Thứ 7 trạm y tế có làm việc không?
Nhiều người thường không nắm rõ lịch làm việc của trạm y tế xã/phường nên thường xuyên gặp tình trạng đến nhưng chỉ có bác sỹ trực.
Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan Thời gian làm việc của trạm y tế theo quy định tại Nghị định 117/2014/NĐ-CP.
Thời gian làm việc của trạm y tế xã/phường
1. Thời gian làm việc của Trạm Y Tế Phường
Nhân lực làm việc tại trạm y tế xã là viên chức sự nghiệp y tế, nằm trong tổng số người làm việc của Trung tâm Y tế huyện được phân công, bố trí làm việc tại trạm y tế xã.
Viên chức y tế xã làm việc theo chế độ ngày làm 8 giờ và phân công thường trực 24/24 giờ tại trạm y tế (kể cả ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật) để đảm bảo cấp cứu, khám, chữa bệnh , phòng chống dịch và bảo vệ cơ sở nhà trạm.
=> Trạm y tế sẽ làm việc 24/24
2. Thời gian làm việc của nhân viên y tế
Căn cứ theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch như sau:
“Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực.
1.Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:
a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;
b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
– Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
– Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.
2. Định mức nhân lực trong phiên trực:
b) Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
…
3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:
a) Chế độ phụ cấp thường trực:
– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
-Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
-Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
– Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
– Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.”
3. Quy chế làm việc của Trạm Y tế xã
Các quy định về tổ chức trạm y tế xã/phường được quy định tại Nghị định 117/2014/NĐ-CP.
4. Trạm y tế mấy giờ làm việc
Thông thường các trung tâm y tế sẽ làm việc từ 7 giờ sáng, tuy nhiên vẫn có người trực nên các bạn nếu cần khám bệnh gấp thì đến giờ nào cũng được.
Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp quy định pháp luật về Thời gian làm việc của Trạm y tế xã. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cho vay nặng lãi là gì? Cho vay nặng lãi 2024 mức phạt ra sao?
Gây mất trật tự ở bệnh viện có bị phạt không?
Xe máy điện, đạp điện: các lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt 2024
Tổ chức vượt biên trái phép mùa dịch phạt thế nào?
Hành vi đánh nhau 2024 theo Nghị định 144 bị xử phạt như thế nào?
Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Mức phạt quên giấy tờ xe ô tô 2024
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 2024
Tội lưu hành, mua bán tiền giả 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27