Đáp án hội thi kĩ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em 2020
Câu hỏi trắc nghiệm về phòng chống đuối nước
Câu 1: Thế nào là đuối nước, hậu quả?
A. Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ em bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào mũi, miệng dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở có thể tử vong (chết đuối), hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.
B. Đuối nước là một người lớn hay trẻ em bị té ngã xuống nước bị tử vong (chết đuối).
C. Đuối nước là do người lớn hay trẻ em đang ăn, uống hoặc rơi xuống nước bị nước vào mũi, miệng dẫn tới khó thở. Hậu quả tử vong (chết đuối), hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.
D. Tất cả đáp án A, B, C.
Câu 2: Các nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em 6 – 15 tuổi, là do các em?
A. Không biết bơi lội; đùa nghịch tại các ao, hồ, sông suối, vùng nước xoáy, sâu khi không có người lớn trông chừng.
B. Không biết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi lội; cứu bạn chết đuối khi mình không biết bơi lội hoặc bơi lội không giỏi, chưa hiểu rõ cách cứu người bị đuối nước.
C. Đi tàu, xuồng, thuyền, đò…không mặc áo phao.
D. Tất cả A, B, C.
Câu 3: Em cần làm gì để loại bỏ nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em? Em có thể nhắc nhở người lớn và có thể tham gia cùng với người lớn làm các việc sau:
A. Làm hàng rào quanh ao, hồ nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng; cấm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm; học để biết các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
B. Làm các nắp đậy an toàn, khóa cẩn thận các dụng cụ chứa nước đựng trong gia đình: giếng, bể, xô, thau, lu chứa nước…
C. Cùng với người lớn dạy bơi lội cho em nhỏ dưới sông, hoặc tại các hồ bơi.
D. Đáp án A, B.
Câu 4: Các em nên làm gì để phòng, chống đuối nước?
A. Học bơi lội theo trường lớp hoặc tại các cơ sở dạy bơi có người lớn quản lý hoặc do người lớn hướng dẫn.
B. Không chơi đùa gần các ao, hồ, sông, mương, hố nước… và những nơi có biển báo nguy hiểm; không bơi lội ở nơi dòng nước xoáy, sâu…và không đi bơi lội khi không có người lớn đi cùng.
C. Biết bơi lội không cần chấp hành các quy định khi tham gia giao thông đường thủy.
D. Đáp án A, B.
Câu 5: Trong trường hợp nào không được phép tham gia bơi lội?
A. Khi cơ thể đang sốt, mắc bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, viêm tai…
B. Khi cơ thể đang nóng, ra nhiều mồ hôi.
C. Khi bụng đang đói hoặc ăn quá no.
D. Các trường hợp trên.
Câu 6: Trước khi bơi lội nên làm gì?
A. Tập thể dục, khởi động khớp chân tay từ 5-10 phút trước khi bơi lội.
B. Nhảy xuống bơi lội ngay khi người đang nóng.
C. Chọn hồ bơi đảm bảo sạch sẽ, có người cứu hộ khi cần.
D. Cả phương án A và C.
Câu 7: Để phòng ngừa “chuột rút” trước khi xuống nước người bơi lội phải tuân thủ theo thứ tự nào?
A. Xuống nước - Lên bờ - Khởi động.
B. Khởi động - Xuống nước - Lên bờ.
C. Xuống nước - Khởi động - Lên bờ.
D. Xuống nước - Lên bờ.
Câu 8: Việc đầu tiên cần làm khi bị “chuột rút” ở dưới nước?
A. Bơi nhanh vào bờ.
B. Bơi đứng.
C. Bình tĩnh, thả lỏng người trong nước và gọi người xung quanh giúp đỡ.
D. Giãy giụa để hết tình trạng chuột rút.
Câu 9: Lợi ích, tác dụng của việc học bơi?
A. Được trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước, phòng chống đuối nước.
B. Giúp cho cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối, nâng cao thể lực, tầm vóc…
C. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện ý chí nghị lực, tính tự tin…
D. Tất cả A, B, C.
Câu 10: Em hiểu như thế nào là biết bơi lội và có thể an toàn?
A. Trẻ em biết bơi lội là sẽ cứu được trẻ em khác đang bị đuối nước.
B. Trẻ em biết bơi lội là trẻ em biết vận động và thở để không bị chìm trong nước, di chuyển được trong nước và phải bơi được ít nhất 25m.
C. Trẻ em biết bơi lội là biết cách tự cứu mình khi đang rơi vào vùng nước xoáy, sâu…
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Em phải làm gì khi mình rơi vào trường hợp bị đuối nước?
A. Kêu cứu thật to; bình tĩnh làm nổi người lên bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng người.
B. Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.
C. Cố gắng bơi ngược dòng nước thật nhanh vào bờ để tránh chuột rút bị đuối nước.
D. Cả A, B đều đúng.
A. Gọi thật to báo cho bất cứ người lớn nào ở gần đến cứu; đồng thời có thể ném dây, phao, sào, các vật nổi…cho người bị đuối nước để cùng mọi người kéo lên bờ; không tự ý một mình nhảy xuống nước để cứu người bị đuối nước, vì có thể bị đuối theo.
B. Nhảy xuống cứu người bị đuối nước, vì mình đã biết bơi lội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Khi tham gia giao thông đường thủy, ngồi trên thuyền, ghe, xuồng em cần lưu ý điều gì?
A. Mặc sẵn áo phao, ngồi trật tự tại chỗ của mình, nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ theo nội quy, quy định an toàn trên phương tiện tàu thủy.
B. Mặc sẵn áo phao, đi dạo, vui chơi thoải mái trên thuyền.
C. Mặc áo phao, ngồi không được thò tay, chân xuống nước.
D. Tất cả A, B, C.
Câu 14: Nếu em chưa biết bơi lội thì em sẽ làm gì để tránh bị đuối nước?
A. Tránh xa môi trường nước như: ao, hồ, sông suối, mương, hố sâu, bãi cát…
B. Tham gia học bơi lội và thực hiện đúng các quy định an toàn khi bơi lội; học các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng phòng, tránh đuối nước.
C. Tự học bơi lội cùng với các bạn đã biết bơi lội giỏi.
D. Tất cả A, B đều đúng.
Câu 15: Vì sao trẻ em biết bơi lội vẫn có thể bị đuối nước?
A. Do thể lực, sức khỏe; không biết cách cứu đuối nhưng mạo hiểm cứu bạn bị đuối nước.
B. Do chưa biết và chưa thực hiện đúng các nguyên tắc an toàn khi bơi lội; không có kỹ năng xử lý tình huống: chuột rút, khi rơi vào dòng nước xoáy, sâu, sóng to, xa bờ, bị đuối sức khi đang bơi…
C. Hay thích đùa nghịch, xô đẩy, nhào lộn dưới nước; rơi từ độ cao bất ngờ xuống dòng nước chảy…
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử thành phố Hải Phòng 2023
-
Bài thu hoạch chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
-
Đáp án thi tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet Nghệ An 2024
-
Top 6 Bài viết về ngày Thương binh liệt sỹ 2024
-
Đáp án trắc nghiệm Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn 2024 Đợt 2
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Thể lệ cuộc thi trực tuyến Ngày hội của toàn dân
Đáp án cuộc thi Tổ quốc bên bờ sóng 2022
Thể lệ dự thi Tìm hiểu kiểm soát thủ tục hành chính
Đáp án thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Liên hệ bản thân về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của Cán bộ, Đảng viên
Đáp án thi tìm hiểu Hoàn Kiếm 60 năm xây dựng và phát triển