(File word) Giáo án Hóa học 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Kế hoạch bài dạy môn Hóa học 9 Chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 9 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Hóa lớp 9 sách Chân trời sáng tạo được các thầy cô giáo biên soạn theo hướng dẫn của công văn 5512 bám sát với nội dung bài học trong SGK. Mẫu giáo án Hóa 9 CTST được trình bày ở dạng file word thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa.
Lưu ý: Hiện tại giáo án môn Hóa 9 CTST mới có bài 16,17. Các nội dung tiếp theo sẽ được Hoatieu chia sẻ trong thời gian sớm nhất.
- Phân phối chương trình Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo cả năm
- Kế hoạch dạy học Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Giáo án Hóa học 9 bài 16 Chân trời sáng tạo
BÀI 16: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được tính chất vật lí của kim loại; Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.
- Tìm hiểu tự nhiên: Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng…)
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bộ dụng cụ thí nghiệm về một số tính chất hóa học của kim loại
- Hoá chất, dụng cụ: mẩu sodium, magnesium, thanh kẽm, dung dịch hydrochloric acid, phenolphthalein, CuSO4; nước cất, đũa thủy tinh, chậu thủy tinh, cốc thủy tinh, …
- Video thí nghiệm phản ứng của kim loại tác dụng với phi kim.
- Slide, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm
2. Học sinh
- SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề: Xung quanh ta có nhiều đồ vật, máy móc, thiết bị làm bằng kim loại. Mỗi kim loại có thể được dùng để sản xuất ra nhiều sản phẩm dựa vào tính chất của kim loại, chẳng hạn dây điện có lõi bằng đồng, dụng cụ đun nấu bằng nhôm, … Các kim loại có những tính chất gì giống và khác nhau?
Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài mới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, từ đó HS hình thành động cơ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề: Xung quanh ta có nhiều đồ vật, máy móc, thiết bị làm bằng kim loại. Mỗi kim loại có thể được dùng để sản xuất ra nhiều sản phẩm dựa vào tính chất của kim loại, chẳng hạn dây điện có lõi bằng đồng, dụng cụ đun nấu bằng nhôm, … Các kim loại có những tính chất gì giống và khác nhau?
HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào kiến thức, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện một HS trả lời.
Các HS khác theo dõi.
Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV không nhận xét tính đúng sai mà từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài: Để hiểu cụ thể các tính chất của kim loại, kiểm chứng câu trả lời của bạn, sau đây cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài 16: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của kim loại
a) Mục tiêu: Nêu được tính chất vật lí của kim loại.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập 1.
Phiếu học tập 1 Câu 1. Nêu các tính chất vật lí của kim loại. Câu 2. Vì sao người ta có thể cán mỏng hoặc uốn cong các vật liệu làm từ nhôm một cách dễ dàng? Câu 3. Trong thực tế, dây dẫn điện thường được làm từ kim loại nào? Vì sao bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng không được sử dụng để làm dây dẫn điện? Câu 4. Trước khi bóng đèn LED ra đời, bóng đèn sợi đốt với dây tóc được làm từ kim loại tungsten (W) được sử dụng rất phổ biến. Dựa vào tính chất vật lí nào mà kim loại tungsten được sử dụng làm dây tóc bóng đèn? |
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, dự kiến
Câu 1.
Tính chất vật lí của kim loại:
- Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, …
- Kim loại khác nhau thì khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, … khác nhau.
Câu 2.
Vì nhôm (Al) có tính dẻo cao nên người ta có thể cán mỏng hoặc uốn cong các vật liệu làm từ nhôm một cách dễ dàng.
Câu 3.
Trong thực tế, dây dẫn điện thường được làm từ kim loại nhôm (Al) và kim loại đồng (Cu).
Mặc dù bạc (Ag) là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng không được sử dụng làm dây dẫn điện do bạc có giá thành cao và là kim loại nặng (khối lượng riêng của bạc: 10,49 gam/cm3).
Câu 4.
Nguyên lí làm việc của bóng đèn sợi đốt: Khi hoạt động, dòng điện chạy trong sợi đốt của bóng đèn làm cho sợi đốt nóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng.
Kim loại tungsten nóng chảy ở nhiệt độ cao (3 410 oC) nên được sử dụng làm dây tóc bóng đèn.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1. Tính chất vật lí của kim loại và hoàn thành phiếu học tập 1. - HS nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập 1. - GV theo dõi, đôn đốc nếu cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày. - HS còn lại lắng nghe, nhận xét. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV chốt kiến thức trọng tâm. | I. Tính chất vật lí của kim loại ● Tính dẻo - Kim loại có tính dẻo. - Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau. Tính dẫn điện - Kim loại có tính dẫn điện. - Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,... Tính dẫn nhiệt - Kim loại có tính dẫn nhiệt . - Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt cũng thường dẫn nhiệt tốt. Ánh kim - Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác. ● Nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng - Những kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng khác nhau. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học cơ bản của kim loại
a) Mục tiêu:Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.
b) Nội dung:GV cho HS quan sát video một số thí nghiệm; tiến hành làm một số thí nghiệm và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 2.
Phiếu học tập 2 Câu 1. Vì sao một số kim loại như magnesium, kẽm để lâu ngoài không khí sẽ mất đi ánh kim ban đầu? Câu 2. Phản ứng giữa kim loại với các phi kim khác nhau có tạo thành sản phẩm giống nhau không? Giải thích. Câu 3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng: a) Mg + O2 → ? b) Zn + O2 → ? c) Al + Cl2 → ? d) Na + Cl2 → ? e) Fe + S → ? f) K + S → ? Câu 4. Hãy dự đoán và viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho kim loại đồng vào dung dịch silver nitrate (AgNO3). Câu 5. Vì sao các đồ dung (cửa, bàn ghế, …) làm từ vật liệu kim loại thường phải sơn phủ một lớp trên bề mặt? |
Báo cáo kết quả thí nghiệm * Tìm hiểu phản ứng của một số kim loại với nước 1. Hóa chất, dụng cụ - Mẩu kim loại sodium - Chậu thủy tinh chứa nước cất - Phenolphthalein 2. Tiến hành - Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphthalein vào chậu nước cất. - Cho mẩu kim loại sodium vào chậu thủy tinh trên. 3. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………………… 4. Theo em, khi cho mẩu sodium vào nước thì diễn ra sự biến đổi vật lí hay biến đổi hóa học? Vì sao dung dịch trong chậu thủy tinh lại chuyển sang màu hồng? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 5. Phương trình hóa học của phản ứng ……………………………………………………………………………………………… * Tìm hiểu phản ứng của một số kim loại với dung dịch hydrochloric acid 1. Hóa chất, dụng cụ - Mẩu kẽm - dung dịch hydrochloric acid - ống nghiệm 2. Tiến hành - Cho 3ml dung dịch hydrochloric acid vào ống nghiệm. - Cho mẩu kẽm vào ống nghiệm đã chứa dung dịch hydrochloric acid. 3. Hiện tượng ………………………………………………………………………………………………. 4. Phương trình hóa học của phản ứng ……………………………………………………………………………………………… 5. Hãy cho biết sản phẩm tạo thành khi cho kim loại aluminium vào dung dịch hydrochloric acid. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. ……………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. * Tìm hiểu phản ứng của một số kim loại với dung dịch muối 1. Hóa chất, dụng cụ - 1 thanh kim loại kẽm - cốc thủy tinh - CuSO4 dạng rắn (GV phát sẵn lượng đủ dùng) - đũa thủy tinh. 2. Tiến hành - Cho CuSO4 vào cốc thủy tinh, sau đó cho thêm nước cất đến vạch chỉ định của GV. - Dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho CuSO4 tan hết. - Nhúng thanh kim loại kẽm vào cốc thủy tinh. 3. Hiện tượng ……………………………………………………………………………………………… 4. Phương trình hóa học của phản ứng ……………………………………………………………………………………………… |
c) Sản phẩm:Câu trả lời của HS, dự kiến:
Câu 1.
Khi để lâu ngoài không khí, một số kim loại như magnesium, kẽm … phản ứng với oxygen có trong không khí tạo thành lớp oxide kim loại, làm mất đi ánh kim ban đầu.
Phương trình hoá học minh hoạ:
2Mg + O2 → 2MgO
2Zn + O2 → 2ZnO
Câu 2.
Phản ứng giữa kim loại với các phi kim khác nhau tạo thành các sản phẩm khác nhau.
Ví dụ:
+ Nhiều kim loại phản ứng với lưu huỳnh tạo thành muối sulfur.
+ Hầu hết các kim loại phản ứng với khí chlorine tạo thành muối chloride.
Câu 3.
a) 2Mg + O2→ 2MgO
b) 2Zn + O2→ 2ZnO
c) 2Al + 3Cl2→ 2AlCl3
d) 2Na + Cl2→ 2NaCl
e) Fe + S → FeS
f) 2K + S → K2S
Câu 4.
Dự đoán:
+ Hiện tượng: Bề mặt thanh đồng có lớp kim loại trắng sáng bám lên bề mặt. Màu của dung dịch chuyển dần từ không màu sang xanh.
+ Phương trình hoá học:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu 5.
Các đồ dùng (cửa, bàn, ghế, …) làm từ vật liệu kim loại thường phải sơn phủ một lớp trên bề mặt để bảo vệ kim loại trước các tác nhân như oxygen, hơi nước … có trong không khí làm hoen, gỉ.
............................................
Giáo án Hóa học 9 bài 17 Chân trời sáng tạo
BÀI 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được dãy hoạt động hoá học: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
+ Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.
+ Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hóa học của chúng.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,…
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Dụng cụ, hoá chất:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm
+ Hoá chất: Dung dịch AgNO3, dung dịch HCl 1M, nước cất, phoi đồng, mảnh magnesium, đinh sắt, natri (sodium), dung dịch ZnSO4 1M, dây đồng.
- Video thí nghiệm: sodium và magnesium phản ứng với nước; video mô phỏng quá trình điện phân nóng chảy Al2O3.
- Phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên cho HS xem hình ảnh và đặt vấn đề: Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại như sắt, đồng bị gỉ sét, mất vẻ sáng bóng khi để lâu trong không khí. Ngược lại những đồng tiền vàng vẫn giữ sáng bóng. Vì sao lại có hiện tượng đó? Từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.
c. Sản phẩm: Động cơ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên cho HS quan sát hình ảnh sau và yêu cầu nhận xét đặc điểm bề ngoài.
GV nêu vấn đề: Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại như sắt, đồng bị gỉ sét, mất vẻ sáng bóng khi để lâu trong không khí. Ngược lại những đồng tiền vàng vẫn giữ sáng bóng. Vì sao lại có hiện tượng đó?
HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ nảy sinh động cơ học tập.
GV theo dõi đôn đốc và hỗ trợ HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi 1 đại diện trình bày ý kiến đề xuất, đề xuất của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó dẫn dắt HS vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài: Để nhận xét câu trả lời của bạn, sau đây cô cùng các em tìm hiểu bài 17 DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại
a) Mục tiêu: HS nắm được dãy hoạt động hóa học của kim loại
b) Nội dung: Ban đầu GV cho HS xem video lại video Kim loại sodium phản ứng với nước (đây là thí nghiệm đã được làm) và video Kim loại magnesium phản ứng với nước ở nhiệt độ thường và đun nóng. Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm, và hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm 1. Phản ứng của một số kim loại với dung dịch hydrochloric acid * Dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, mảnh magnesium, đinh sắt, đồng phoi bào, dung dịch HCl 1 M. * Tiến hành: Bước 1: Cố định 3 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, đánh số thứ tự 3 ống nghiệm. Bước 2: Thêm vào lần lượt mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch HCl. Bước 3: Cho vào ống nghiệm (1) một mảnh magnesium, ống nghiệm (2) một đinh sắt và ống nghiệm (3) một mảnh đồng phoi bào. | Thí nghiệm 2: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối * Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, dây đồng, dung dịch ZnSO4 1 M, dung dịch AgNO3 1 M. * Tiến hành: Bước 1: Cố định 2 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, đánh số thứ tự 2 ống nghiệm. Bước 2: Cho vào ống nghiệm (1) 2 mL dung dịch ZnSO4 và ống nghiệm (2) 2 mL dung dịch AgNO3. Bước 3: Nhúng vào mỗi ống nghiệm một đoạn dây đồng, quan sát hiện tượng. |
....................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung mẫu giáo án Hóa học 9 CTST file word.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
Tham khảo thêm
(File word) Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
(Dễ đạt điểm cao) Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước hay chọn lọc
(Bản 2) Phân phối chương trình Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo file Word
(File word) Phân phối chương trình Toán 9 Kết nối tri thức
(Bài 1-9) Phiếu học tập Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (file Word)
(File word) Phân phối chương trình Lịch sử Địa lí 9 Cánh Diều
(Mới) Kế hoạch dạy học Văn 9 Cánh Diều file Word
(File word) Sách giáo khoa Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
(File word) Giáo án Hóa học 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025
265,3 KB 14/06/2024 10:49:00 SATải Giáo án Hóa học 9 Chân trời sáng tạo pdf
14/06/2024 11:12:30 SA
Gợi ý cho bạn
-
PowerPoint Địa lí 9: Ôn tập cuối học kì 1
-
Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều kì 1
-
PowerPoint Địa lí 9 Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng
-
Giáo án điện tử lớp 9 Cánh Diều các môn học
-
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
-
PowerPoint Tiếng Anh 9 Unit 3: Healthy living for teens
-
Giáo án điện tử Âm nhạc 9 Cánh Diều
-
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
-
PowerPoint Toán 9 Bài 19: Phương trình bậc hai một ẩn
-
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
(Có tiết ôn tập) Giáo án Hóa học 9 Cánh Diều bài 15-32
PowerPoint Tin học 9 Bài 9b: Các chức năng chính của phần mềm làm video
Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Chân trời sáng tạo
(File word) Giáo án Tiếng Anh 9 i Learn Smart World Unit 1-8
PowerPoint Tin học 9 Bài 4: Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ internet
Giáo án powerpoint Âm nhạc 9 Kết nối tri thức