Trình bày phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học

Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc gợi ý đáp án trả lời chi tiết cho câu hỏi Trình bày nội dung phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học, cho thí dụ minh họa trong bài viết dưới đây.

Nội dung phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 mới, năm học này là năm thứ hai môn Công nghệ được đưa vào là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Ở cấp tiểu học, môn Công nghệ được ghép cùng môn Tin học tạo thành môn Tin học và Công nghệ được dạy từ lớp 3 đến lớp 5. Đặc thù của môn Công nghệ với nhiều đổi mới giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống ở gia đình và địa phương, hình thành những hiểu biết ban đầu về môi trường, công nghệ xung quanh. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, cần sự đóng góp lớn của các tiết thực hành công nghệ và yêu cầu cần có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết. Xong thực tế, các dụng cụ thiết bị được cấp còn thiếu, học sinh và phụ huynh vẫn chỉ coi đây là môn "phụ" hỗ trợ nên chưa có sự hứng thú trong học tập. Đặc điểm này đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ để đảm bảo phát triển năng lực, phẩm chất, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.

Qua giảng dạy thực tiễn phân môn Công nghệ các lớp 3, 4, 5 và quá trình tập huấn, nghiên cứu sách và tôi xin nêu một số những thuận lợi khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học như sau :

Thuận lợi

- Về phía nhà trường:

+ Các cấp đã tổ chức tập huấn cho giáo viên để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình sách giáo khoa theo chương trình GDPT 2018.

+ Giáo viên: luôn nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

- Về chương trình SGK: Nội dung bộ sách hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với học sinh tiểu học.

+ Phân môn Công nghệ được thiết kế với nhiều đổi mới giúp học sinh học tập hiệu quả trong môi trường công nghệ để từ đó hình thành và phát triển năng lực.

+ Các chủ đề học tập gần gũi với học sinh tiểu học, gắn với cuộc sống hằng ngày của các em nên dễ trải nghiệm và khám phá.

Khó khăn

- Về phía học sinh:

- Về phía giáo viên:

- Về Tài liệu tham khảo:

- Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho bài học thực hành chưa đầy đủ.

Giải pháp dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học

Giải pháp 1: Lên kế hoạch sử dụng đồ dùng, dụng cụ từ đầu năm học

Trong tiết học thực hành, dụng cụ và vật liệu thực hành quyết định quyết định lớn đến sự thành công của tiết học. Do đó, để có đầy đủ dụng cụ và vật liệu cho các tiết thực hành trong năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng các đồ dùng thực hành của từng bài học từ sớm để nhà trường và chính bản thân có sự chuẩn bị, nắm thế chủ động trong các tiết thực hành.

..................................

Giải pháp 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho mỗi bài thực hành đầy đủ, chu đáo.

Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của giáo viên và học sinh rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công của tiết dạy. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu tiết thực hành cần đạt được là gì, làm thế nào để học sinh nắm được nội dung kiến thức hiệu quả nhất để từ đó có sự lựa chọn dụng cụ, vật liệu thí nghiệm cần thiết. Các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, dễ làm, bảo đảm độ chính xác cao.

Bên cạnh sự chuẩn bị của giáo viên, giáo viên cũng cần yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ đơn giản, dễ kiếm tùy theo từng bài thực hành và khả năng của học sinh. Nếu phân chia theo nhóm, cần cử một em làm nhóm trưởng để đôn đốc, phân công việc cụ thể cho các thành viên nhóm.

Ví dụ: .......................................

Giải pháp 3: Gắn nội dung học tập với các vấn đề của thực tiễn.

Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh tìm kiếm hoặc tự làm đồ dùng thực hành.

Giải pháp 5: Sử dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin trong bài giảng.

Giải pháp 6: Xây dựng mẫu đánh giá kết quả thực hành của các nhóm học sinh hoặc cá nhân học sinh

Ví dụ minh họa dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học

Ví dụ 1: Môn Công nghệ lớp 4 Bài 8: Lắp ghép mô hình bập bênh (sách Kết nối tri thức)

Học sinh cần chuẩn bị: Bộ kĩ thuật lắp ghép (thanh thẳng 5 lỗ, tấm nhỏ, bộ vít ngắn, đai ốc, thanh chữ U ngắn, thanh thẳng 11 lỗ,

Giáo viên chuẩn bị: Mẫu mô hình bập bênh được lắp ghép từ bộ kĩ thuật lắp ghép.

Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm sau khi hoàn thiện, đánh giá sản phẩm vừa làm được theo yêu cầu của đánh giá kết quả thực hành.

Phiếu đánh giá sản phẩm

Yêu cầu

TốtKháChưa đạt

Đủ các bộ phận

Mối ghép đúng vị trí và chắc chắn

Thanh đòn và ghế ngồi quay được quanh trục

Giáo viên đưa ra câu hỏi phụ: Em hãy sử dụng các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để lắp một mô hình bập bênh khác theo ý tưởng của em.

Giáo viên nhắc nhở học sinh tháo, cất các dụng cụ và chi tiết gọn gàng sau khi thực hành xong.

Ví dụ 2: Môn Công nghệ lớp 3 - Bài 3: Sử dụng quạt điện

Ví dụ 3: Môn Công nghệ 4 - Bài Trồng cây hoa, cây cảnh trong chậu

.........................

Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng để nâng cao chất lượng các giờ học thực hành môn công nghệ ở tiểu học. Mỗi tiết dạy đều được lồng ghép nhiều phương pháp dạy học tích cực. Điều quan trọng là học sinh được hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, cùng giao tiếp, tương tác với giáo viên, với các bạn để phát triển phẩm chất, năng lực của mình.

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Dành cho giáo viên của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 560
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Trình bày phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học