PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Tải về

Giáo án điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 48. Đây là nội dung bài học thuộc Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống nằm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức phần Sinh học. Với mẫu bài giảng điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 48 cùng với kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 KNTT file word sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy cho các thầy cô.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 48

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 48

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 48

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 48

Giáo án Sinh học 9 KNTT Bài Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

BÀI 48: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO ĐỜI SỐNG

Thời lượng dạy: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, HS sẽ:

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y học, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học.

- Nêu được một số vấn đề về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.

- Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh, xem video, để tìm hiểu về một số ứng dụng của công nghệ di truyền trong các lĩnh vực của cuộc sống. Đưa ra được một số vấn đề đạo đức trong nghiên cứu sinh học.

+ Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm đạt hiệu quả trong các hoạt động học tập, đảm bảo các thành viên trong lớp đều được tham gia và trình bày.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm hiểu một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nêu được một số ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp, y tế, pháp y, làm sạch môi trường, an toàn sinh học.

+ Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.

+ Nêu được một số vấn đề về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm.

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

- Biết bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên (GV):

- Tranh ảnh về cây trồng và vật nuôi biến đổi gene.

- Phiếu học tập.

Các video về thành tựu công nghệ gen: https://www.youtube.com/watch?v=SJb2zrKVH90

- https://www.youtube.com/watch?v=UQ1TqOazr34

2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

1. Quan sát H. 48.1 và H. 48.2 trong SGK, mô tả quá trình tạo cây trồng biến đổi gene và quá trình tạo động vật chuyển gene nhờ ứng dụng công nghệ di truyền.

2. Cho bảng số liệu về một số giống thực vật biến đổi gene được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được cấp giấy xác nhận tại Việt Nam:

Giống cây trồng biến đổi gene

Đặc tính vượt trội so với giống ban đầu

Năm cải thiện

Ngô

Chịu hạn

2015

Kháng sâu hại bộ cánh cứng

2018

Gen mã hóa enzyme α - amylase

2019

Mang gene mã hóa protein kháng thuốc diệt cỏ

Đậu tương

Kháng thuốc trừ cỏ Dicamba

2015

Mang gen mã hóa protein tăng cường hàm lượng oleic acid.

2019

Cải dầu

Kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate

2020

Củ cải đường

Kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate

2020

Bông

Kháng sâu bộ cánh vảy

2020

Kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate

2020

Hãy cho biết giống cây trồng biến đổi gene có những đặc tính vượt trội nào so với giống ban đầu.

3. Nêu một số ứng dụng công nghệ chuyển gene đối với việc phát triển giống.

4. Ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp hướng đến mục đích gì?

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa thông tin một số hình ảnh về các sinh vật biến đổi gene. Yêu cầu học sinh nêu cách tạo ra các sinh vật này

- Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh ảnh, kết hợp tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi.

- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS thực hiện cá nhân.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp

a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp.

b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm thực hiện phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.

1. Quy trình tạo cây trồng biến đổi gene ứng dụng công nghệ di truyền:

Bước 1: Cài gene đích (quy định tính trạng mong muốn) vào plasmid DNA (thể truyền) để tạo thể truyền tái tổ hợp.

Bước 2: Chuyển thể truyền tái tổ hợp vào tế bào hoặc mô thực vật bằng các phương pháp phù hợp.

Bước 3: Chọn lọc mô hoặc tế bào được chọn lọc.

Bước 4: Tái sinh mô hoặc tế bào được chọn lọc.

- Quy trình tạo động vật chuyển gene ứng dụng công nghệ di truyền:

Bước 1: Lấy trứng ra khỏi con vật.

Bước 2: Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

Bước 3: Tiêm gene cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.

Bước 4: Cấy phôi đã được chuyển gene vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh sản bình thường.

2. Các giống cây trồng biến đổi gene mang các tính trạng mới, phù hợp với mong muốn của con người như năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng sâu hại,…

3. – Bò hoặc dê chuyển gene sinh trưởng nhành.

- Cừu chuyển gene tổng hợp protein huyết thanh của người.

- Chuột nhắt có gene hormone sinh trưởng của chuột cống.

4. Công nghệ di truyền được ứng dụng trong nông nghiệp chủ yếu tập trung vào việc tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn so với giống gốc: năng suất cao, chống chịu bệnh, sinh trưởng, phát triển trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu học sinh quan sát H.48.1; H.48.2 Thảo luận nhóm thực hiện PHT số 1.

- GV cho các nhóm thảo luận trong 5 phút:

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về giống cây trồng biến đổi gene.

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về vật nuôi biến đổi gene.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

HS thảo luận nhóm để hoàn thành PHT số 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

-GV nhận xét, bổ sung, đánh giá và cho điểm các nhóm.

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Ứng dụng công nghệ di truyền trong nông nghiệp

- Công nghệ di truyền được ứng dụng trong nông nghiệp chủ yếu tập trung vào việc tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn so với giống gốc: năng suất cao, chống chịu bệnh, sinh trưởng phát triển trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

- Ngoài ra, sử dụng các giống vi sinh vật làm thuốc trừ sâu sinh học, kháng bệnh cho vật nuôi, cải tạo chất lượng đất, làm sạch chuồng trại chăn nuôi…

................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 127
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng