(Bài 1-12) Giáo án dạy thêm Hóa học 8 Kết nối tri thức
Tài liệu dạy thêm môn Hóa học 8 Kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Hóa học 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là trọn bộ tài liệu ôn tập môn Hóa học lớp 8 với đầy đủ phần lí thuyết kèm theo bài tập vận dụng có lời giải. Đây sẽ là tài liệu bồi dưỡng môn Hóa học 8 hữu ích dành cho các thầy cô và các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung file Giáo án dạy thêm Hóa 8 KNTT.
Giáo án dạy thêm Hóa 8 KNTT bài 1
BÀI 1. SỬ DỤNG HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN AN TOÀN
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Một số dụng cụ thực hành, thí nghiệm
Các dụng cụ thường dùng trong phòng thực hành được chia làm nhiều loại theo công dụng của chúng:
- Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch,…
- Dụng cụ chứa hóa chất: ống nghiệm, lọ thủy tinh, bình tam giác,…
- Dụng cụ đun nóng: đèn cồn, bát sứ,…
- Dụng cụ lấy hóa chất: thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt,…
- Một số dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm,…
2. Một số hóa chất thường dùng
Các hóa chất trong phòng thực hành có thể được phân loại thành các nhóm:
- Dựa vào thể (trạng thái) của chất: hóa chất dạng rắn, hóa chất dạng lỏng, hóa chất dạng khí.
- Dựa vào tính chất của hóa chất: hóa chất nguy hiểm (acid, base,…), hóa chất dễ cháy, nổ (cồn, benzene,…).
3. Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn
Một số quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thực hành:
- Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Không rót cồn quá đầy cho đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
- Hóa chất trong phòng thực hành phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất. Nếu hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.
- Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Không cho hóa chất này vào hóa chất khác (ngoài chỉ dẫn).
- Hóa chất dùng xong nếu thừa, không được cho trở lại bình chứa.
- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.
- Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
4. Một số thiết bị điện
Thiết bị điện có thể chia làm nhiều loại dựa vào vai trò và chức năng riêng:
- Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông,…
- Thiết bị đo dòng điện: ammeter, voltmeter, đồng hồ đo điện đa năng,…
- Nguồn điện: pin, máy biến áp,…
- Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động,…
5. Biện pháp sử dụng điện an toàn
Một số lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cho học sinh:
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện.
- Cẩn thận khi sử dụng mạng điện dân dụng (220V) và các thiết bị có liên quan đến điện.
- Khi có người bị giật điện thì không chạm vào người đó mà tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy cho biết một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm.
- Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch,…
- Dụng cụ chứa hóa chất: ống nghiệm, lọ thủy tinh, bình tam giác,…
- Dụng cụ đun nóng: đèn cồn, bát sứ,…
- Dụng cụ lấy hóa chất: thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt,…
- Một số dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm,…
Câu 2. Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.
Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:
- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).
- Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).
Câu 3. Để bảo quản các hóa chất rắn nên dùng dụng cụ nào trong Hình 1.2? Giải thích.
Để bảo quản hoá chất rắn nên dùng lọ thuỷ tinh có nút nhám, do dụng cụ này kín (có nắp) giúp hạn chế tạp chất lẫn vào hoá chất rắn, ngoài ra còn giúp làm chậm sự oxi hoá của hoá chất.
Câu 4. Tại so không lấy đầy hóa chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm?
Không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm, chỉ nên lấy hoá chất lỏng dưới ½ ống nghiệm, để:
+ Thuận lợi cho quá trình thao tác;
+ Ngăn ngừa rơi vãi hoá chất, gây nguy hiểm cho người thí nghiệm và mọi người xung quanh.
Câu 5. Vì sao khi tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nắp nhanh?
Do cồn dễ bay hơi, dễ bắt lửa (dễ cháy) do đó để tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp và tuyệt đối không dùng miệng thổi để tắt lửa đèn cồn.
Câu 6. Hãy nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt.
Khi sử dụng, bóp quả bóp cao su và nhúng đầu nhọn của ống vào trong chất lỏng hoặc dung dịch, từ từ nhả quả bóp cao su để chất lỏng hoặc dung dịch đi vào bên trong thân ống. Sau đó, cho ống hút nhỏ giọt vào dụng cụ thí nghiệm, nhẹ nhàng bóp quả bóp cao su để đẩy chất lỏng hoặc dung dịch ra ngoài.
Câu 7. Hãy nêu một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm và công dụng của chúng.
- Giá thí nghiệm bằng sát: dùng để giữ cố định bình cầu, bình tam giác, ống nghiệm,… trong các thí nghiệm đun, chiết, tách.
- Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm trong quá trình làm thí nghiệm.
- Kẹp ống nghiệm: dùng để hỗ trợ giữ chặt óng nghiệm giúp thực hiện an toàn các thí nghiệm.
…
Câu 8. Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ. Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng? Giải thích.
Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.
Mục đích:
+ Thuận lợi cho thao tác thí nghiệm;
+ Hạn chế rơi ống nghiệm, hoặc rơi vãi hoá chất trong ống nghiệm ra ngoài gây nguy hiểm.
Câu 9. Quan sát Hình 1.6, hãy chỉ ra hóa chất ở thể rắn, lỏng và khí.
- Hóa chất ở thể rắn: Kẽm (Zinc, Zn), Lưu huỳnh (Sulfur, S), Calcium carbonate (CaCO3),…
- Hóa chất ở thể lỏng: dung dịch Copper(II) sulfate (CuSO4), dung dịch Bromine (Br2),…
- Hóa chất ở thể khí: Oxygen (O2),…
Câu 10. Tại sao phải phân biệt hóa chất nguy hiểm và hóa chất dễ cháy, nổ?
Dựa vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến con người và môi trường mà phân biệt hoá chất nguy hiểm và hoá chất dễ cháy nổ.
- Hoá chất nguy hiểm là hoá chất có những đặc tính nguy hiểm như: oxi hoá mạnh, ăn mòn mạnh, gây độc với con người, ảnh hưởng đến môi trường, …
- Hoá chất dễ cháy nổ là những hoá chất có thể gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ, trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.
Câu 11. Quan sát Hình 1.9, hãy giải thích những việc được làm và không được làm để sử dụng hóa chất an toàn.
- Những việc được làm để sử dụng hoá chất an toàn:
+ Hoá chất được đựng trong lọ có dán nhãn và phải được đậy kín để tránh lấy nhầm hoá chất và bảo quản hoá chất được lâu dài.
+ Hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng để lưu ý khi sử dụng, tránh rủi ro khi làm thí nghiệm.
+ Không tự ý trộn lẫn hoá chất vì có thể gây nguy hiểm (sinh ra chất độc, cháy, nổ …)
+ Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa để tránh làm hư hỏng hoá chất trong bình chứa.
+ Cần phải rửa sạch ống hút nhỏ giọt trước và sau khi lấy chất lỏng để loại bỏ tạp chất, hạn chế sai lệch kết quả thí nghiệm.
+ Đặt hoá chất rắn lên giấy lót hoặc đĩa thuỷ tinh để bảo vệ cân, đồng thời giữ cho hoá chất được tinh khiết.
- Những việc không được làm để sử dụng hoá chất an toàn:
+ Không được dùng tay tiếp xúc với hoá chất tránh nguy hiểm, mất an toàn khi thực hành.
+ Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất tránh bị ngộ độc hoá chất.
................
Giáo án dạy thêm Hóa 8 KNTT bài 2
Xem trong file tải về.
Giáo án dạy thêm Hóa 8 KNTT bài 3
Xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Giáo án bài Ôn tập học kì Lịch sử 8 Kết nối tri thức cả năm (đủ word, PPt)
(Mới nhất) Kế hoạch giáo dục Ngữ văn 8 Kết nối tri thức file word
Giáo án điện tử lớp 8 Kết nối tri thức tất cả các môn
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức 2024 cả năm
Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức cả năm 2024
46 Phiếu bài tập Toán 8 Kết nối tri thức cả năm
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án - Bài giảng
Bài giảng Powerpoint Mĩ thuật 5 Chân trời sáng tạo Cả năm (Bản 1)
(File Word) Giáo án Tin học 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Mẫu giáo án môn Vật lý THPT theo công văn 5512
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 6 Vĩnh Long (6 chủ đề)
Giáo án lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn
Giáo án chuyên đề Hóa 11 Cánh Diều full