoa học tự nhiên 9 KNTT. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Vật lí 9 KNTT. Để tải giáo án môn Vật lí lớp 9 Kết nối, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Vật lí 9 Kết nối tri thức

Giáo án bài 1 Vật lí 9 Kết nối tri thức

Bài 01: NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ HÓA CHẤT.

THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC

Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tên một số dụng cụ thí nghiệm và chức năng sử dụng; các lưu ý khi sử dụng các dụng cụ và cách bảo quản chúng.

- Các hoá chất cơ bản trong phòng thí nghiệm; cách bảo quản và sử dụng chúng.

- Cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học: 1.Tiêu đề; 2.Tóm tắt; 3.Giới thiệu; 4.Phương pháp; 5.Kết quả; 6.Thảo luận; 7.Kết luận; 8.Tài liệu tham khảo.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng. Chủ động nêu ý kiến thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid, base.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

3. Phẩm chất:

Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và chia sẻ các nội dung tìm hiểu được với các thành viên trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1.Giáo viên:

- Thiết bị dạy học

+ Thiết bị công nghệ, phần mềm: Máy vi tính, máy chiếu, MS PowerPoint

+ Thiết bị dạy học khác: Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS: 2 ống nghiệm hoặc cốc thuỷ tinh, giấy pH hoặc bộ que thử pH, 1 bình xịt nước, 1 ống pipet, 1 ống chia, dụng cụ trộn và đựng dung dịch, acid axetic hoặc acid clohidric loãng, dung dịch nước xút (NaOH) hoặc dung dịch ammoniac.

- Học liệu: Các hình ảnh: (1) một số dụng cụ thí nghiệm như ống thí nghiệm, lọ đựng hoá chất,...(2) không gian phòng thí nghiệm, (3) biển cảnh báo an toàn trong phòng thí nghiệm.

2. Học sinh: Đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: Khơi gợi được sự tò mò của HS, giúp HS xác định được các hoạt động tiếp theo. Nêu được cách lựa chọn hoá chất và dụng cụ phù hợp khi tiến hành các thí nghiệm.

b) Nội dung:

GV đưa ra tình huống: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hoá chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự đoán: Để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp giúp thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn ta cần:

- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng (công dụng) của dụng cụ, hóa chất.

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm với dụng cụ và hóa chất.

HS xác định được nhiệm vụ của hoạt động tiếp theo: Tìm hiểu một số đồ dùng thí nghiệm và cách sử dụng

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hoá chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn? và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong 2 phút.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ nếu cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi HS trình bày kết quả trả lời câu hỏi.

- Một số HS trình bày câu trả lời theo quan điểm cá nhân.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV phân tích, nhận xét câu trả lời của học sinh.

- GV nhận xét: Số HS trả lời đúng các câu hỏi và về thái độ làm việc của HS.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: tiến hành các thí nghiệm là một hoạt động quan trọng kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các dụng cụ thí nghiệm, hoá chất được lựa chọn như thế nào? Kết quả thí nghiệm được trình bày ra sao để đảm bảo tính khoa học? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng (40 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết được các dụng cụ cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên lớp 9 bao gồm các dụng cụ thí nghiệm quang học, điện từ và một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất; một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể.

b) Nội dung: GV giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm quang; một số dụng cụ thí nghiệm điện từ; một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất; một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể.

GV sử dụng kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép”. Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và lần lượt phát phiếu học tập số 01 và số 02 cho các nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành các phiếu học tập.

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Vòng 01: Nhóm chuyên gia các nhóm thực hiện phiếu học tập 01.

+ Vòng 02: Nhóm các mảnh ghép thực hiện phiếu học tập 02.

c) Sản phẩm:

- Kết quả thực nghiệm phiếu học tập số 1, 2.

d) Tổ chức thực hiện:

.................

Giáo án bài 2 Vật lí 9 Kết nối tri thức

BÀI 2: THẾ NĂNG – ĐỘNG NĂNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS biết và hiểu về động năng, viết được biểu thức tính động năng của vật.

- HS biết và hiểu về thế năng, viết được biểu thức tính thế năng của vật.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

– Tự chủ và học tập: Tích cực trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ và năng lượng của vật.

– Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

2.2 Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Viết được biểu thức tính động năng của vật, biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất cách so sánh động năng , thế năng ở các hiện tượng trong thực tế

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra, giải thích các hiện tượng động năng, thế năng trong thực tế

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

– Máy tính, máy chiếu.

– File trình chiếu ppt hỗ trợ bài dạy.

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

– Dụng cụ thí nghiệm dành cho mỗi nhóm HS: 1 máng trượt (gồm 1 máng nghiêng, dài khoảng 30 cm, ghép với 1 máng ngang dài khoảng 20–30 cm); 1 quả bóng bi–a; 1 quả bóng golf; 1 miếng gỗ nhỏ hình hộp chữ nhật có khối lượng khoảng 50 g.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được sự thay đổi tốc độ của vật trong quá trình chuyển động từ vị trí cao tới vị trí thấp, từ đó dự đoán về sự thay đổi năng lượng của vật.

- Chủ động nêu ý kiến cá nhân trong hoạt động thảo luận về sự thay đổi tốc độ và năng lượng của vật.

b) Nội dung:

- GV tiến hành thực hiện thí nghiệm ảo qua link dưới đây:

https://phet.colorado.edu/sims/html/energy-skate-park-basics/latest/energy-skate-park-basics_all.html?locale=vi

................

Giáo án bài 3 Vật lí 9 Kết nối tri thức

BÀI 3: CƠ NĂNG

Môn học: KHTN - Lớp: 9

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

– Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.

– Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động trao đổi ý kiến cá nhân với bạn trong hoạt động thảo luận về sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng của các vật.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Hợp tác, hỗ trợ thành viên trong nhóm thực hiện các thí nghiệm tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến cơ năng.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết được các vật có cơ năng; Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. Viết được công thức tính cơ năng.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện thí nghiệm và phân tích được các hiện tượng về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp thực tiễn. Vận dụng công thức tính cơ năng để giải một số bài tập .

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu bài học, hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao

- Trung thực: Trung thực khi thực hiện và thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- 03 quả bóng tennis (có thể thay thế bằng quả chanh/cam nhỏ).

- Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS: con lắc đơn (gồm vật nặng và sợi dây không dãn), giá thí nghiệm.

- Video hoạt động của xe thế năng:

https://youtu.be/_flzHeVkGGg?si=8kJPob_K4tER2wFU.

2. Học sinh: Bài cũ ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Xác định được vấn đề của bài học thông qua thí nghiệm đơn giản có sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng.

b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm thực tiễn đơn giản (tung hứng quả bóng tennis) và thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS:

+ Giai đoạn quả bóng chuyển động lên trên: độ cao của vật tăng dần nên thế năng trọng trường của vật tăng dần; đồng thời tốc độ của vật giảm dần nên động năng của vật giảm dần.

+ Giai đoạn quả bóng rơi xuống, thế năng trọng trường của vật giảm dần, động năng của vật lại tăng dần.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về thế năng và động năng.

- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm (GV tung hứng quả bóng tennis 3 lần) và trả lời câu hỏi: Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của các quả bóng biến đổi như thế nào?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân thực hiện:

+ Quan sát chuyển động của các quả bóng trong trò chơi tung hứng.

+ Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 03 HS trình bày câu trả lời.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài mới: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới.

.....................

Mời các bạn dùng file tải về để xem trọn bộ giáo an Vật lí 9 Kết nối tri thức.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 537
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu (Bài 1-17) Giáo án Vật lí 9 sách mới Kết nối tri thức file word