Bộ luật Hồng Đức là gì? Nội dung Bộ luật Hồng Đức?
Bộ luật Hồng Đức là gì? Nội dung Bộ luật Hồng Đức? Bộ luật Hồng đức là bộ luật được đánh giá cao, có vai trò quan trọng trong lịch sử lập pháp của nước ta. Vậy Luật Hồng đức gì và nội dung ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.
Điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật
1. Bộ luật Hồng Đức là gì?
Bộ luật Hồng Đức hay còn được gọi với những cái tên Quốc triều Hình luật và Lê Triều hình luật.
Có khá nhiều người nhầm tưởng bộ luật này được sáng tạo ra dưới triều vua Lê Thánh Tông, Tuy nhiên Luật Hồng đức chỉ là kết quả của thời đại cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, được biên soạn qua nhiều đời dưới thời nhà Lê sơ. Vua Lê Thánh Tông đã có công tổng hợp, phân chia, sửa sang và cải tiến các điều luật đã có từ các thời vua trước và xây dựng bộ pháp điển này.
Hồng Đức là niên hiệu thứ hai của vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Với sự đóng góp được cho là có vai trò quan trọng hơn cả của vua Lê Thánh Tông mà Quốc triều Hình luật thường được dân gian gọi với cái tên Bộ luật Hồng đức.
2. Người cho ra đời bộ luật Hồng Đức là ai?
Khác với nhiều văn bản pháp luật được ghi rõ tên tác giả biên soạn, bộ Quốc triều Hình luật này do được biên soạn trải qua rất nhiều đời vua nhà Lê sơ nên không rõ chính xác ai là người cho ra đời Bộ luật.
Những điều luật đầu tiên xuất hiện từ thời vua Lê Thái Tổ (1428-1433), ngoài ra có lẽ có thêm cả sự góp sức biên soạn của Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên...nhưng sử sách cho rằng nhân vật có sự đóng góp để hoàn chỉnh Bộ luật này nhất là vua Lê Thánh Tông (vì niên hiệu của vị vua này là Hồng Đức) giữa thời Lê sơ.
3. Nội dung Bộ luật Hồng Đức?
Luật Hồng Đức là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau: Luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v…
Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v.v).
Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.
Hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm toàn bộ nội dung của bộ luật:
- Vô luật bất thành hình
- Chiếu cố
- Chuộc tội bằng tiền
- Trách nhiệm hình sự
- Miễn, giảm trách nhiệm hình sự
- Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu
Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ.
Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng Quốc triều hình luật đã thể hiện một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:
- Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền
- Thủ tục tố tụng như đơn kiện- đơn tố cáo, thủ tục tra khảo, thủ tục xử án, phương pháp xử án, thủ tục bắt người.
4. Tại sao nói Bộ luật Hồng đức là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam?
Bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại.
Thứ nhất Bộ luật thể hiện tư tưởng tiến bộ vượt bậc, đi trước thời đại lúc bấy giờ, đặc biệt là tính nhân văn, tính nhân đạo sâu sắc bao trùm lên những đối tượng “dễ bị tổn thương” hơn trong xã hội, đó là người già, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ đang mang thai,…
Trong Bộ luật đề cập nhiều điều liên quan đến địa vị pháp lý của người phụ nữ – một điều ít thấy trong các bộ luật phong kiến. Thời xưa luôn quan niệm phụ nữ phải phụ thuộc vào gia đình chồng con, không được ly hôn, "lấy chồng theo chồng, chồng chết thì theo con".
Vậy mà trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em trong việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Phụ nữ có những địa vị độc lập nhất định như có quyền có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp. Ví dụ ly hôn do lỗi của người chồng quy định tại Điều 308:
"Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ".
Ngoài ra còn có quy định không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy (điều 401, 405).
Quy định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình. Đây là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.
Mặc dù bị hạn chế bởi quan niệm giai cấp hẹp hòi, nhưng bộ luật này cũng đã đưa ra nhiều quy định bảo vệ con người, trong đó có cả việc bảo vệ những những ở tầng lớp dưới trong xã hội, như bảo vệ quyền dân chủ tự do của dân đinh, có nhiều điều quy định các hình phạt cụ thể chống lại sự nô tỳ hoá đối với dân đinh, đặc biệt là trong đó không có sự phân biệt về địa vị xã hội và bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người. …
Thứ hai trong lĩnh vực quan lại, Bộ luật hồng Đức đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng quan lại, những điều luật liên quan đến quan tướng các cấp chiếm trên 50% tổng số điều luật về quy định về tội phạm.
Quan điểm “dân là gốc nước”, được thể hiện trong Luật Hồng Đức, cho thấy truyền thống này được Lê Thánh Tông kế thừa, thể chế hóa bảo vệ quyền lợi của người dân, Lê Thánh Tông đưa vào luật những hình phạt đối với những kẻ được giao trọng trách quản lý xã hội nhưng sách nhiễu dân, hành dân.
Thứ ba tuy ra đời cách đây hơn 500 năm, nhưng Bộ luật Hồng Đức đã quy định được gần như tất cả các tội danh cơ bản theo luật hình sự hiện đại. Hơn thế nữa các nhà làm luật thời bấy giờ đã thể hiện bản chất nhân đạo của thời đại như: có quy định về chuộc tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ...
Quan những thông tin mà bài viết cung cấp về Bộ luật Hồng đức là gì và nội dung ra sao, chắc hẳn bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét hơn về Bộ luật được coi là có giá trị bậc nhất thời đại phong kiến của nước ta. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Là gì?
Tiềm lực chính trị tinh thần có vị trí như thế nào?
Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ 2024
Đảng và nhà nước ta đã làm gì trong việc giữ gìn phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Tuổi đảng là gì? Cách tính tuổi đảng của đảng viên 2024
Luận điểm, luận cứ là gì?
Người sử dụng trái phép chất ma tuý là?