(Bài 18-35) Giáo án môn Hóa học 9 Kết nối tri thức cả năm
Bộ giáo án môn Hóa lớp 9 Kết nối tri thức
Giáo án môn Hóa học 9 Kết nối tri thức đầy đủ cả năm được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu file word kế hoạch bài dạy môn Hóa học lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ cả năm học từ bài 18 đến bài 35 theo chương trình sách giáo khoa mới môn Khoa học tự nhiên 9 KNTT. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Hóa học 9 KNTT. Để tải giáo án môn Hóa lớp 9 Kết nối, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mẫu giáo án môn Hóa học 9 Kết nối tri thức được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức bài 18
BÀI 18. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
(Thời lượng 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim.
– Hầu hết kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide (trừ kim loại như Au không phản ứng); tác dụng với khí chlorine tạo muối chloride; tác dụng với lưu huỳnh tạo muối sulfide.
– Một số kim loại hoạt động hoá học mạnh như Na, K, Ca,... tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen. Các kim loại như Zn, Fe,... tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen.
– Một số kim loại tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
– Khi xảy ra phản ứng hoá học giữa dung dịch muối và kim loại (trừ kim loại phản ứng được với nước như K, Na, Ca,...), thường sản phẩm tạo thành là muối mới và kim loại mới.
2. Năng lực
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nêu được tính chất vật lí chung của kim loại gồm tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim.
– Trình bày được các tính chất hoá học cơ bản của kim loại gồm tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), với nước, với dung dịch HCl và với dung dịch muối. – Phân tích để mô tả được sự khác biệt trong tính chất vật lí, tính chất hoá học của nhôm, sắt, vàng.
– Giải thích được một số ứng dụng của kim loại dựa trên những tính chất của chúng– Vận dụng kiến thức về tính chất vật lí, hoá học của kim loại để giải quyết một số vấn đề thực tế.
2.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ, tự học: tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện tượng liên quan đến tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện hoạt động tìm hiểu tính chất vật lí và một số tính chất hoá học của kim loại (tác dụng với oxygen, chlorine và nước).
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.
– Trách nhiệm: chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Video thí nghiệm (trên trang web: taphuan.nxbgd.vn):
– Sắt cháy trong oxygen. – Nhôm cháy trong oxygen.
– Natri phản ứng với chlorine. – Sắt phản ứng với chlorine.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
– Nhận thấy kim loại rất đa dạng nhưng chúng có những tính chất vật lí và tính chất hoá học chung.
– Tìm kiếm các thông tin liên quan đến tính chất vật lí của kim loại.
– Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu kể tên các kim loại và ứng dụng của kim loại đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận, viết các ứng dụng lên giấy. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Lần lượt đại diện mỗi nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS, đánh giá dựa trên số lượng kim loại và số ứng dụng mà HS kể được. – GV tổng kết nhấn mạnh: kim loại rất đa dạng về số lượng, về ứng dụng trong cuộc sống. Tuy vậy, kim loại có những tính chất chung. | Câu trả lời của HS: Một số kim loại và ứng dụng của kim loại đó: + Thép (thành phần chính là sắt) làm khung bê tông trong xây dựng,… + Đồng: làm dây dẫn điện, đúc tượng,… + Nhôm: làm thìa dĩa, xoong chảo; làm dây dẫn điện,… + Vàng: làm đồ trang sức. + Thuỷ ngân: để chế tạo nhiệt kế,… – HS nảy sinh những vấn đề như: + Số lượng kim loại rất đa dạng và ứng dụng rất phong phú. + Kim loại có tính chất vật lí và hoá học chung không? |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 Tìm hiểu các tính chất vật lí chung của kim loại
a. Mục tiêu
Nêu được tính chất vật lí chung của kim loại.
Giải thích được một số ứng dụng của kim loại dựa trên những tính chất vật lí.
Tích cực, có trách nhiệm khi tham gia làm việc nhóm. b) Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm |
(1) Tìm hiểu về tính chất vật lí của kim loại Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu trả lời các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận, viết các câu trả lời lên giấy. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Sau đó lần lượt đại diện mỗi nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV ghi nhận các ý kiến của HS. GV nhận xét, đánh giá dựa trên số lượng câu trả lời đúng và tốc độ trả lời câu hỏi của HS. – GV có thể đặt câu hỏi bổ sung để HS nêu ra ý kiến về tính chất vật lí của kim loại sau mỗi câu trả lời. (2) Giải thích một số ứng dụng của kim loại dựa trên tính chất vật lí Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu mỗi HS quan sát Hình 18.1 trong SGK và trả lời câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Mỗi HS tự trả lời câu hỏi. | – Câu trả lời của HS. – Kết luận rút ra sau mỗi câu trả lời về tính chất của kim loại. 1. Nhôm, thép có thể bị uốn cong mà không gãy → Kim loại có tính dẻo. 2. Gỗ, sứ bị vỡ vụn; đồng, vàng, nhôm bị dát mỏng (cao su không vỡ vụn và không bị biến dạng) → Kim loại có tính dẻo. 3. Nhúng thìa nhôm vào cốc nước sôi, cán thìa cũng thấy nóng, chứng tỏ nhôm có thể dẫn nhiệt → Kim loại dẫn nhiệt. 4. Nhôm và đồng có khả năng dẫn điện tốt hơn sắt → Kim loại dẫn điện. 5. Bề mặt mảnh nhôm, đồng có vẻ sáng lấp lánh → Kim loại có ánh kim. Kết luận: các tính chất chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện dẫn nhiệt, ánh kim. – Các câu trả lời của HS: 1. Vàng dùng làm đồ trang sức: ứng dụng tính chất có ánh kim và tính dẻo của vàng. 2. Đồng được dùng làm lõi dây dẫn điện: ứng dụng tính chất dẫn điện của đồng. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. | 3. Nhôm dùng làm xoong nồi và chảo: ứng dụng tính chất dẫn nhiệt của nhôm. 4. Thép được dùng trong xây dựng, cầu đường: ứng dụng tính chất dẻo, tính rắn chắc của sắt (thành phần chính của thép). |
2.2 Tìm hiểu các tính chất hoá học chung của kim loại
a. Mục tiêu
Trình bày được tính chất hoá học của kim loại, viết được các PTHH minh hoạ.
Mô tả được một số khác biệt trong tính chất hoá học của nhôm, sắt, vàng.
b) Tiến trình thực hiện
.....................
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức bài 19
BÀI 19 DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC
(Thời lượng 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Dãy hoạt động hoá học được xây dựng từ thực nghiệm:
K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
– Ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học:
+ Từ trái sang phải, mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
+ Các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca,... tác dụng được với nước ở điều kiện thường, giải phóng khí hydrogen.
+ Kim loại đứng trước H có thể tác dụng với dung dịch acid, giải phóng khí hydrogen. + Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca,...) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
2. Năng lực
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,...
- Nêu được dãy hoạt động hoá học.
- Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.
- Dự đoán được có phản ứng xảy ra hay không, xảy ra với mức độ như thế nào trên cơ sở dãy hoạt động hoá học.
2.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ, tự học: tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện tượng liên quan đến mức độ hoạt động hoá học của kim loại.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện hoạt động thí nghiệm.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: chủ động tích cực đọc tài liệu, nghiên cứu SGK.
– Trách nhiệm: chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.
– Trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Các dụng cụ và hoá chất
– Khảo sát phản ứng của các kim loại Na, Fe, Cu với nước Mỗi bộ dụng cụ gồm có:
+ 1 mẩu kim loại natri bằng hạt đậu xanh.
+ Đinh sắt.
+ Dây đồng.
+ 2 ống nghiệm đựng nước được đánh số (1), (2).
+ Chậu thuỷ tinh đựng nước.
– Khảo sát phản ứng của kim loại Fe, Cu với dung dịch acid Mỗi bộ dụng cụ gồm có:
+ Đinh sắt.
+ Dây đồng.
+ 2 ống nghiệm.
+ Dung dịch HCl (nồng độ khoảng 0,5 M).
– So sánh mức độ hoạt động hoá học của kim loại Ag và Cu Mỗi bộ dụng cụ gồm có: + Dây đồng.
+ Dung dịch AgNO3 2%.
+ Ống nghiệm.
+ Panh.
Lưu ý: Nên dùng giấy nhám đánh sạch bề mặt đinh sắt và dây đồng trước khi làm thí nghiệm.
2. Các bản báo cáo kết quả thí nghiệm
...................
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức bài 20
Xem trong file tải về.
Mời các sử dụng file tải về để xem trọn bộ giáo án Hóa học 9 KNTT file doc.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án PowerPoint Vật lí 9 Kết nối tri thức (bài 1-17)
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Phụ lục 1, 2, 3 môn Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức 2024
(Bài 36-51) Bài giảng điện tử Sinh học 9 Kết nối tri thức
Phụ lục 1, 3 môn Giáo dục thể chất lớp 9 Kết nối tri thức 2024
(Cả năm) Giáo án Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức file word (Soạn gộp, tách)
(Bài 36-51) Trọn bộ Giáo án Sinh học 9 Kết nối tri thức
(Bài 1-6) Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 như thế nào?
-
(Mới) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bắc Ninh 2024
-
Thơ tình cuối mùa thu đọc hiểu
-
Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật mèo - Kiều Phương? Vì sao?
-
So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang
-
Đề kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục địa phương 8 Vĩnh Phúc
-
Phân tích bài viết tham khảo Hiểu biết về lịch sử
-
(File doc) Phân phối chương trình môn Sinh 12 Kết nối tri thức
-
Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 2023-2024
-
Điểm chuẩn đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Top 9 bài nghị luận về kỹ năng sống siêu hay
(File word cả năm) Giáo án dạy thêm Toán 7 Chân trời sáng tạo
Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
Nói câu thể hiện tình cảm của em đối với thầy cô giáo của mình lớp 2
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng lớp 7 (6 mẫu)