Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị
Cuộc Duy Tân Minh Trị là một cuộc Cách mạng tư sản, qua cuộc duy tân này, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Vậy ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị là gì? Hãy cùng Hoatieu tìm hiểu trong bài nhé.
Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy Tân Minh Trị
1. Hoàn cảnh diễn ra cuộc Duy Tân Minh Trị
Cuối thế kỉ XIX, đất nước Nhật Bản lâm vào khủng hoảng sâu sắc về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại. Chế độ phong kiến Mạc Phủ suy yếu trầm trọng, Nhật Bản bị các nước phương Tây nhòm ngó xâm lược.
Tháng 1-1868, sau khi lật đổ Tướng Số gun và lên ngôi, nhận thấy tình trạng yếu kém của đất nước, Thiên hoàng Minh Trị đã bắt tay vào thực hiện một loạt cải cách tiến bộ thời bấy giờ (cuộc cải cách này còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, đưa kinh tế Nhật bản ngày càng phát triển.
2. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì?
Câu hỏi Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là?
A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa
B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa
C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc
Chọn đáp án B. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa
Lưu ý: Có thể bạn sẽ gặp các mẫu đáp án trắc nghiệm khác cho câu hỏi Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì? Đáp án có thể chọn lúc ấy là: Nhật giữ vững độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư sản.
Giải thích: Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Vì vậy dù mẫu đáp án có ra sao thì ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 vẫn là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc.
3. Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị
3.1. Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị đối với Nhật Bản
- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á, một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
- Làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược.
- Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc Cách mạng Tư sản không triệt để, diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách kinh tế.
3.2 Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị đối với quốc tế
- Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, được nhiều người chủ trương canh tân đất nước ở Trung Quốc(Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu,…); ở Việt Nam(Phan Bội Châu,…) tìm hiểu và học hỏi.
4. Tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị
Cuộc Duy Tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
Vì:
- Mục đích của một cuộc cách mạng tư sản là: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.
- Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân.
- Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
Cuộc Duy Tân Minh Trị có đầy đủ các yếu tố trên.
Thứ hai: Đối chiếu với cuộc Duy tân Minh trị
Sau khi Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, nước Nhật đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Có thể thấy cuộc Duy tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Trên đây là những trình bày về Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị, cũng như hoàn cảnh và tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài viết khác trong chương trình học tập lớp 11 của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 11
Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của nhà nước trong quan hệ cung cầu
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
(2 đề) Đọc hiểu Cải ơi có đáp án