Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo

Tải về

Giáo án lớp 8 Chân trời sáng tạo môn Tin

Giáo án Tin học lớp 8 Chân trời sáng tạo là mẫu kế hoạch bài dạy môn Tin học 8 bộ sách Chân trời sáng tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Với mẫu giáo án file word môn Tin lớp 8 CTST dưới đây sẽ giúp các thầy cô có thêm tư liệu tham khảo phục vụ công tác soạn giáo án cho năm học mới theo đúng hướng dẫn tại công văn 5512.

Hiện tại, mẫu giáo án Tin học 8 CTST đang trong quá trình hoàn thiện. Các nội dung mới sẽ được Hoatieu cập nhật tại bài viết này.

Giáo án Tin học 8 file doc sách CTST

CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

BÀI 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính.

Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

Phát triển năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của máy tính.

Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, tiếp thu những ý tưởng sáng tạo qua những phát minh công nghệ.

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề công nghệ.

Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí vào trao đổi thông tin để tìm hiểu về lịch sử phát triển của các tiến bộ trong công nghệ tính toán.

3. Phẩm chất

Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.

Yêu nước và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

SGK, SGV, SBT Tin học 8.

Máy tính, máy chiếu.

Phiếu học tập

Giấy khổ lớn (A2).

2. Đối với học sinh

SGK, SBT Tin học 8.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.

Tiết 2: mục 3 phần Khám phá, phần Luyện tập, phần Vận dụng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.

Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:

Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Từ thời nguyên thủy, loài người đã biết sử dụng các ngón tay, viên sỏi, lá cây,…
làm công cụ hỗ trợ việc tính toán. Khoảng 5000 năm trước, con người đã chế tạo ra bàn tính để
thực hiện các phép tính số học.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

+ Con người tạo ra công cụ tính toán để làm gì? Những công cụ tính toán nào đã được con
người sử dụng từ thời xa xưa?

+ Theo em, máy tính điện tử có từ bao giờ? Các máy tính ngày nay khác gì với những công cụ
tính toán trước đây?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin đoạn văn bản.

- HS trả lời câu hỏi- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Con người tạo ra công cụ tính toán để hỗ trợ việc tính toán thuận tiện và dễ dàng hơn.

Những công cụ tính toán đã được sử dụng từ thời xa xưa: ngón tay, viên sỏi, lá cây, bàn tính,…

+ Theo em máy tính điện tử có từ đầu thế kỉ 20. Các máy tính ngày này tính toán khoa học, nhanh chóng và dễ dàng hơn công cụ tính toán trước đây.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu xem máy tính được phát triển như thế nào và được sử dụng ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Lịch sử phát triển máy tính.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu để minh họa sơ lược quá trình phát triển từ máy tính cơ học đến máy tính điện cơ, từ mô hình máy tính đa năng đến kiến trúc Von Neumann.

Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1 - SGK.5, 6 và trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: Các mốc thời gian của Máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann.

.....................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.569
Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm