Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa của Nguyễn Diệu

Mưa là một bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ của nhà thơ Nguyễn Diệu. Với ngôn từ giản  dị, gần gũi. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên với hình ảnh mưa tinh nghịch, hồn nhiên mang lại sức sống cho muôn loài. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Mưa của tác giả Nguyễn Diệu. Mời  các bạn cùng tham khảo.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ mưa của Nguyễn Diệu

Bài thơ "Mưa" của tác giả Nguyễn Diệu mang một giọng điệu tinh nghịch, dí dỏm, khiến tác phẩm trở nên gần gũi và dễ tiếp cận với mọi lứa tuổi. Với những câu thơ hóm hỉnh, tác giả như muốn gửi gắm thông điệp về vẻ đẹp của cơn mưa, một cơn mưa nhẹ nhàng, không ồn ào mà lại đầy quyến rũ. Có lẽ Nguyễn Diệu cũng là người yêu mưa, nên đã sáng tác bài thơ này để chúng ta cùng chiêm ngưỡng sự dịu dàng của mưa. Những cơn mưa tí tách như xoa dịu đi những mệt mỏi căng thẳng của cuộc sống.

Những hạt mưa rơi một cách có trật tự, không xô đẩy nhau mà xếp thành hàng ngay ngắn. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để biến hạt mưa thành những sinh thể có cuộc sống và hành động như con người: vẽ, dàn, nâng niu, gọi mời. Qua đó, mưa không chỉ là thiên nhiên, mà còn là người bạn tri kỷ, mang đến sự hòa điệu cho cuộc sống và làm cho nó trở nên sinh động hơn.

Bài thơ cũng nhấn mạnh tác dụng lớn lao của mưa: làm không khí trong lành, cây cối xanh tươi, và cung cấp nước cho các hệ thống tự nhiên như sông, suối, ao hồ, cũng như góp phần duy trì các nguồn nước ngầm. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta rằng cần phải bảo vệ môi trường để không làm tổn hại đến những giá trị tự nhiên quý báu này.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mưa của Nguyễn Diệu

Nguyễn Diệu là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ đã gây ấn tượng sâu sắc cho em là bài thơ Mưa. Bài thơ gây ấn tượng cho em bởi nội dung hấp dẫn, thú vị và nghệ thuật đặc sắc. Về nội dung, bài thơ viết về đề tài thiên nhiên. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh những hạt mưa rơi tí tách và qua đó thể hiện tâm trạng vui tươi, hồn nhiên đón nhân hạt mưa của nhân vật "em". Hình ảnh hạt mưa rơi được tác giả miêu tả giống như một đội quân "Hạt trước hạt sau/ Không xô đẩy nhau/ Xếp hàng lần lượt" để đến với mặt đất, làm tươi mát cho cuộc đời. Hạt mưa được nhân hóa rất tinh nghịch, hồn nhiên làm đẹp cho cảnh vật "Mưa vẽ trên sân/ Mưa dàn trên lá/ Mưa rơi trắng xóa/ Bong bóng phập phồng". Nhà thơ miêu tả mưa như một bạn nhỏ đang vui vẻ, sung sướng đùa nghịch vẽ trên sân, đùa nhau trên lá và cùng tan vào cảnh vật. Em đặc biệt ấn tượng với hình ảnh "Mưa nâng cánh hoa/ Mưa gọi chồi biếc/ Mưa rửa sạch nhà". Hình ảnh thơ cho em thấy sự xuất hiện của mưa đã khơi gợi sức sống cho vạn vật. Mưa đến gọi chồi biếc thức dậy, làm cảnh vật quang đãng, mát mẻ hơn. Khổ thơ cuối cùng, tác giả đã thể hiện tình cảm đối với những hạt mưa. Mưa chính là người bạn thân thiết đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cuộc đời. Bài thơ sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ. Trong đó, nổi bật nhất là biện pháp tu từ điệp ngữ: "mưa; mưa rơi; mưa là..." để thể hiện tâm trạng cảm xúc, tình cảm đối với hạt mưa. Để viết nên bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ bốn chữ dễ đọc dễ nhớ, ngôn từ chọn lọc giản dị, thể hiện sự hồn nhiên cùng hình ảnh thơ gần gũi để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Qua bài thơ, có thể thấy, tác giả có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và là người vô cùng yêu thiên nhiên, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Tóm lại, Mưa là một bài thơ hay, đặc sắc khiến em không thể nào quên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 96
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng