Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân
Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân được quy định thế nào? Cùng Hoatieu.vn xin phân tích và gửi đến bạn đọc.
Quy định về ban thanh tra nhân dân
1. Ban thanh tra nhân dân là gì?
Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Luật Thanh tra 2010, cụ thể:
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân
Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được quy định và hướng dẫn theo Nghị định 159/2016/NĐ-CP. Theo đó, Ban thanh tra nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
- Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;
- Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
- Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.
3. Nguyên tắc hoạt động của ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc sau:
Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
4. Bầu ban thanh tra nhân dân
Việc bầu thanh tra nhân dân được thực hiện theo Điều 8 Nghị định 159/2016/NĐ-CP:
Điều 8. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Căn cứ vào số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân mà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.
2. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.
4. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc những nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân, việc bầu thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân giúp thực hiện sự giám sát của người dân đối với việc thực hiện các chính sách pháp luật. Qua đó người dân có thể thực hiện được quyền của mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
Phạm Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Danh sách tỉnh, huyện xã Việt Nam 2025
-
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ, 30/04, 01/05 năm 2025
-
Tên viết tắt các cơ quan, tổ chức trong ngành Công an 2025
-
Câu hỏi thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng 2025
-
Cách trích dẫn văn bản pháp luật theo quy chuẩn 2025
-
Giờ làm việc mùa hè 2025
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Khoa học 2025
-
Mục lục ngân sách nhà nước mới 2025
-
Liệt sĩ hay Liệt sỹ, từ nào đúng chính tả?
-
Hướng phấn đấu của bản thân khi đứng vào hàng ngũ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2025
-
Chữ công ty có viết hoa không?
-
Từ Đảng viên có phải viết hoa không?

Bài viết hay Hành chính
Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký, sang tên xe qua mạng
Độ tuổi ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026
Thủ tục xin miễn, giảm học phí
Sử dụng súng trái phép phạt thế nào 2025?
Bản quyền là gì? Thế nào là vi phạm bản quyền?