Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì sao?

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì sao? Những loài cây trên cạn nếu bị ngập úng nước thì một thời gian sau sẽ chết. Điều này chúng ta đã được quan sát trên thực tế rất nhiều lần. Nguyên nhân là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Sự khác biệt lớn nhất giữa cây trên cạn với cây dưới nước là cây trồng trên đất có hệ thống rễ rộng lớn hơn trong khi nhiều cây nước không có hệ thống rễ. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lý do cây trên cạn chết khi ngập úng lâu ngày.

1. Cây trên cạn là gì?

Cây trên cạn chính là cây trồng trên đất thuộc loại thực vật trên cạn, nơi thực vật được tìm thấy trong môi trường đất. Cây trên cạn có một hệ thống rễ mạnh có thể là hệ thống rễ cây hoặc hệ thống rễ xơ. Cây cần nước và chất dinh dưỡng cho sự sống của nó. Cây trồng trên đất sử dụng hệ thống rễ của chúng để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất. Ngoài ra, hệ thống rễ cũng neo cây xuống đất. Yêu cầu chính của cây trồng trên đất là bảo tồn hàm lượng nước.

Để thực hiện điều này, thực vật trên cạn có những thích nghi đặc biệt như có lớp biểu bì dày, sáp và đặc biệt giải phẫu lá, v.v ... Có thể tìm thấy khí khổng của cây trên đất dọc theo mặt dưới của lá (biểu bì dưới) để giảm thiểu hoặc ngăn chặn thoát hơi nước.

2. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì sao?

 Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì sao?

Lí do cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết là:

  • Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu ôxi do oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất.
  • Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới.
  • Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây bị chết.

2. Tại sao các loại cây sống trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?

Các loại cây sống trên cạn không sống được trên đất ngập mặn các cây trên cạn khó hút được nước khi sống trên môi trường này:

Đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao. Cho nên, chênh lệch áp suất thẩm thấu ở bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào. Chính vì thế, cây sẽ khó hút được nước.

Ngoài ra, đất ngập mặn sẽ bị nước ngập thường xuyên. Từ đó, cây bị thiếu oxy làm quá trình hô hấp bị ngưng trệ. Do vậy, cây trên cạn sẽ không sống được nơi đất ngập mặn.

Trong đó, độ mặn của đất ngập mặn được chia như sau:

  • Không mặn: <1,5 ‰.
  • Mặn ít: 1,5 – 3 ‰.
  • Mặn vừa: 3,0 – 5 ‰.
  • Mặn nhiều: 5 – 8 ‰.
  • Rất mặn: > 8 ‰.

Độ mặn của đất (tổng số muối tan %): 6 – 20 ‰ – vùng cửa sông: 20 – 45 ‰ – vùng bãi bồi. Có nơi lượng muối (tổng muối hoà tan) lên tới 65 ‰. Trong muối hoà tan thì hàm lượng muối Chlorua hoà tan thường cao hơn lượng muối Sulfate hoà tan.

3. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do đâu?

Hiện tượng ứ giọt là việc có những giọt nước đọng lại trên các mặt lá cây. Chúng ta thường thấy hiện tượng ứ giọt ở cây vào những buổi sáng sớm sau đêm sương.

Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do không khí xung quanh cây bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng nên ứ thành giọt ở mép lá.

4. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những bụi cây thấp và những cây thân thảo?

Nguyên nhân hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những bụi cây thấp và những cây thân thảo
Nguyên nhân hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những bụi cây thấp và những cây thân thảo

Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những bụi cây thấp và những cây thân thảo vì:

  • Thân thấp nên gần mặt đất, độ ẩm cao, hơi nước xung quanh cây dễ bị bão hoà, tạo nên hiện tượng ứ giọt
  • Ngoài ra thân thảo thấp bé nên áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nhiều nước lên tận lá, cây cao thì áp suất rễ không thể đẩy nước lên được.

Hoa Tiêu vừa giải thích cho bạn đọc nguyên nhân tại sao cây trên cạn lại bị chết khi ngập úng lâu ngày và nguyên lý của hiện tượng ứ giọt xảy ra ở lá cây của những bụi cây thấp hoặc cây thân thảo

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn nhé.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
8 24.634
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi