Người dân không được ghi âm, ghi hình CSGT kể từ 15/11/2024

Những hình thức giám sát của người dân được dùng đối với CSGT. Mới đây, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA (có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2024) về sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan tới quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, điểm mới so với quy định cũ là người dân không còn được phép tự ý ghi âm, ghi hình quá trình làm việc của Cảnh sát Giao thông. Hoa Tiêu mời bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Việc người dân giám sát hoạt động của Cảnh sát Giao thông trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của lực lượng này. Tuy nhiên, quyền hạn và cách thức giám sát của người dân đã có những thay đổi đáng kể theo quy định mới nhất hiện nay.

Những hình thức giám sát của người dân được dùng đối với CSGT

1. Người dân không được ghi âm, ghi hình CSGT kể từ ngày 15/11/2024

Theo đó, tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 46/2024/TT-BCA đã sửa đổi Điều 11 Thông tư số 67/2019/TT-BCA về các hình thức giám sát của Nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Cụ thể, kể từ ngày 15/11/2024 khi Thông tư 46 2024 BCA chính thức có hiệu lực, nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau:

1. Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng;

2. Qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;

3. Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ;

4. Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

5. Quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Có thể thấy so với quy định cũ trước đó, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được lược bỏ, do đó người dân không còn được sử dụng các thiết bị có chức năng ghi âm, ghi hình như: Điện thoại di động, máy quay phim, máy ảnh,... để giám sát lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Quy định mới đã lược bỏ hình thức giám sát này nhằm đảm bảo tính khách quan và tránh gây áp lực không cần thiết lên cán bộ, chiến sĩ. Bởi trước đây, một số người dân đã lợi dụng việc quay phim, ghi âm quá trình làm việc của CSGT để chia sẻ lên mạng xã hội, dẫn đến những hiểu lầm và ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng CSGT.

2. Điều kiện người dân cần đảm bảo khi giám sát CSGT

Cũng tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 46/2024/TT-BCA, quy định việc giám sát của Nhân dân phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ;

- Không được vào khu vực thực thi công vụ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 67/2019/TT-BCA (sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA), trừ người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

- Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Việc quy định rõ ràng các hình thức giám sát của người dân đối với CSGT là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng lực lượng CSGT chuyên nghiệp, tận tâm và phục vụ nhân dân. Đồng thời, việc giám sát cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tham gia giao thông.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 32
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm