Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
Trong chính phủ mới của Minh Trị tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng? Hãy cùng Hoatieu tìm câu trả lời trong bài nhé.
Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị đã bắt tay thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc cải cách này có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản. Vậy tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong chính phủ mới Minh Trị, cùng xem thử nhé.
Tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong chính phủ mới Minh Trị
1. Trắc nghiệm: Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa.
B. Địa chủ.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Tư sản.
Đáp án: A: Quý tộc tư sản hóa là tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong chính phủ mới của Minh Trị.
Nguyên do: Tháng 1/1868, Minh Trị đã tiến hành cải cách trong đó về chính trị, Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
2. Hoàn cảnh ra đời của chính phủ mới Minh Trị
Cuối thế kỉ XIX, đất nước Nhật Bản lâm vào khủng hoảng sâu sắc về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại. Chế độ phong kiến Mạc Phủ suy yếu trầm trọng, Nhật Bản bị các nước phương Tây nhòm ngó xâm lược.
Tháng 1-1868, sau khi lật đổ Tướng Số gun và lên ngôi, nhận thấy tình trạng yếu kém của đất nước, Thiên hoàng Minh Trị đã bắt tay vào thực hiện một loạt cải cách tiến bộ thời bấy giờ (cuộc cải cách này còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, đưa kinh tế Nhật bản ngày càng phát triển.
3. Nội dung của cuộc duy tân Minh Trị
Cuộc Duy Tân Minh Trị được tiến hành trên mọi lĩnh vực đời sống:
3.1. Về chính trị
Sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Tiếp đó năm 1889, Nhật hoàng tuyên bố ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập từ đây.
3.2. Về kinh tế
Dưới tình trạng thị trường mua bán còn lạc hậu, để thống nhất thị trường, Nhật hoàng ra lệnh thống nhất tiền tệ nhằm tiến tới thống nhất thị trường, đẩy mạnh quá trình mua bán để đưa kinh tế ổn định và phát triển. Nhận thấy nhu cầu của người dân trong việc phát triển kinh tế, Nhật hoàng cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
Tồn tại nhiều năm dưới chế độ phong kiến khiến Nhật Bản lạc hậu cả về kinh tế lẫn cơ sở vật chất, nhận thấy cơ sở hạ tầng là nền tảng để phát triển kinh tế mà Nhật hoàng đã tiến hành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc, mở rộng thị trường mua bán nhờ các phương tiện giao thông.
3.3. Về quân sự
Là một người tiến bộ và có học thức, tư tưởng tiến bộ từ phương tây, Thiên Hoàng tiến hành cải cách quân sự theo kiểu phương Tây, cụ thể là trong việc huấn luyện quân sự theo phương tây. Thay vì chế độ trưng binh như hồi còn phong kiến, Thiên hoàng thực hiện chính sách nghĩa vụ quân sự, tức các công dân đủ điều kiện đều phải nhập ngũ để huấn luyện. Ngoài ra Thiên hoàng còn chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược để phát triển quân sự.
3.4. Về giáo dục
Để nâng cao dân trí sau một khoảng thời gian dài lâm vào tình trạng phong kiến và lạc hậu thì Thiên hoàng đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. Điều này đảm bảo hầu hết mọi người dân đều được tiếp cận với con chữ ở các chương trình bắt buộc tối thiểu.
Nhận thấy giáo dục cần được coi trọng, không chỉ cho rằng cần phải thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc mà Thiên Hoàng còn chú trọng đến chất lượng giáo dục, cụ thể là chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, tức tiếp nhận kiến thức tiến bộ từ phương tây. Đặc biệt hơn, còn cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây để học hỏi thêm nhiều kiến thức sâu rộng từ Phương Tây về phục vụ cho đất nước mình.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng? Mời các bạn tham khảo thêm bài Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị và các bài viết khác trong chương trình học tập lớp 11 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề kiểm tra giữa kì 1 địa lí 11 có đáp án
Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị
Bộ đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 11 có đáp án 2024
Ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là?
Tổng hợp Đề thi giữa học kỳ 1 môn Sinh học Lớp 11
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 11
Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của nhà nước trong quan hệ cung cầu
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
(2 đề) Đọc hiểu Cải ơi có đáp án