Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo cả năm (bản 1)

Tải về

Giáo án lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm Chân trời

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo cả năm - Trọn bộ kế hoạch bài dạy HĐTN 7 sách Chân trời sáng tạo trong bài viết sau đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô giáo khi soạn giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 file word bộ Chân trời sáng tạo, mời các thầy cô cùng tham khảo để chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024.

Lưu ý: Do file word giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo rất dài, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem nội dung chi tiết.

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 7 bộ CTST file doc

CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN

Thời gian thực hiện: (04 tiết)

Tháng 9: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề

TUẦN 1 – TIẾT 1: XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, HẠN CHẾ CỦA BẢN THÂN TRONG CUỘC SỐNG. KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Biết được những điểm mạnh và những điểm hạn chế của bản thân trong HT, LĐ và trong cuộc sống.

- Biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước mọi tình huống.

- Thể hiện rõ được thói quen tốt của thân trong cuộc sống, học tập, lao động.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ, công việc khác một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng: Có khả năng tự giải quyết công việc bản thân được giao; đồng thời biết hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa, hiệu quả.

3. Phẩm chất

- Ý thức tự giác: HS biết tự giải quyết công việc mà trách nhiệm mình cần phải làm, không cần ai phải nhắc nhở.

- Trung thực: HS nhận ra được thói quen tốt và thói quen xấu từ đó tự thay đổi. Mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết, thay đổi những thói quen xấu.

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học – rèn luyện thói quen tốt, biết vượt qua khó khăn.

- Trách nhiệm: HS có ý thức trong học tập, lao động; Ở nhà biết giúp đỡ gia đình; Ở trường có trách nhiệm xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Hình ảnh một số tấm gương tiêu biểu.

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ, bút dạ...

2. Đối với học sinh

- Xác định xem bản thân mình có những điểm mạnh và điểm hạn chế nào

- Khi gặp một trong hai tình huống tạo cảm xúc: Tích cực và tiêu cực em sẽ giải quyết như thế nào.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.

3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.

4. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 05 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 1 phút, lần lượt nêu tên các công việc mà bản thân làm hàng ngày ( ở nhà và ở trường).

+ Đội nào nêu được nhiều, đúng tên các công việc mà bản thân làm hàng ngày thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân(13 phút)

1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nêu và chỉ ra được những điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân;

- Biết chia sẻ điểm mạnh của mình cho các bạn học tập. Bên cạnh đó cũng mạnh dạn chỉ ra điểm hạn chế của mình để các bạn rút kinh nghiệm.

- Nêu ra những cách thức để phát huy thế mạnh của mình và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.

2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có điểm mạnh ( thế mạnh ) và điểm hạn chế. Người thành công là người biết phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những điểm hạn chế. Vạy các em đã biết được nhuwngx điểm mạnh và điểm hạn chế của mình chưa?

1.Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và trong cuộc sống?

? Nêu điểm mạnh em tựu hào nhất điểm hạn chế em muốn khắc phục nhất?

? Để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế em bản thân em làm như thế nào?

? Điểm mạnh đã đem lại giúp ích cho bản thân em. Và ngược lại điểm hạn chế có tác động như thế nào ?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: làm việc các nhân -> nhóm

+ Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và trong cuộc sống?

+ Nêu điểm mạnh mà em tựu hào nhất và điểm hạn chế mà em

muốn khắc phục nhất?

-GV yêu cầu HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của bản thân mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc các nhân

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

-Những thói quen tốt

..........................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
17 29.491
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm