Đáp án Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế 2024

Đáp án thi trực tuyến "Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng" tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 - Vào ngày 16/8/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Đáp án Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng Thừa Thiên Huế 2024
Đáp án Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng Thừa Thiên Huế 2024

Thời gian cuộc thi diễn ra từ ngày 16/8/2024 đến hết ngày 1/9/2024. Cuộc thi nhằm giúp toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao nhận thức, kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng, biết được cách nhận diện, phòng tránh các hình thức lừa đảo; nâng cao hiểu biết, trang bị các kỹ năng số cơ bản, khai thác và sử dụng an toàn các dịch vụ trên nền tảng Hue-S và các nền tảng số khác để chủ động phòng chống các thông tin xấu, độc, sai sự thật, các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến; đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trong thời kỳ chuyển đổi số; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1. Gợi ý đáp án Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng 2024

Dưới đây là các đáp án hội thi trực tuyến Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Hoatieu cung cấp, các đáp án này đều không phải do Ban tổ chức cuộc thi công bố, các bạn chỉ nên xem mang tính chất tham khảo.

Câu 1: Ứng dụng “Truyền thông, cảnh báo” trên Hue-S, ngoài thực hiện cảnh báo lừa đảo còn hỗ trợ thêm chức năng gì?

- Truyền thông quảng bá.

- Thông báo của cơ quan nhà nước.

- Truyền thông chính sách.

- Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Cấu trúc của bản tin cảnh báo lừa đảo trên Hue-S gồm nội dung gì?

- Cách phòng tránh

- Tất cả những nội dung trên

- Phương pháp nhận diện

- Hình thức thực hiện

Câu 3: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là công an hoặc toà án yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản trực tuyến, bạn nên làm gì để tránh bị lừa đảo?

- Tự xác minh danh tính và thông tin của người gọi bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức của cơ quan đó hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan qua các kênh chính thức.

- Giữ bình tĩnh và không bị đánh lừa bởi áp lực tâm lý và đe dọa.

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản trực tuyến cho bất kỳ ai.

- Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Chức năng “Yêu cầu xác minh” tại ứng dụng “Truyền thông, cảnh báo” trên Hue-S dùng để làm gì:

- Góp ý, hiến kế cho cơ quan nhà nước.

- Gửi phản ánh cho cơ quan nhà nước.

- Gửi thông tin cho nhà nước xác định độ chính xác và mức độ chính thống, tin cậy của thông tin trên mạng.

- Cả 3 đáp án trên.

Câu 5: Làm thế nào để phát hiện website giả mạo?

- Kiểm tra đường link nếu phát hiện những kí tự lạ không đúng với tên nguyên bản thì đó là những website giả mạo.

- Đăng nhập thành công nhưng không có thông tin cá nhân.

- Đăng nhập nhưng được thông báo không thành công.

- Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: Điều kiện để đảm bảo một yêu cầu xác minh qua Hue-S hợp lệ là gì?

- Copy địa chỉ đường link của một thông tin trên không gian mạng nếu là thông tin

- Đính kèm ghi âm cuộc gọi điện thoại nếu là xác minh cuộc gọi lừa đảo

- Đính kèm ảnh tin nhắn SMS nếu là xác minh tin nhắn có biểu hiện lừa đảo

- Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Ứng dụng “Truyền thông, cảnh báo” trên Hue-S, ngoài thực hiện cảnh báo lừa đảo còn hỗ trợ thêm chức năng gì?

- Truyền thông quảng bá.

- Thông báo của cơ quan nhà nước.

- Truyền thông chính sách.

Câu 8: Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang nhận cuộc gọi mạo danh Cán bộ nhà nước, nhân viên ngân hàng, Công an, Viện kiểm sát,...:

- Thường tạo áp lực, hối thúc nạn nhân thực hiện các yêu cầu.

- Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, tài khoản ngân hàng,...

- Yêu cầu kết bạn qua Zalo/mạng xã hội để thực hiện nhiệm vụ hoặc cài đặt một ứng dụng qua link do đối tượng cung cấp.

- Giới thiệu một cách chung chung, không rõ ràng, cụ thể.

- Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là công an hoặc toà án yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản trực tuyến, bạn nên làm gì để tránh bị lừa đảo:

- Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản trực tuyến cho bất kỳ ai.

- Giữ bình tĩnh và không bị đánh lừa bởi áp lực tâm lý và đe dọa.

- Tự xác minh danh tính và thông tin của người gọi bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức của cơ quan đó hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan qua các kênh chính thức.

- Tất cả đều đúng.

Câu 10: Với hình thức lừa đảo giả danh Công an gọi điện lừa người dân cập nhật căn cước công dân, các đối tượng sử dụng phương thức thủ đoạn nào:

- Thông qua mã độc được tải song song về điện thoại, cho phép đối tượng truy cập tất cả các quyền trên điện thoại, từ đó chiếm quyền điều khiển điện thoại và chiếm đoạt tài sản.

- Thông báo người dân cần cập nhật thông tin CCCD do bị lỗi hoặc chưa đồng bộ,...

- Yêu cầu kết bạn Zalo, gửi link và hướng dẫn tải ứng dụng Dịch vụ công giả mạo.

- Cả 3 đáp án trên.

Câu 11: Những thông tin nào không nên đăng tải trên mạng xã hội?

- Thông tin tài chính.

- Thông tin chưa kiểm chứng.

- Thông tin, hình ảnh giấy tờ cá nhân như CCCD, hộ chiếu, sổ đỏ,..

- Cả 3 đáp án trên.

Câu 12: Dịch vụ nào trên nền tảng Hue-S triển khai chức năng cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng?

- Phản ánh hiện trường.

- Nhà của tôi.

- Truyền thông, cảnh báo.

- Hỏi cơ quan nhà nước.

Câu 13: Đặt mật khẩu như thế nào là mật khẩu an toàn:

- Tránh sử dụng các thông tin cá nhân dễ đoán như tên, ngày sinh, hoặc các chuỗi ký tự đơn giản như "123456" hoặc "password".

- Sử dụng mật khẩu khác nhau cho từng tài khoản và thay đổi mật khẩu định kỳ (khoảng 3-6 tháng một lần).

- Một mật khẩu an toàn nên có độ dài tối thiểu 8 ký tự và bao gồm cả chữ cái viết hoa và thường, số và ký tự đặc biệt.

- Tất cả đều đúng.

Câu 14: Để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, bạn cần làm gì?

- Sử dụng chế độ xác thực 2 yếu tố, mật khẩu mạnh. Đăng xuất các tài khoản mạng xã hội sau khi sử dụng.

- Không nhấp vào các đường dẫn (link) lạ, chỉ cài đặt các ứng dụng từ App Store hoặc CH Play.

- Không nên chia sẻ nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

- Tất cả đều đúng.

Câu 15: Cấu trúc của bản tin cảnh báo lừa đảo trên Hue-S gồm nội dung gì:

- Hình thức thực hiện

- Phương pháp nhận diện

- Cách phòng tránh

Câu 16: Để phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, bạn cần làm gì?

- Không công khai các thông tin cá nhân như: Ngày, tháng, năm sinh, số CMND hoặc CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng,... lên các trang mạng xã hội.

- Cảnh giác với những trang web giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web Ngân hàng,...

- Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội.

- Cảnh giác, không tin tưởng vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng mà yêu cầu nạp tiền thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản

- Tất cả đều đúng.

Câu 17: Nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội?

- Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng; Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội; Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội; Chỉ kết bạn với những người mà chúng ta quen biết trong đời thực; Cài đặt chế độ riêng tư trên mạng xã hội ...

- Cảnh giác với những trang web giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web Ngân hàng,...

- Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội.

- Cảnh giác, không tin tưởng vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng mà yêu cầu nạp tiền thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.

- Tất cả đều đúng.

Câu 18: Làm sao để sử dụng mạng xã hội an toàn:

- Không đăng tải, lan truyền những thông tin, bài viết chưa được kiểm chứng, sai lệch với chính sách Nhà nước.

- Bình luận, sử dụng ngôn ngữ lịch sự.

- Không tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân; nên đăng bài viết ở chế độ bạn bè hoặc riêng tư.

Câu 19: Người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng thì bị xử lý như thế nào?

- Nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị khiển trách, xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Có thể bị buộc thôi việc, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

-Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 20: “Xác minh thông tin” trên Hue-S là xác minh những vấn đề gì?

- Xác minh độ chính xác của một thông tin trên không gian mạng.

- Xác định cuộc gọi, tin nhắn SMS có phải là hình thức lừa đảo không.

- Cả 2 đáp án trên.

Câu 21: Dự đoán số người trả lời đúng 20 câu hỏi ?

Đây là câu hỏi mở, do bạn tự dự đoán về số lượng để đưa ra đáp án chính xác

2. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng

I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Tất cả người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đối tượng không được tham gia dự thi: Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Thông tin và Truyền thông; Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ giúp việc trực tiếp trong quá trình tổ chức Cuộc thi.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CÁCH THỨC VÀ THỜI GIAN THI

1. Nội dung thi trắc nghiệm

- Nhận diện các phương thức, thủ đoạn và kỹ năng phòng tránh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

- Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn; Kỹ năng phòng tránh các nguy cơ rủi ro bị đánh cắp thông tin trên không gian mạng.

- Các nội dung thi được hướng dẫn, tìm hiểu thông qua tài liệu tuyên truyền hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin do Sở Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành.

2. Hình thức dự thi

- Thi trắc nghiệm trực tiếp trên ứng dụng Hue-S.

- Thí sinh dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên thiết bị điện tử (điện thoại thông minh, máy tính bảng) có kết nối mạng Internet bằng việc đăng nhập trực tiếp trên ứng dụng Hue-S để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và dự đoán tổng số người trả lời đúng.

- Phần thi trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi và câu dự đoán tổng số người trả lời đúng tất cả 20 câu hỏi phần trắc nghiệm.

3. Cách thức dự thi

Thí sinh sử dụng Hue-S, đăng nhập tài khoản, nhấn chọn vào banner chức năng “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024”

Các bước tham gia Cuộc thi:

+ Bước 1: Tải ứng dụng Hue-S.

+ Bước 2: Đăng nhập tài khoản ứng dụng Hue-S.

+ Bước 3: Chọn banner chức năng tham gia “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng”.

+ Bước 4: Trong giao diện Cuộc thi, người dùng kiểm tra các thông tin cá nhân, sau đó chọn chọn “VÀO THI NGAY”. Xác nhận vào thi và chọn “Bắt đầu”.

+ Bước 5: Sau khi trả lời đầy đủ 20 câu hỏi trắc nghiệm và 01 câu dự đoán số người trả lời đúng, bấm nút “NỘP BÀI”.

Đáp án thi trực tuyến "Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng" tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024

4. Thời gian thi

Cuộc thi dự kiến diễn ra trong trong 01 (một) đợt, từ ngày 16/08/2024 đến hết ngày 01/09/2024.

Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 lượt thi.

5. Bài thi không hợp lệ

- Bài dự thi đăng ký tài khoản không đúng với nội dung thông tin cá nhân được quy định tại mục I của Thể lệ này.

- Bài dự thi không đảm bảo thời gian quy định được thiết lập trên phần mềm.

Trên đây là Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 được cập nhật nhanh, chính xác nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 424
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi