Chuyển hộ khẩu 2022 có ảnh hưởng đến bảo hiểm không?

Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm không? Thay đổi hộ khẩu có phải thay đổi sổ bảo hiểm? Khi nào thì phải thay đổi các thông tin trên sổ bảo hiểm? Sổ bảo hiểm lên quan chặt chẽ đến quyền lợi của nhiều người lao động, do đó, các thông tin về sổ bảo hiểm được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

1. Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm không?

Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ bảo hiểm không?

Khi bạn chuyển hộ khẩu đi nơi khác thì việc hưởng bảo hiểm xã hội của bạn không thay đổi, bạn vẫn được hưởng các chế độ khi đủ điều kiện.

2. Thay đổi hộ khẩu có phải thay đổi sổ bảo hiểm?

Thay đổi hộ khẩu có phải thay đổi sổ bảo hiểm?

Thay đổi hộ khẩu đi nơi khác có phải thay đổi sổ bảo hiểm không? Thay đổi hộ khẩu thường trú có cần thay đổi bảo hiểm không?

Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, công dân phải đổi sổ BHXH trong các trường hợp sau:

  • Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
  • Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

=> Việc thay đổi hộ khẩu không thuộc trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm

=> Thay đổi hộ khẩu, thay đổi nơi thường trú không phải thay đổi sổ bảo hiểm mà bạn vẫn dùng sổ bảo hiểm đã được cấp trước đây.

Các bạn có thể thay đổi thông tin nơi thường trú trên sổ bảo hiểm theo mẫu Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS). Các bạn có thể tham khảo mẫu này tại bài: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT - Mẫu TK1-TS

3. Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế không?

Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế không, có phải đổi thẻ BHYT không?

Điều 16 Luật BHYT 2008 quy định thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp:

  • Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
  • Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
  • Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

=> Việc chuyển hộ khẩu không làm mất giá trị sử dụng thẻ BHYT, tuy nhiên khi thay đổi hộ khẩu thì người sử dụng thẻ phải đổi thẻ BHYT theo quy định tại điều 19 Luật BHYT 2008:

1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

a) Rách, nát hoặc hỏng;

b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Trong đó, hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
  • Thẻ bảo hiểm y tế.

4. Bảo hiểm xã hội có liên quan đến hộ khẩu không?

Việc hưởng các chế độ BHXH, cấp lại sổ BHXH không liên quan đến hộ khẩu.

Tuy nhiên khi nhận BHXH 1 lần thì người tham gia BHXH phải đến Cơ quan BHXH nơi mình thường trú để nhận

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm không? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Bảo hiểm, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.400
0 Bình luận
Sắp xếp theo