Đáp án thi tìm hiểu pháp luật tỉnh Gia Lai 2023

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 đã chính thức được phát động từ ngày 7/11/2023 với 4 cuộc thi thành phần về tìm hiểu pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử; pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, xã, phường, thị trấn; pháp luật về phòng-chống rửa tiền; pháp luật về phòng-chống bạo lực gia đình. Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi và gợi ý đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023, mời các bạn cùng theo dõi.

Để tham gia cuộc thi, các bạn truy cập đường link sau đây: https://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi/Online-tim-hieu-phap-luat-Gia-Lai

Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023 - tuần 1

CUỘC THI 01 - “Bảo vệ dữ liệu cá nhân là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và mỗi cá nhân”

(0,45 điểm): Cơ quan nào sau đây là Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân?

  1. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  2. Cục Công nghệ thông tin - Bộ Công an.
  3. Cục Viễn thông và Cơ yếu - Bộ Công an.
  4. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an.

(0,45 điểm): Dữ liệu cá nhân là?

  1. Thông tin gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
  2. Thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể được lưu trữ tại các cơ quan có thẩm quyền.
  3. Thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu, thông tin lưu trữ khác có thể xác định một con người cụ thể.
  4. Thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023

(0,45 điểm): Bảo vệ dữ liệu cá nhân là?

  1. Hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân (thu thập, phân tích, lưu trữ, chỉnh sửa, truy cập, truy xuất, mã hóa, sao chép, chia sẻ…).
  2. Hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân trên không gian mạng.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  3. Hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
  4. Hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

(0,45 điểm): Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ bị xử lý như thế nào?

  1. Tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
  2. Tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  3. Tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
  4. Tùy theo mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định.

(0,65 điểm): Việc xử lý dữ liệu cá nhân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng thực hiện theo quy định nào sau đây?

  1. Được xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và được sự đồng ý của chủ thể.
  2. Được xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác theo quy định của pháp luật và được sự đồng ý của chủ thể.
  3. Được xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật mà không cần có sự đồng ý của chủ thể.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023

(0,65 điểm): Việc bảo vệ, sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được thu thập qua hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân để kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo được thực hiện khi nào?

  1. Khi khách hàng đồng ý, trên cơ sở khách hàng biết rõ nội dung, phương thức, hình thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.
  2. Khi khách hàng biết rõ nội dung, phương thức, hình thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.
  3. Khi chứng minh việc sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng được giới thiệu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
  4. Khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu; việc xử lý dữ liệu cá nhân phải được sự đồng ý của khách hàng, trên cơ sở khách hàng biết rõ nội dung, phương thức, hình thức, tần suất giới thiệu sản phẩm.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023

(0,65 điểm): Chủ thể nào sau đây được xác định là Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân?

  1. Tổ chức, cá nhân đồng thời quyết định mục đích, phương tiện và trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân.
  2. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận.
  3. Tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023

(0,65 điểm): Nội dung nào sau đây là nguyên tắc phải tuân thủ trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân?

  1. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
  2. Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý. Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  3. Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo quy định các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các quy định khác của Luật có liên quan và Nghị định này.
  4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ dữ liệu cá nhân; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân.

(0,65 điểm): Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân được cung cấp hoặc thay mặt để cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác trong trường nào sau đây?

  1. Được cung cấp hoặc thay mặt cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý hoặc đồng ý cho phép đại diện và ủy quyền; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  2. Được cung cấp hoặc thay mặt cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý hoặc đồng ý cho phép đại diện và ủy quyền.
  3. Được cung cấp hoặc thay mặt cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý cho phép đại diện và ủy quyền; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(0,65 điểm): Bên thứ ba được phép xử lý dữ liệu cá nhân là chủ thể nào sau đây?

  1. Tổ chức, cá nhân đồng thời quyết định mục đích, phương tiện và trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  2. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát dữ liệu.
  3. Tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.
  4. Tổ chức, cá nhân ngoài Chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân được phép xử lý dữ liệu cá nhân.

(0,65 điểm): Chủ thể dữ liệu là cá nhân được dữ liệu cá nhân phản ánh có các quyền nào sau đây?

  1. Có các quyền sau đây, trừ trường hợp luật có quy định khác, bao gồm quyền: Được biết; đồng ý; truy cập; xóa, cung cấp dữ liệu; hạn chế, phản đối xử lý dữ liệu; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tự bảo vệ.
  2. Có các quyền sau đây: Được biết; đồng ý; rút lại sự đồng ý; truy cập; xóa, cung cấp dữ liệu; hạn chế, phản đối xử lý dữ liệu; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tự bảo vệ.
  3. Có các quyền sau đây, trừ trường hợp luật có quy định khác, bao gồm quyền: Được biết; đồng ý; rút lại sự đồng ý; truy cập; xóa, cung cấp dữ liệu; hạn chế, phản đối xử lý dữ liệu; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tự bảo vệ.
  4. Có các quyền sau đây, trừ trường hợp luật có quy định khác, bao gồm quyền: Được đồng ý; rút lại sự đồng ý; truy cập; xóa dữ liệu; hạn chế, phản đối xử lý dữ liệu; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tự bảo vệ.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023

(0,65 điểm): Trong trường hợp nào sau đây, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải xóa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu?

  1. Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.
  2. Chủ thể dữ liệu yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình khi dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  3. Nhận thấy dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
  4. Nhận thấy dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật; được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật.

(01 điểm): Theo quy định của pháp luật, chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự nào sau đây?

  1. Thông báo, trả kết quả theo Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.
  2. Thông báo cho chủ thể dữ liệu về kết quả xử lý vi phạm; thông báo phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
  3. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ; buộc bồi thường thiệt hại; hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; yêu cầu khác theo quy định của luật.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  4. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc bồi thường thiệt hại; hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; yêu cầu khác theo quy định của luật; thông báo cho chủ thể dữ liệu về kết quả xử lý vi phạm.

(01 điểm): Trong công tác triển khai các quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm nào sau đây?

  1. Hướng dẫn, triển khai hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền của chủ thể dữ liệu trước các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đề xuất ban hành Tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu cá nhân và các khuyến nghị áp dụng; đánh giá kết quả công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  2. Thực hiện quản lý nhà nước đối với bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; triển khai các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; bố trí kinh phí phục vụ hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; ban hành Danh mục dữ liệu mở phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  3. Thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cùng các biện pháp an toàn, bảo mật phù hợp để chứng minh các hoạt động xử lý dữ liệu đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, rà soát và cập nhật các biện pháp này khi cần thiết; ban hành Danh mục dữ liệu mở phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
  4. Cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; cung cấp thông tin về kết quả đánh giá công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tiếp nhận thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

(01 điểm): Theo quy đinh của pháp luật, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc từ các hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Vậy, trong trường hợp cá nhân phát hiện hình ảnh của mình bị sử dụng vi phạm quy định của pháp luật thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu cơ quan nào sau đây ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật?

  1. Tòa án nhân dân.Đáp án tìm hiểu pháp luật Gia Lai 2023
  2. Ủy ban nhân dân.
  3. Viện Kiểm sát nhân dân.
  4. Công an nhân dân.
Đáp án thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật năm 2021

Câu 01: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

B. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

C. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.

Câu 02: Hoạt động bảo vệ môi trường được hiểu như thế nào?

A. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

B. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

C. Cả A và B đúng.

D. A đúng, B sai.

Câu 04: Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. Phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không, gian xanh, yêu cầu về cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy hoạch.

B. Có diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định của pháp luật.

C. Khu dân cư, cụm dân cư phân tán phải có địa điểm lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.

D. Thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu đô thị, khu dân cư tập trung.

Câu 05: Bảo vệ môi trường nông thôn phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước, đường giao thông công cộng, hệ sinh thái tự nhiên phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích.

B. Mạng lưới cấp, thoát nước, công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

C. Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường; cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt; nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo.

Câu 06: Trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi công cộng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được quy định như thế nào?

A. Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

B. Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý.

C. Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Câu 07: Nhãn sinh thái Việt Nam là gì?

A. Là nhãn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận.

B. Là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

C. Là nhãn ghi quá trình đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về đo lường và pháp luật khác có liên quan.

Câu 08: Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có quyền nào sau đây?

A. Yêu cầu chủ dự án đầu tư, cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.

B. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với dự án đầu tư, cơ sở đó, trừ trường hợp các thông tin này thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

C. Tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; thực hiện biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

D. Cả A, B và C.

Câu 09: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bị áp dụng hình thức xử phạt chính nào? Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là bao nhiêu?

A. Cảnh cáo hoặc phạt tiền; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

B. Cảnh cáo hoặc phạt tiền; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

C. Cảnh cáo hoặc phạt tiền; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 4.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Câu 10: Tổ chức có hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

A. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 280.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng.

Câu 11: Mức phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi “gây ô nhiễm môi trường kéo dài, lặp lại nhiều lần mà không khắc phục được, đã bị xử phạt vi phạm hành chính” nào sau đây?

A. Không xây dựng kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường;

B. Gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA trở lên hoặc gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB trở lên.

C. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại.

D. Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ; từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 12: Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nguyên tắc: “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển”. Hãy cho biết các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và đánh giá tác động của các chính sách đó đối với việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc nêu trên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Đánh giá bài viết
2 1.936
0 Bình luận
Sắp xếp theo