Phụ lục 1, 3 Sinh học 10 Kết nối tri thức

Kế hoạch giáo dục Sinh học 10 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu phụ lục 1 và phụ lục 3 môn Sinh học lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm kế hoạch giáo dục của giáo viên và kế hoạch dạy học tổ chuyên môn môn Sinh học 10 KNTT file word. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Sinh 10 KNTT

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN SINH HỌC, LỚP 10

NĂM HỌC:….

…., ngày 27 tháng 8 năm 20….

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: ; Số học sinh: ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):………………………….

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: ; Trình độ đào tạo: Đại học:

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

- Mô hình ADN.

01 bộ

Thành phần hóa học của tế bào

2

+ Kính hiển vi quang học

+ Dao lam

+ Phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt

+ Giấy thấm

- Hóa chất: Nước cất, dung dịch muối loãng

1 bộ

- Quan sát tiêu bản tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

- Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.

- Làm tiêu bản, quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật Quan sát các kì của nguyên phân, giảm phân.

- Kính hiển vi bị mốc, không quan sát được ở vật kính x40, x100

3

- Dụng cụ: Ống nhỏ giọt

- Hóa chất: Nước oxi già, nước đá

01 bộ

Thực hành: Thí nghiệm về enzim

Có đủ, oxi già tự chuẩn bị

4

- Mô hình nguyên phân, giảm phân

01 bộ

- Quan sát các kì của quá trình nguyên phân

Có đủ

5

- Sữa chua vinamilk

- Sữa đặc có đường

- Thìa, cốc đựng

- Cốc đong

- Ấm đun nước

- Cải đông dư, cải thảo

- Muối ăn

- Bình hoặc vại để muối dưa

1 hộp

1 hộp

1

1

1 chiếc

1

1 gói

1 cái

Ngày hội STEM: Ứng dụng của lên men trong đời sống (sữa chua, muối dưa, kim chi,...)

Tự chuẩn bị

- Tranh về các thành tựu về công nghệ vi sinh….

01

- Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

- Tranh về hình thái và cấu trúc virus

01

- Dạy chủ đề Virus: Khái niệm và đặc điểm của virus.

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/vườn thực nghiệm

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng thực hành bộ môn sinh học

01

Các giờ có thí nghiệm thực hành trong chương trình sinh học THPT lớp 10:

- Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào (protein, lipid,...)

- TN co và phản co nguyên sinh.

- Thực hành thí nghiệm: thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme; thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột của amylase- TH: Làm tiêu bản, quan sát các kì của phân bào

- Làm một số sản phẩm lên men từ VSV

(sữa chua, dưa chua, bánh mì,...)

-....

2

Vườn thực nghiệm

01

- Trồng các mẫu vật: Lá thài lài tía, cây xanh,...

- Tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

3

Phòng học có máy chiếu

1

- Dạy các bài có sử dụng CNTT: trình chiếu hình ảnh và video, sử dụng phần mềm dạy học,...

4

Phòng thực hành Tin học

1

- Nơi GV và HS tra cứu, tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc dạy và học môn Sinh học.

5

Sân trường

1

- Dạy trải nghiệm, thực hành.

- Tổ chức các hội thi, đố vui, câu lạc bộ.

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

SINH HỌC 10

Tổng số tiết: 70 tiết,

Học kỳ 1: 36 tiết

Học kì 2: 34 tiết

Tuần/thứ

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

HỌC KÌ I

MỞ ĐẦU

1

Giới thiệu chương trình môn Sinh học,

2

- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học.;

- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế –xã hội;

- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

- Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

- Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống

- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

2

Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

2

-Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học, cụ thể:

+ Phương pháp quan sát;

+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm);

+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.

- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.

- Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu:

+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát;

+ Xây dựng giả thuyết;

+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm;

+ Điều tra, khảo sát thực địa;

+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu;

- Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinfomatics) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG ( 3% = 2 tiết)

3

Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức sống

2 tiết

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

SINH HỌC TẾ BÀO ( 54% = 38 tiết, học kì I 26 tiết, kì II 14 tiết.)

Khái quát về tế bào

1

- Nêu được khái quát học thuyết tế bào.

- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.

4,5

Các nguyên tố hoá học và nước

2 tiết

- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).

- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.

- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất lí học, hoá học và sinh học của nước, từ đó nêu được vai trò sinh học của nước trong tế bào.

5,6,7

Các phân tử sinh học

5 tiết

- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.

- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.

- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn .

8

Ôn tập kiểm tra giữa kì I

1

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

- Thành phần hóa học của tế bào.

- Các phân tử sinh học.

Kiểm tra giữa kì I

1

9

Thực hành: Nhận biết một số phân tử sinh học

1tiết

Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào (protein, lipid,...).

Cấu trúc tế bào – tế bào nhân sơ

1 tiết

- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực

10,11

Cấu trúc tế bào nhân thực

4 tiết

- -Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất

-Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất và các bào quan

- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.

- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.

- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

12

Thực hành: Quan sát tế bào

1

- Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ.

- Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng, ...) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.

12, 13

Sự trao đổi chất qua màng sinh chất

2 tiết

- Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào.

- Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, chủ động. Nêu được ý nghĩa của các hình thức đó. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được hiện tượng nhập bào và xuất bào thông qua biến dạng của màng sinh chất. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà).

- Tích hợp nội dung gắn với thực tiễn

13

Thực hành: Thí nghiệm về trao đổi chất qua màng tế bào

1 tiết

- Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh (tế bào hành, tế bào máu,...); thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

................

Xem thêm trong file tải về.

Kế hoạch giáo dục của giáo viên môn Sinh 10 KNTT

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN

(Năm học ….)

I. Kế hoạch dạy họclớp 10

1. Phân phối chương trình

STT

Tên bài học/ chuyên đề

TT tiết

Thời điểm

Thiết bị dạy học

Địa điểm dạy học

1,2

- Giới thiệu khái quát môn Sinh học

1,2

Tuần 1

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

3,4

- Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

3,4

Tuần 2

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

5,6

- Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

5,6

Tuần 3

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

7

- Khái quát về tế bào

7

Tuần 4

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

8

- Các nguyên tố hoá học và nước (T1)

8

9

- Các nguyên tố hoá học và nước (T2)

9

Tuần 5

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

10

- Các phân tử sinh học trong tế bào (T1)

10

11,12

- Các phân tử sinh học trong tế bào (T2, 3, 4, 5)

11,

12

Tuần 6

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

13,14

13,

14

Tuần 7

Máy tính, máy chiếu

15

- Ôn tập

15

Tuần 8

Máy tính, máy chiếu

Lớp học

16

- Kiểm tra giữa kì I

16

17

- Thực hành: Nhận biết một số phân tử sinh học

17

Tuần 9

Máy tính, máy chiếu

Ống nghiệm; đèn cồn; kẹp gỗ; pipette nhựa; đĩa petri; cối chày sứ; thìa cà phê; giấy lọc; cốc thủy tinh; giá để ống nghiệm

Phòng bộ môn

18

- Tế bào nhân sơ

18

................

Xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ phụ lục 1, 3 Sinh học 10 KNTT.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 40
0 Bình luận
Sắp xếp theo