Khi tế bào khí khổng no nước thì?

Khi tế bào khí khổng no nước thì? Tế bào khí khổng là gì? Khi tế bào khí khổng no nước, tế bào khí khổng mất nước hay trương nước thì có hiện tượng gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Tế bào khí khổng là gì?

Khí khổng là các tế bào có hình hạt đậu. Chúng gồm có 2 thành: thành mỏng và thành dày. Thành mỏng ở bên ngoài, còn thành dày nằm ở bên trong. Chính thành dày hình thành một cái lỗ ở giữa không bao giờ đóng hoàn toàn.

Khí khổng là những lỗ nhỏ hoặc lỗ nhỏ trong mô thực vật cho phép trao đổi khí. Khí khổng thường được tìm thấy trong lá cây nhưng cũng có thể được tìm thấy ở một số thân cây.

2. Chức năng của khí khổng

Chức năng của khí khổng

Hai chức năng chính của khí khổng là cho phép hấp thụ khí cacbonic và hạn chế thất thoát nước do bay hơi. Ở nhiều loài thực vật, khí khổng vẫn mở vào ban ngày và đóng vào ban đêm. Khí khổng mở vào ban ngày vì đây là lúc quá trình quang hợp thường xảy ra.

Trong quá trình quang hợp, thực vật sử dụng carbon dioxide, nước và ánh sáng mặt trời để tạo ra glucose, nước và oxy. Glucose được sử dụng làm nguồn thức ăn, trong khi oxy và hơi nước thoát ra ngoài qua khí khổng ra môi trường xung quanh. Khí cacbonic cần thiết cho quá trình quang hợp được thu nhận thông qua các khí khổng mở của thực vật.

Vào ban đêm, khi ánh sáng mặt trời không còn và không xảy ra quá trình quang hợp, khí khổng đóng lại. Sự đóng lại này ngăn không cho nước thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông mở.

3. Khi tế bào khí khổng no nước thì?

Khi tế bào khí khổng no nước/ khi tế bào khí khổng trương nước thì thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

4. Khi tế bào khí khổng mất nước thì?

Khi tế bào khí khổng mất nước thì thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

5. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là?

Khí khổng có thể đóng, mở. Vậy tác nhân điều tiết độ mở khí khổng là gì? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:

  • Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau.
  • Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra.

6. Trắc nghiệm Khi tế bào khí khổng no nước

Câu 2. Khi tế bào khí khổng no nước thì?

  • A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
  • B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
  • C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
  • D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Giải thích: 

Khi tế bào khí khổng no nước/ khi tế bào khí khổng trương nước thì thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 3. Khi tế bào khí khổng mất nước thì?

  • A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại. 
  • B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
  • C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
  • D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Giải thích: 

Khi tế bào khí khổng mất nước thì thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

Hoa Tiêu vừa giải thích các hiện tượng khi khí khổng no nước, mất nước và tác nhân điều tiết độ mở của khí khổng - tế bào quan trọng trong hoạt động sống của thực vật

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 9.504
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm