(File word cả năm) Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức
Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 9 sách Kết nối
Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 9 sách Kết nối tri thức được các thầy cô giáo biên soạn theo hướng dẫn của công văn 5512 bám sát với nội dung bài học trong SGK. Mẫu giáo án Toán 9 KNTT được trình bày ở dạng file word thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa.
Mẫu giáo án Toán 9 Kết nối tri thức được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức bài 1
Bài 1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
– Nhận biết phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
– Nhận biết nghiệm của phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
2. Về năng lực
– Rèn luyện các năng lực toán học, nói riêng là năng lực giao tiếp toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học.
– Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
3. Về phẩm chất
Góp phần giúp HS rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm):
+ Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;
+ Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo viên:
+ Giáo án, bảng phụ, máy chiếu (nếu có), phiếu học tập, …
– Học sinh:
+ SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
+ Ôn lại các kiến thức về vẽ đồ thị hàm số .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bài học này dạy trong 02 tiết:
+ Tiết 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
+ Tiết 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Tiết 1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | Mục tiêu cần đạt |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Gợi động cơ, tạo tình huống xuất hiện trong thực tế để HS tiếp cận với khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, từ đó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
Tình huống mở đầu (3 phút) – GV tổ chức cho học sinh đọc bài toán và suy nghĩ về câu hỏi: Có thể giải bài toán đó theo cách tương tự như “giải bài toán bằng cách lập phương trình” được hay không? – Đặt vấn đề: Sau khi học sinh trả lời, GV có thể gợi vấn đề như sau: Thay vì gọi một ẩn là số quả cam hoặc số quả quýt thì ta có thể gọi hai ẩn số, một ẩn là số quả cam, một ẩn là số quả quýt thì sẽ thu được phương trình có dạng như thế nào? |
– HS trả lời: Giải được bài toán bằng cách lập phương trình đã học ở lớp 8. – HS đọc và suy nghĩ về tình huống.
| + Mục đích của phần này là đưa ra một bài toán thực tế có hai đại lượng chưa biết nhằm dẫn đến khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: HS nhận biết được phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. Nội dung: HS thực hiện các HĐ1, HĐ2, từ đó nhận biết được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. Sản phẩm: Lời giải cho các câu hỏi trong HĐ. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
1. Phương trình bậc nhất hai ẩn – GV cho HS đọc yêu cầu của hai HĐ rồi mời HS trả lời câu hỏi; các HS khác lắng nghe và nhận xét, góp ý (nếu có); GV tổng kết rút ra khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. – GV viết bảng hoặc trình chiếu nội dung trong Khung kiến thức. | – HS thực hiện cá nhân HĐ1 và HĐ2. HD. HĐ1: x + y = 17. HĐ2: 3y; 10x và hệ thức liên hệ là: 10x + 3y = 100. – HS ghi nội dung cần ghi nhớ. | + Thông qua HĐ1 và HĐ2, học sinh sẽ lập được các phương trình bậc nhất hai ẩn (chính là các hệ thức liên hệ giữa hai ẩn x và y). + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
Ví dụ 1 (5 phút) – GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung Ví dụ 1 trong SGK. GV yêu cầu HS thực hiện cá nhânVí dụ 1 trong 3 phút, sau đó GV mời HS trả lời Ví dụ 1.
| – HS thực hiện Ví dụ 1 và ghi bài. | + VD1 là ví dụ nhằm giúp HS nhận diện khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng phương trình bậc nhất và hình thành kĩ năng biểu diễn hình học miền nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn. Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu trong Luyện tập 1; Ví dụ 2; Ví dụ 3 và Luyện tập 2. Sản phẩm: Lời giải của HS cho các ví dụ và bài luyện tập. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
Luyện tập 1 (5 phút) – GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi trong 3 phút. GV mời hai nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. – GV nhận xét bài làm của các nhóm và chốt lại nội dung. | – HS hoạt động theo nhóm đôi, xung phong phát biểu trước lớp và trình bày vào vở ghi. – Các nhóm HS sẽ đưa ra nhiều phương trình, chẳng hạn như sau: Phương trình bậc nhất hai ẩn: 2x – y = 3 có một nghiệm là | + LT2 là hoạt động nhằm củng cố khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
Ví dụ 2 (5 phút) – GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung Ví dụ 2 trong SGK. – GV yêu cầu HS thực hiện ý a) Ví dụ 2 trong 2 phút. Sau đó GV gọi một HS hoàn thành bảng giá trị. – GV yêu cầu HS thảo luận ý b) theo nhóm hai bạn cùng bàn. Sau đó, GV tổ chức cho HS thảo luận và rút ra Chú ý.
| – HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bảng giá trị. – HS thảo luận yêu cầu của ý b) với bạn để rút ra được kết luận phương trình bậc nhất hai ẩn luôn có vô số nghiệm. | + Mục đích của Ví dụ 2 là giúp HS nhận biết được một phương trình bậc nhất hai ẩn bao giờ cũng có vô số nghiệm, muốn tìm một nghiệm cụ thể thì ta chỉ cần cho x giá trị cụ thể và tính giá trị tương ứng của y từ phương trình hoặc làm ngược lại. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
Ví dụ 3 (10 phút) – GV hướng dẫn HS giải câu a của Ví dụ 3. – GV nhắc lại cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất: Lấy hai điểm thuộc đồ thị (thường là giao điểm với hai trục toạ độ), đường thẳng nối hai điểm chính là đồ thị cần vẽ. – Sau đó, GV yêu cầu HS thực hiện ý b, c của VD3. Sau khi hoàn thành VD3, GV rút ra phần Nhận xét. Đây có thể là nội dung khó đối với HS, GV cần giảng giải kĩ cho HS. | – HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV và ghi bài. | + Mục đích của phần này là rèn luyện kĩ năng viết các nghiệm và biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn cụ thể, qua đó giới thiệu khái niệm đường thẳng ax + by = c. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
.....................
Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức bài 2
Bài 2. GIẢI HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
– Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.
– Tìm nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng máy tính cầm tay (MTCT).
2. Về năng lực
– Rèn luyện các năng lực toán học, nói riêng là năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
– Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
3. Về phẩm chất
Góp phần giúp HS rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm):
+ Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;
+ Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, máy chiếu (nếu có), phiếu học tập,…
– Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, máy tính cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bài học này dạy trong 04 tiết:
+ Tiết 1. Mục 1. Phương pháp thế
+ Tiết 2. Mục 2. Phương pháp cộng đại số
+ Tiết 3. Mục 3. Sử dụng MTCT tìm nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
+ Tiết 4. Chữa bài tập.
Tiết 1. PHƯƠNG PHÁP THẾ
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh | Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động | Mục tiêu cần đạt |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Gợi động cơ, tạo tình huống có vấn đề về việc giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Nội dung: HS đọc yêu cầu tình huống, từ đó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
Tình huống mở đầu (2 phút) – GV yêu cầu HS đọc nội dung của Tình huống mở đầu.
|
HS suy nghĩ về tình huống mở đầu và nảy sinh nhu cầu tìm hiểu cách giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
| + Mục đích của phần này chỉ là gợi động cơ học tập bài mới cho HS. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học. |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: HS biết cách giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế. Nội dung: HS thực hiện HĐ1 và Ví dụ 1, từ đó biết được cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. Sản phẩm: Lời giải cho các câu hỏi trong HĐ1 và Ví dụ 1. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV. | ||
1. Phương pháp thế (5 phút) GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các yêu cầu trong HĐ1. Sau đó, GV yêu cầu HS nêu cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế. GV nhận xét, kết luận và phân tích cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. – GV viết bảng hoặc trình chiếu nội dung trong Khung kiến thức. | – HS thực hiện cá nhân HĐ1. HD. 1. Từ phương trình thứ nhất, ta có: x = 3 – y. Thế vào phương trình thứ hai ta được: 2(3 – y) – 3y = 1, suy ra 2. Với y = 1 thì x = 3 – 1 = 2. Vậy nghiệm của hệ đã cho là | + Mục đích của phần này nhằm giúp HS từng bước hiểu được cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. + Góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học. |
..................
Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức bài 3
Xem trong file tải về.
Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức bài 4
Xem trong file tải về.
Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức bài 5
Xem trong file tải về.
Nội dung chi tiết giáo án Toán 9 Kết nối tri thức file word cả năm mời các bạn sử dụng file tải về.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
Tham khảo thêm
(Mới) Giáo án Địa lí 9 Chân trời sáng tạo file word cả năm
Sách Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức pdf
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo
(Chuẩn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán 9 Chân trời sáng tạo
(Mới) Giáo án Powerpoint Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
(Mới) Đáp án tập huấn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
(File word) Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo 2023-2024
-
Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì
-
Giáo án lớp 1 bộ sách Cánh Diều tất cả các môn (Trọn bộ cả năm)
-
Kế hoạch dạy học lớp 3 Chân trời sáng tạo tất cả các môn
-
(2 đề) Đọc hiểu Một người Hà Nội
-
Top 5 bài nghị luận về sống đẹp siêu hay
-
Top 25 mẫu Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt siêu hay
-
Viết về nguyện vọng của em
-
Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
-
Giáo án Công nghệ 9 Cánh Diều - Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
(2 đề) Một cơn giận đọc hiểu
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
Xác định các hoạt động kinh tế mà các hãng xe công nghệ đang tham gia
(Có đáp án) Đọc hiểu Cúc áo của mẹ
Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
(Mẫu chuẩn) Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?