Bao nhiêu tuổi được kết hôn 2024? Độ tuổi đăng ký kết hôn mới nhất 2024

Độ tuổi đăng ký kết hôn năm 2024? Bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật? Tuổi kết hôn Việt Nam đều sẽ được Hoa Tiêu giải đáp trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý: 

1. Đăng ký kết hôn là gì?

Đăng ký kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên phương diện pháp luật và được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Việc kết hôn phải đảm bảo điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất 2024 là Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 nên mọi quan hệ kết hôn của nam, nữ từ ngày 01/01/2015 trở đi này sẽ áp dụng điều kiện kết hôn của Luật này.

2. Bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn 2024?

Bao nhiêu tuổi được kết hôn? Độ tuổi đăng ký kết hôn mới nhất 2021
Tìm hiểu Bao nhiêu tuổi được kết hôn?

Theo quy định pháp luật mới nhất, nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi như sau:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên;
  • Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Cách tính tuổi “đủ 20 tuổi” hay “đủ 18 tuổi” trong quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn là tính theo tròn tuổi (đủ ngày, đủ tháng, đủ năm).

Ví dụ như: Nữ sinh ngày 13/08/2004 thì đến 13/08/2022 là đủ 18 tuổi. Như vậy kể từ ngày 14/08/2022 trở đi thì bạn nữ này đủ điều kiện về độ tuổi để được kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp không xác định được hay không đủ điều kiện để xác định chính xác ngày sinh, tháng sinh thì tính như sau:

  • Nếu chỉ xác định được năm sinh mà không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh đó.
  • Nếu xác định được tháng sinh, năm sinh mà không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ trường hợp nữ không xác định được chính xác ngày tháng năm sinh do chứng minh nhân dân/ giấy khai sinh chỉ ghi tháng, năm sinh như:

  • Chỉ ghi sinh 08/2004 thì được xác định sinh ngày 01/08/2004 và đến 01/08/2022 là đủ 18 tuổi, kể từ ngày 01/08/2022 trở đi là bạn nữ này đủ điều kiện về độ tuổi được kết hôn theo pháp luật Việt Nam;
  • Chỉ ghi sinh năm 2004 thì ngày sinh được xác định là 01/01/2004 nên “đủ 18 tuổi” được tính khi bước sang ngày 01/01/2022, kể từ ngày 01/01/2022 trở đi là bạn nữ này đủ điều kiện về độ tuổi được kết hôn theo pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp nếu người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, thì quy định về độ tuổi cũng cần đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật nước người đó có quốc tịch. Ví dụ như nữ mang quốc tịch Việt Nam 19 tuổi và nam mang quốc tịch Anh 19 tuổi, vì theo quy định của pháp luật Anh hai người này hoàn toàn đủ độ tuổi được đăng ký kết hôn, nên nếu hai người đăng ký kết hôn bên Anh thì đã đủ điều kiện về độ tuổi. Nhưng nếu đăng ký tại Việt Nam, thì người nam chưa đủ điều điều kiện về tuổi.

3. Tuổi kết hôn ở Việt Nam 2024

Như đã nói trên, khi Nam trên 20 tuổi và Nữ trên 18 tuổi là đã đủ tuổi kết hôn theo quy định hiện nay.

Quy định về cách tính độ tuổi này là điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 so với năm 2000. Tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, điều kiện về độ tuổi được kết hôn là “từ 18 tuổi” và “từ 20 tuổi”, tức là chỉ cần sau ngày sinh nhật 17 tuổi là đủ tuổi kết hôn. Việc quy định độ tuổi kết hôn như vậy không thống nhất và phù hợp với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo bên ngành luật dân sự, trừ các trường hợp đặc biệt thì cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên mới có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tức là mới có đủ khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình nâng độ tuổi nữ được kết hôn lên “đủ 18 tuổi” đã đồng nhất trên hệ thống pháp luật Việt Nam, thuận tiện trong quá trình áp dụng và xử phạt pháp luật.

4. Tính tuổi kết hôn theo năm sinh hay theo tháng sinh?

Hỏi: Nam 20 tuổi được đăng kí kết hôn, em sinh năm 2002 tức là năm nay được 20 tuổi, nhưng ngày tháng sinh là 1/12 (1/12/2002 mới đúng 20 tuổi) vậy em có đăng kí kết hôn được không?

Trả lời: Tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định các trường hợp cấm kết hôn như sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Theo thông tin bạn trình bày bạn sinh ngày 1/12/2002. Căn cứ theo quy định trên thì điều kiện về độ tuổi để kết hôn hiện nay đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Do vậy, về điều kiện độ tuổi thì đến ngày 1/12/2022 thì bạn sẽ đáp được điều kiện về độ tuổi để kết hôn.

Để được đăng ký kết hôn, ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi bạn cần tham khảo và đáp ứng đủ các điều kiện khác được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

5. Chưa đủ tuổi kết hôn nhưng chung sống với nhau có được gọi là tảo hôn?

Bao nhiêu tuổi được kết hôn? Độ tuổi đăng ký kết hôn mới nhất 2022Độ tuổi đăng ký kết hôn mới nhất 2024

Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13.

Trường hợp hai người không đủ tuổi kết hôn vẫn chung sống như cặp vợ chồng nhưng không tổ chức cưới thì vẫn được gọi là tảo hôn.

Và theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì điều kiện về độ tuổi kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Như vậy, từ các quy định trên thì tảo hôn được hiểu là việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn. Một trong các trường hợp được coi là tảo hôn là hai người chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định, tức là hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng, đồng thời một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Do đó, việc hai vợ chồng không tổ chức đám cưới mà vẫn chung sống với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn vẫn được gọi là tảo hôn.

Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tùy từng trường hợp thì vợ chồng đó sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

- Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Chưa đủ tuổi kết hôn nhưng làm đám cưới có được không?

Chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn tổ chức đám cưới sẽ bị chính quyền nhắc nhở hoặc xử phạt hành chính về hành vi trên.

Nếu bạn cố tình tổ chức sẽ quy sang vi phạm tảo hôn, tổ chức tảo hôn theo Điều 148 BLHS. "Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn"

Người nào có một trong các hành vi sau đây đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;

b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.

7. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn?

Theo điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 thì:

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Trên đây là bài viết Bao nhiêu tuổi được kết hôn? Độ tuổi đăng ký kết hôn mới nhất 2024 mời các bạn tham khảo các bài viết hữu ích khác trong mục Dân sự của Hỏi đáp pháp luật nhé.

Đánh giá bài viết
4 5.885
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm