Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 Vĩnh Phúc

Tải về

Tải giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 Vĩnh Phúc

Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Vĩnh Phúc được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là trọn bộ mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 7 của tỉnh Vĩnh Phúc file word đầy đủ từ chủ đề 1 đến 7 môn GDDP 7 Vĩnh Phúc.

Lưu ý: Mẫu giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Vĩnh Phúc được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Vĩnh Phúc

CHỦ ĐỀ 1: TỤC NGỮ, CA DAO CỦA VĨNH PHÚC

(4 tiết)

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được những đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc.

- Phân tích, lí giải được những đặc điểm nổi bật của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc.

- Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một số câu tục ngữ, một bài ca dao của Vĩnh Phúc.

2. Về năng lực:

- Giáo dục niềm tự hào, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước.

3. Về phẩm chất:

- Có tình yêu, ý thức giữ gìn, sử dụng hiệu quả tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc; hình thành và bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước.

B. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo viên (GV) chuẩn bị các văn bản, tài liệu về tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc, thước dài (bút laze)…

- GV sưu tầm các hình ảnh, tranh vẽ về những nội dung được đề cập đến trong chủ đề 1 về tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc.

- Máy chiếu, file trình chiếu.

- Phiếu học tập

- Sách Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 7.

C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I. Mở đầu

a) Mục đích

- HS nhận biết được các câu tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc.

- Chỉ ra được sự khác biệt về mặt hình thức giữa các câu tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc so với tục ngữ, ca dao ở những nơi khác.

b) Gợi ý hoạt động

* Hoạt động chung cả lớp.

- GV cho HS quan sát và đọc 4 câu tục ngữ trong SGK trang 5 và trả lời câu hỏi:

“Theo em, trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào là tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được điều đó?”.

- HS suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân.

* GV chốt ý:

- Trong 4 câu tục ngữ, ca dao nêu trong bài, thì câu số 1 và 2 là tục ngữ, ca dao đặc trưng của Vĩnh Phúc (Câu số 3 là câu tục ngữ chung của cả nước, câu số 4 là ca dao của Phú Thọ).

- Nét đặc trưng, dễ nhận biết của các câu tục ngữ, ca dao trên là nhắc đến các địa danh tiêu biểu có ở Vĩnh Phúc (Bàn Giản, đầm Vạc, chợ Cói).

- Gợi ý thêm thông tin:

+ Bàn Giản là một xã thuộc huyện miền núi Lập Thạch, nơi tụ cư lâu đời của những người Việt cổ. Tại đây cứ đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm, người dân lại rộn ràng với lễ hội đả cầu cướp phết, một diễn tích có nguồn gốc từ tín ngưỡng phồn thực, thể hiện hào khí của những ngày toàn dân luyện binh đánh giặc và giữ nước còn rất đậm đà trong kí ức dân gian. Trong không khí đầm ấm của những ngày đầu xuân, dường như đâu đâu ở Lập Thạch cũng đều nghe được những âm vang thôi thúc:

“… Con cháu đi đâu, ở đâu

Triệu Xuân cướp phết rủ nhau cùng về…”

+ Tép Dầu Đầm Vạc có xuất xứ từ Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tép Dầu tại đây có lẽ được thiên nhiên Đầm Vạc nuôi nấng quá đỗi tự nhiên nên tép Dầu luôn sở hữu vị ngọt thanh trong thịt, vị mặn mòi của dòng nước Vĩnh Yên, lẫn vị bùi bùi hăng hăng đầy thu hút.

II. Kiến thức mới

a) Mục đích

- HS nhận biết được những đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc.

- HS phân tích, lí giải được những đặc điểm nổi bật của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc.

- HS viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một số câu tục ngữ, một bài ca dao của Vĩnh Phúc.

b) Gợi ý hoạt động

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tục ngữ của Vĩnh Phúc

GV cho HS quan sát và đọc 6 câu tục ngữ của Vĩnh Phúc ở trang 6 SGK và thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:

+ Có thể chia sáu câu tục ngữ trên làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó.

+ Viết đoạn văn phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

Nghĩa của câu tục ngữ.

Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ (Câu tục ngữ nhắc đến tên địa danh nào ở Vĩnh Phúc? Địa danh ấy có điều gì đặc biệt?)

Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

* GV chốt ý: - Có thể chia 6 câu tục ngữ trên thành 2 nhóm, đó là: Tục ngữ về kinh nghiệm thời tiết (3 câu đầu) và Tục ngữ về kinh nghiệm lao động, sản xuất (3 câu sau).

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm viết đoạn văn phân tích từng câu tục ngữ (từ câu 1 đến câu 6). Sau đó, đại diện nhóm lên trình bày bài phân tích của mình.

- Gợi ý: Đoạn văn phân tích có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, trong đó thể hiện rõ những đặc điểm nổi bật về nội dung, hình thức nghệ thuật của tục ngữ nói chung cũng như tục ngữ của Vĩnh Phúc nói riêng. Những nét đặc trưng về kinh nghiệm thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất được thể hiện rất rõ trong các sáng tác dân gian này. Thông qua đó, người đọc có thể có được hiểu biết về những đặc điểm tự nhiên, địa lí, về vùng đất và con người Vĩnh Phúc.

Câu 1: Tam đảo đội mũ, nước lũ về

Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vào mùa mưa, thấy mây đen dày đặc đỉnh núi Tam Đảo biết là nước lũ sẽ đổ về, một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc.

Câu 2: Mưa đồng bay vừa trông vừa chạy

Mưa Tam đảo bảo nhau đi cày

Đây là một cách nhìn trời của người làng Bàn Giản (Lập Thạch) nằm ở phía Tây của Tam Đảo. Khi nhìn thấy mưa ở Tam Đảo thì không lo vì mưa không tới, vẫn ung dung lao động. Nhưng khi có mưa đồng Bay (ở xã Đồng Ích) phía Tây Nam Bàn Giản thì trời đổ mưa ngay sau đó

Câu 3: Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc

Động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi.

Độc Tôn:

Một dãy núi gồm khoảng 8-9 đỉnh núi, thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngoài đỉnh cao nhất là Hàm Lợn (còn có tên là Chân Chim, cao 500m, được mệnh danh là "mái nhà của Hà Nội"), dãy Độc Tôn còn có các đỉnh Thanh Lanh, Bà Tượng, Lục Dinh... đều là những đỉnh núi cao và hiểm trở.

Núi Sóc (Sóc Sơn):

Tên một huyện và cũng là tên một ngọn núi (còn gọi là núi Sóc, núi Mã, núi Dền hay núi Vệ Linh) ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết, đây là nơi sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng cởi áo giáp, bỏ lại roi và cùng ngựa sắt bay về trời. Núi Sóc trước kia thuộc địa phận Vĩnh Phúc, từ 1976 thuộc Hà Nội.

Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Vùng Kim Anh, Đa Phúc (hai huyện cũ của tỉnh Vĩnh Phúc, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú) thấy mây đen đỉnh núi Độc Tôn là sẽ có mưa, thấy gió núi Sóc thì trời sẽ nắng.

Câu 4: Lúa đồng Oai, khoai đồng Bầu.

Lúa ở đồng Oai, khoai đồng Bầu rất ngon

Câu 5: Đất chỉ vàng, làng cò trắng

Làng cổ Thụ Ích (nay thuộc xã Yên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) trước kia có nghề làm chỉ tơ tằm, ruộng đồng lại tươi tốt, thẳng cánh cò bay (theo Địa chí Vĩnh Phúc).

Câu 6: Cỗ chín lợn mười trâu không bằng tép dầu đầm vạc

Tép Dầu là một loại cá đặc trưng ở Đầm Vạc. Tép Dầu Đầm Vạc phần nhiều chỉ bằng cái lá tre, kích cỡ chiều dài của nó từ 5-7cm, chiều ngang chừng 1cm. Tép Dầu là loại cá không cần đầu tư nuôi thả cầu kỳ. Tép Dầu khi trưởng thành bụng đầy ắp trứng.

Từ tháng 8 đến hết tháng 10, khi sương chiều như làn khói xanh lam mờ toả trên mặt hồ, tép Dầu làm một cuộc hành trình quanh hồ đề đẻ trứng nhân giống cho tương lai thì người ta đi bắt chúng. Nhưng tép Dầu không thể tiệt chủng vì hàng triệu trứng trong bụng sẽ kế tiếp vòng đời của chúng. Và con tép Dầu có trứng mới là lúc ăn ngon nhất.

Tép Dầu Đầm Vạc không chỉ là món ăn dân dã của người dân Đầm Vạc từ thời xưa mà còn xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn của các gia đình hay nhà hàng hiện nay.

Tép Dầu thường được nấu canh với dưa chua hoặc đem kho với các loại rau củ tùy sở thích của mỗi người. Tép Dầu Đầm Vạc đã trở thành một đặc sản góp phần tạo nên thương hiệu cho điểm du lịch Vĩnh Yên và là món “ăn một lần có thể nhớ mãi.”

Đầm Vạc Vĩnh Phúc là điểm du lịch nhiều người biết đến tọa lạc ở phía Nam thành phố Vĩnh Yên, có diện tích lấn sang huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Đầm Vạc, nếu tính cả các nhánh trải qua các xã, phường của thành phố có diện tích mặt nước lên tới 48,4km2, chu vi ước tính 14km. Người ta còn ví von rằng, Đầm Vạc gần giống một con bạch tuộc khổng lồ vươn vòi len lỏi đi khắp thành phố.

Sở dĩ có tên gọi Đầm Vạc do vì tại chỗ này có hệ thống động thực vật rất chi là đa dạng chủng loại từ vạc, cò, bồ nông, và nhiều loại chim cùng bay về đây làm tổ, kiếm ăn. “Đất lành, chim đậu” và có lẽ rằng nhờ HST đó mà điểm du lịch Đầm Vạc đã tạo nên một nét rất riêng mà người nào cũng phải nhớ tới.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về ca dao của Vĩnh Phúc

GV cho HS quan sát và đọc 3 câu ca dao của Vĩnh Phúc ở trang 7 SGK và thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:

- Bài 1: Hình ảnh của quê hương Vĩnh Phúc được nhắc đến trong bài 1 là gì? Thông qua đó, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào? Em hãy nêu cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những bài ca dao cũng nhắc đến các địa danh của Vĩnh Phúc tương tự như trong bài này.

- Bài 2 là lời của người lao động Vĩnh Phúc nói về các làng nghề thủ công truyền thống xưa. Viết đoạn văn về tình yêu, niềm tự hào với các sản phẩm của quê hương Vĩnh Phúc được thể hiện trong bài ca dao.

- Trong bài 3, tình cảm đôi lứa được thể hiện tinh tế, ý nhị qua hình ảnh sản phẩm đặc trưng tạo nên nét văn hóa nổi bật của Vĩnh Phúc. Theo em, sản phẩm đặc trưng đó là gì? Cái hay trong cách thể hiện đó là gì?

- Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cả 3 bài ca dao trên?

..................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ mẫu giáo án GDĐP 7 tỉnh Vĩnh Phúc file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 41
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 Vĩnh Phúc
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng