Lương tháng 13 và thưởng Tết giống hay khác nhau?
Phân biệt lương tháng 13 và thưởng Tết
Lương tháng 13, thưởng tết là những từ khóa nhận được nhiều sự quan tâm từ những người lao động vào dịp cuối năm này. Vậy lương tháng 13 và thưởng Tết giống hay khác nhau và quy định thưởng thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Lương tháng 13 có phải thưởng Tết?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chúng ta không có quy định chi tiết cụ thể nào về từ khóa: "lương tháng 13" và "thưởng tết" mà hai từ khóa trên được gọi chung là thưởng. Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019 như sau:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, quy định này không thể hiện rõ việc lương tháng 13 có phải là thưởng tết hay không. Do vậy, câu hỏi lương tháng 13 có phải là thưởng Tết hay không là do quan niệm và sự nhận định riêng của từng cá nhân và doanh nghiệp. Thông thường, tiền lương tháng 13 là khoản tiền thưởng hằng năm của người sử dụng lao động dành cho người lao động và được nêu rõ trong thỏa ước lao động tập thể cũng như hợp đồng lao động.
Lương tháng 13 và thưởng Tết giống hay khác nhau? Lương tháng 13 ở một số doanh nghiệp được quy định rõ ràng và cụ thể. Lương tháng 13 sẽ được thưởng cho nhân viên theo hợp đồng lao động và vào dịp lễ tết dương lịch hằng năm. Còn thưởng tết là khoản tiền thưởng vào dịp lễ tết âm lịch của người dân Việt Nam. Tuy nhiên lương tháng 13 cũng được coi là tiền thưởng cho nhân viên.
Nhưng cũng không ít doanh nghiệp quy định chỉ được nhận lương tháng 13 hoặc thưởng tết. Vì khoản lương tháng 13 theo quy định luật Việt Nam là một khoản thưởng do doanh nghiệp quyết định. Một số doanh nghiệp còn không có thưởng tết và lương tháng 13. Vì thế lương tháng 13 là tên được tự gọi bởi những người lao động. Và bản chất thưởng tết và lương tháng 13 đều là tiền thưởng và không bị ép buộc.
2. Quy định về mức thưởng Tết
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì không quy định cụ thể về mức thưởng tết mà việc thưởng tết theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và tham khỏa ý kiến của tổ chức đại diện người lao động.
Khoản thưởng được đưa ra căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động
- Người lao động sẽ được thưởng tết nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, theo quy chế nội bộ doanh nghiệp về thưởng Tết, thỏa ước lao động tập thể và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động.
- Doanh nghiệp cũng có quyền không thưởng tết cho người lao động nếu kinh doanh không có lãi hoặc người lao động không hoàn thành công việc được giao, nhất là năm 2021, hàng loạt doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Chẳng hạn:
Tổng % thưởng = % năng suất lao động + % thâm niên
Tiền thưởng Tết = Tổng % thưởng × Tiền lương hàng tháng (không tính phụ cấp, trợ cấp)
Trong đó:
% năng suất lao động (Theo đánh giá của quản lý phòng, ban)
% thâm niên được tính như sau: (Tính từ ngày ký hợp đồng chính thức đến ngày 31/12/2021)
- Dưới 1 năm = 10%
- Từ 1 đến dưới 2 năm = 20%
- Từ 2 đến dưới 3 năm = 30 %
- Từ 3 đến dưới 4 năm = 50 %
- Từ 4 đến dưới 5 năm = 70 %
- Từ 5 đến dưới 6 năm = 80%
- Từ 7 năm trở lên = 100%
3. Quy định mới về tháng lương thứ 13
Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì việc trả tháng lương thứ 13 được thỏa thuận từ khi làm việc, thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động và trong quá trình tuyển dụng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Khoản tiền lương tháng 13 này được xem như là một khoản tiền chính thức để trả cho người lao động đúng theo thỏa thuận. Đảm bảo nhu cầu của người lao động cũng như giúp cho người lao động yên tâm làm việc và tích lũy dự phòng. Cũng là cách để giữ được nhân sự của mình và cạnh tranh với những doanh nghiệp khác không có khoản lương thứ 13 này.
Mặc dù có thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, việc chi trả lương tháng 13 của doanh nghiệp còn phù thuộc vào tình hình kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp và kết quả làm việc của người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hay người lao động không hoàn thành công việc thì nhiều khả năng sẽ không được nhận lương tháng thứ 13.
Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 không? Như phân tích ở trên thì người sử dụng lao động có quyền trả hoặc không trả lương tháng 13 cho người lao động. Vì nó không phải là khoản thưởng được quy định cụ thể trong pháp luật. Đây là khoản thưởng dựa vào ý chí người sử dụng lao động hoặc do hai bên thoả thuận.
4. Cách tính lương tháng 13
Cách tính lương tháng 13 mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau:
Nếu làm đủ 12 tháng (bao gồm cả thời gian thử việc) thì cuối năm dương lịch sẽ được hưởng 1 tháng lương.
Nếu không làm đủ 12 tháng (hoặc có tăng/giảm lương trong thời gian làm việc) thì sẽ tính theo tỉ lệ tương đương.
Tính từ 1/1, nếu nhân viên làm việc đủ 12 tháng trong năm tính đến hết 31/12 (dương lịch), lương tháng thứ 13 = Tổng lương trong tháng (không bao gồm trợ cấp đi lại).
Nhân viên làm việc dưới 12 tháng trong năm tính đến hết ngày 31/12 Dương lịch, lương tháng 13 = (Tổng lương trong tháng + Các khoản trợ cấp, phụ cấp nếu có)/12 tháng * số tháng làm việc thực tế trong năm Dương lịch.
5. Một số câu hỏi liên quan về lương, thưởng
5.1. Luật lương tháng 13 mới nhất?
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì chúng ta chưa có luật lương tháng 13. Bạn muốn xem quy định về lương tháng 13 thì chỉ có Bộ luật lao động 2019 liên quan nhất đến vấn đề này. Lương tháng 13 do người sử dụng lao động và đại diện tổ chức lao động thảo luận và quyết định.
5.2. Lương tháng 13 có phải đóng bảo hiểm không?
Thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động (theo Điều 104 Bộ luật Lao động mới nhất 2019). Bên cạnh đó khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, tiền lương tháng 13 không phải đóng BHXH.
5.3. Người lao động có được yêu cầu lương tháng 13 không?
Hiện tại quy định pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho lao động. Quy định về lương tháng 13 do mỗi doanh nghiệp tự quy định và thỏa thuận với người lao động.
Nó cũng như là một mức lương cạnh tranh cho những doanh nghiệp để thu hút lao động, đảm bảo cuộc sống của người lao động an tâm làm việc và hài lòng với vị trí làm việc tại doanh nghiệp mình.
Mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc phải trả lương tháng 13. Tuy nhiên, có lẽ nó là điều kiện tiên quyết để giữ chân những người lao động có kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình. Vì thế nên trong thoả thuận thì người lao động hoàn toàn được phép yêu cầu người sử dụng lao động trả lương tháng 13 cho mình nếu thấy cần thiết. Và người sử dụng lao động được phép đồng thuận hoặc không.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Lương thưởng tết dương lịch, Mẫu quy chế lương thưởng từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Snow White
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Hướng dẫn cách rút tiền không cần thẻ 2024
Quy định pháp luật về cho thuê lại lao động 2024
Hướng dẫn khai trình lao động 2024 (Khai báo tình hình sử dụng lao động đầu năm, cuối năm)
Không nghỉ hết phép năm công ty có trả tiền không?
Cách tính lương hưu từ ngày 1/1/2018
Giỗ tổ Hùng Vương năm 2023 là ngày nào?