(Cả năm) Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức file word

Tải về

Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này bao gồm mẫu giáo án Sinh học 7 Kết nối tri thức, giáo án Hóa học 7 KNTT, giáo án Vật lí 7 Kết nối tri thức được trình bày trên file word theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Công văn 5512. Với các mẫu giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức dưới đây sẽ giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Sau đây là nội dung chi tiết KHBD Khoa học tự nhiên 7, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Để tải trọn bộ file word giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 bộ Kết nối tri thức, mời các bạn sử dụng file tải về hoàn toàn miễn phí trong bài.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 1

BÀI 1: MỞ ĐẦU

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn học: KHTN - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo

- Làm được báo cáo, thuyết trình

- Sử dụng được một số dụng cụ đo.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên …

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sửdụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đóng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị các hình ảnh liên quan.

- Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện.

2. Học sinh:

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là đọc và xem phần mở đầu bài học)

a) Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức , kĩ năng đã học vào trong cuộc sống

- Giới thiệu được các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, một số kĩ năng học tập môn KHTN, biết được công dụng và hoạt động của một vài dụng cụ đo.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv cho hs xem video và trả lời các câu hỏi sau:

Qua video đó để học tốt môn khoa học tự nhiên em cần vận dụng các phương pháp nào?. Thực hiện các kĩ năng gì?. Và sử dụng các dụng cụ đo nào?.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV..

- Giáo viên: giải thích và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS ghi tựa bài vào vở

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh lắng nghe:

- Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- Vận dụng các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.

- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên phải thực hiện đủ 5 bước.

b) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn từng nhóm HS quan sát một cách tổng quát đến chi tiết nội dung từng bước có trong sơ đồ và các tình huống minh hoạ đưa ra trong SGK, giúp các nhóm hoàn thành nhiệm vụ luyện tập.

- Yêu cầu hs quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên qua việc phân tích các tình huống giới thiệu trong SGK.

- Cho hs làm thí nghiệm: theo ví dụ Hình 1.1 trang 7/SGK từ đó rút ra các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi luyện tập SGK trang 7.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành quan sát 5 bước về phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

- Chia nhóm theo yêu cầu của GV: phân tích và tìm hiểu từng bước trong sơ đồ và cho ví dụ minh họa trong từng bước.

- Lưu ý các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên: khi giả thuyết sai thì ta quay lại hình thành giả thuyết mới.

- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

- HS: tất cả các nhóm đều thảo luận và chuẩn bị sẵn sàng nội dung cần trình bày khi được GV gọi.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung: phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước: quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, hình thành giả thuyết, lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, thực hiện kế hoạch và kết luận.

I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống được thực hiện qua các bước: (1) quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu, (2) hình thành giả thuyết, (3) lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, (4) thực hiện kế hoạch và (5) kết luận

Hoạt động 2.2: Kĩ năng học tập môn KHTN

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK, HS cần nêu được một số kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.1, 1.2 cùng các thông tin trong SGK tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN để thuyết trình phần hiểu của mình về từng kĩ năng.

- GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập trang 8/SGK.

- Sau khi biết được các kĩ năng tìm hiểu cơ bản, GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình. Cho HS viết báo cáo và thuyết trình tại lớp để các bạn góp ý và nhận xét. GV chỉ ra cho HS thấy sự thành công của việc tìm hiểu tự nhiên bảng cách thuyết phục người nghe qua bài báo cáo và thuyết trình.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm để tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN.

- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.

- Lựa chọn một đề tài để viết báo cáo và thuyết trình trình theo yêu cầu của GV

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

- Hoàn thành và kiểm tra phiếu học tập của các nhóm

- Đại diện nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi của nhóm khác và GV

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về các kĩ năng học tập môn KHTN

- Nhận xét phần thuyết trình và rút ra kết luận làm sao để bài thuyết trình của mình thuyết phục được người nghe và sinh động.

II. Kĩ năng học tập môn KHTN

- Để học tốt môn KHTN, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình

Hoạt động 2.3: Một số dụng cụ đo

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho hs đọc thông tin và quan sát Hình 1.3 trong SGK để HS nhận biết được vai trò và ứng dụng của một số dụng cụ đo. Qua đó, HS sẽ biết cách sử dụng một số dụng cụ đo phục vụ việc học tập ở môn KHTN lớp 7..

- GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1.3, 1.4 ở SGK về hoạt động và cấu tạo của máy dao động kí.

- GV cho HS quan sát hình 1.5 đồng hồ đo thời gian hiện số và hình 1.6 cổng quang điện. Sau đó đặt ra các câu hỏi liên quan về cấu tạo và hoạt động của dụng cụ để HS trả lời.

- GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và trả lời câu hỏi trong phần luyện tập

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm để tìm hiểu về máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

- Trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

- Trả lời theo yêu cầu của GV.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về một số dụng cụ đo.

III. Một số dụng cụ đo

- Dao động kí là thiết bị có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian)

- Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian.

.....................

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 2

Bài 2. NGUYÊN TỬ

Thời gian thực hiện: 04 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron các lớp electron ở vỏ nguyên tử).

- Nêu được khối lượng nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và giải thích tính trung hòa về điện của nguyên tử.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử, các hạt tạo thành nguyên tử (proton, electron và neutron).

+ Hoạt động nhóm hiệu quả đúng theo yêu cầu của giáo viên trong khi thảo luận về nguyên tử, đảm bảo các thành viên đều được tham gia, trình bày và báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên khác trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron các lớp electron ở vỏ nguyên tử). Nêu được khối lượng nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát về hình ảnh nguyên tử, mô hình nguyên tử để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử trong bài.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hòa về điện, sử dụng mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr để xác định các loại hạt tạo thành của một số nguyên tử trong bài học. Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số lượng hạt cơ bản trong nguyên tử.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của chủ đề bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Mô hình nguyên tử.

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.

- Giấy màu và các viên bi nhựa.

2. Học sinh

- Đọc bài trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo được húng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được chất được tạo nên từ đâu.

b) Nội dung: HS kể tên một số vật thể xung quanh ta. Chọn 1 vật thể và nêu chất tạo nên vật thể đó. Chất được tạo nên từ những hạt nào.

c) Sản phẩm: HS bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* Chuyển giao nv học tập

Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời một số câu hỏi:

1. Kể tên 1 số vật thể xung quanh ta. Chọn 1 số vật thể gần gũi hỏi chất tạo nên nó vd cái bàn đc làm từ gì, xe đạp..)

2. Từ những vật thể đơn giản như bút chì, quyển vở, chai nước đến những công trình nổi tiếng như cầu Long Biên ….đều được cấu tạo nên từ chất. Mỗi chất đều được cấu tạo nên từ những hạt vô cùng bé. Những hạt đó là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lấy ví dụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ hs khi cần.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án, mỗi hs trả lời 1 câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài.

- GV nêu mục tiêu bài học.

.....................

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 3

BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

- Nhận biết được các nguyên tố thông qua kí hiệu hóa học.

- Viết được kí hiệu hóa học và đọc tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết các nguyên tố có trong thành phần các sản phẩm có trong cuộc sống

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

- Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, làm việc nhóm hiệu quả

- Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học

Năng lực khoa học tự nhiên:

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

- Nhận biết được các nguyên tố thông qua kí hiệu hóa học.

- Viết được kí hiệu hóa học và đọc tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết các nguyên tố có trong thành phần các sản phẩm có trong cuộc sống

3. Phẩm chất

- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Khách quan, công bằng trong các hoạt động, nhận xét, đánh giá

- Hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, quan tâm ý kiến của người khác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động học

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1. Khởi động

- Bảng các nguyên tố hóa học - Hình ảnh: Muối, đường, vỏ hộp sữa, nước, sắt, vàng…

Hoạt động 2. Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học

- Hình ảnh mô hình cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố

- Sơ đồ phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong lớp vỏ trái đất và trong cơ thể người.

- Phiếu học tập 1

Phiếu học tập cá nhân

Hoạt động 3. Tìm hiểu tên gọi và kí hiệu của các nguyên tố hóa học

- Bảng các nguyên tố hóa học

- Phiếu học tập 2

Bảng báo cáo nguồn gốc và tên gọi của 1 số nguyên tố hóa học: nhôm sắt, đồng

Hoạt động 4. Luyện tập

- Câu hỏi

Câu trả lời

Hoạt động 5. Vận dụng

- Hình ảnh: Muối, đường, vỏ hộp sữa, nước, sắt, vàng…

- Phiếu học tập 3

PHT số 3

.....................

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 4

Xem trong file tải về.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 5

Xem trong file tải về.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 6

Xem trong file tải về.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 7

Xem trong file tải về.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 8

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 3.098
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm