Giáo viên nghỉ lễ có phải dạy bù không 2024?

Giáo viên nghỉ lễ có phải dạy bù không? Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết và không có trách nhiệm phải đi làm bù. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp giáo viên phải dạy bù sau những ngày nghỉ lễ, tết. Vậy có trái với quy định pháp luật? Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây.

Giáo viên có phải dạy bù vào những ngày nghỉ Lễ, Tết không?
Giáo viên có phải dạy bù vào những ngày nghỉ Lễ, Tết không?

1. Giáo viên nghỉ lễ có phải dạy bù không?

Căn cứ Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương của giáo viên như sau:

“Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”

Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành thì giáo viên sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết như sau: ngày Giỗ tổ Hùng Vương; ngày 30/4 và 1/5; ngày Quốc khánh 2/9; Tết Dương lịch; Tết Nguyên đán. Và giáo viên sẽ không có trách nhiệm phải đi làm bù những ngày nghỉ lễ này.

Tuy nhiên một số thầy cô cho ý kiến rằng chỉ những ngày nghỉ Tết Nguyên đán là giáo viên không phải dạy bù. Còn những ngày nghỉ lễ tết khác thầy cô vẫn phải dạy bù.

Nguyên nhân là do tính chất công việc mà các giáo viên sẽ phải dạy bù để đảm bảo chương trình học theo đúng tiến độ quy định của Bộ GDĐT, đảm bảo đủ số tiết và kiến thức truyền đạt cho các em học sinh. Vì vậy, thực tế các nhà trường sẽ thường yêu cầu giáo viên dạy bù sau những ngày nghỉ lễ, tết. Và những tiết dạy bù như vậy sẽ được xác định là thời gian làm thêm giờ. Để biết cách tính tiền tăng giờ cho giáo viên dạy bù ngày nghỉ lễ tế, thầy cô tham khảo nội dung chi tiết tại phần 2 tiếp theo nhé.

Những tiết dạy bù như vậy sẽ được xác định là thời gian làm thêm giờ
Những tiết dạy bù như vậy sẽ được xác định là thời gian làm thêm giờ

2. Giáo viên dạy bù ngày nghỉ lễ tết có được tính tiền tăng giờ không?

Căn cứ Điều 106 Bộ luật lao động hiện hành quy định như sau:

“Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.”

Do đó khi nhà trường yêu cầu giáo viên dạy bù ngày nghỉ lễ, tết thì các tiết dạy bù sẽ được xác định là thời gian làm thêm giờ, và được tính tiền tăng giờ.

Tiền tăng giờ dạy bù ngày nghỉ lễ, Tết của giáo viên được tính theo Điều 97 “Bộ luật lao động 2019” như sau:

“Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.”

Sẽ có 3 trường hợp xảy ra, thầy cô lưu ý về các mức tiền thừa giờ sẽ khác nhau:

  • Nếu giáo viên phải dạy bù vào ngày thường thì sẽ được chi trả ít nhất bằng 150% tiền lương ngày bình thường;
  • Nếu giáo viên phải dạy bù vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả ít nhất bằng 200% tiền lương ngày bình thường;
  • Nếu giáo viên phải dạy bù vào ngà nghỉ lễ, nghỉ có hưởng lương thì được trả ít nhất bằng 300% tiền lương ngày thường.

Tham khảo chi tiết tại bài viết:

3. Quy định về ngày nghỉ của giáo viên

Giáo viên hay người lao động nói chung được hưởng những ngày nghỉ hưởng nguyên lương sau:

Nghỉ lễ, tết:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

Nghỉ phép hưởng nguyên lương (nghỉ hằng năm) tại điều 113 Bộ luật Lao động 2019. Nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương (phải thông báo với nhà trường trước khi nghỉ)

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Ngoài ra các giáo viên có thể xin nghỉ không hưởng lương.

Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (đã bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có) cho nên bình thường giáo viên sẽ không có ngày nghỉ hằng năm.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Giáo viên nghỉ lễ có phải dạy bù không?

Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 746
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm