(Cả năm) Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo file word 2024

Giáo án môn Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết là giáo án môn Hóa học lớp 7, Sinh học lớp 7 và môn Vật lí 7 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Giáo án word Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo được soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn KHTN lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là 1 phần nội dung giáo án KHTN 7 CTST file word. Để xem nội dung chi tiết giáo án, các bạn tải giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo bằng nút tải về trong bài của Hoatieu.

Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo miễn phí

Giáo án bài 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

BÀI 1: MỞ ĐẦU

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn học: KHTN - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn KHTN.

· Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

· Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo

· Làm được báo cáo, thuyết trình

· Sử dụng được một số dụng cụ đo.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên …

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sửdụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đóng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị các hình ảnh liên quan.

- Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện.

2. Học sinh:

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là đọc và xem phần mở đầu bài học)

a) Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng được kiến thức , kĩ năng đã học vào trong cuộc sống

- giới thiệu được các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, một số kĩ năng học tập môn KHTN, biết được công dụng và hoạt động của một vài dụng cụ đo.

b) Nội dung:

- Học sinh đọc trước phần giới mở bài .

c) Sản phẩm:

- Kiến thức thực tế của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho HS đọc phần mở bài .

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV..

- Giáo viên: giải thích và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS ghi tựa bài vào vở

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh lắng nghe:

- Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- Vận dụng các phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.

- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên phải thực hiện đủ 5 bước.

b) Nội dung:

- Thiết lập được 5 bước khi tìm hiểu tự nhiên.

- Ví dụ minh họa về phương pháp tìm hiểu tự nhiên khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của thực vật.

- Chú ý khi hướng dẫn HS ở bước 4 thực hiện kế hoạch. Khi giả thiết sai thì quay lại bước 2: xây dựng giả thuyết mới. Nếu giả thuyết đúng thì đưa ra kết luận.

- Tìm hiểu các kĩ năng học tập môn KHTN: như quan sát, phân tích, liên kết, đo đạc, dự báo, báo cáo và thuyết trình.

- Tìm hiểu 1 vài dụng cụ đo như máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

c) Sản phẩm:

- HS nắm được kiến thức, các bước để tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

- HS nắm được một số kĩ năng học tập môn KHTN

..........................

Giáo án bài 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

BÀI 2: NGUYÊN TỬ

Thời gian thực hiện: 04 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherford-Bohr ( mô hình sắp xếp electron trong các lớp ectron ở vỏ nguyên tử)

- Nêu được khối lượng của nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử)

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và giải thích tính trung hoà về điện trong nguyên tử.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử, các hạt tạo thành nguyên tử (proton, electron, neutron). Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử). Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mô hình Rutherford - Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hoà về điện. Sử dụng được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr để xác định được các loại hạt tạo thành của một số nguyên tử học trong bài. Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số lượng các hạt cơ bản trong nguyên tử.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cẩu trong chủ đề bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm, nam châm.

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

- Phiếu học tập.

- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.

- Đoạn video liên quan đến bài học :

+ https://youtu.be/5koD5U7Hobg

- Mẫu đá vôi, nước uống, nước ngọt có ga.

2. Học sinh:

- Học thuộc bài cũ.

- Đọc, nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Giúp học sinh biết chất được tạo ra từ đâu.

b) Nội dung:

- HS quan sát các mẫu sau: (1) nước ngọt có ga, (2) nước uống, (3) đá vôi. Tìm hiểu thành phần cấu tạo nên những chất này và tìm hiểu những chất này được tạo từ đâu?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm

- GV cho học sinh quan sát mẫu vật, hình ảnh trên màn hình và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy quát sát một số mẫu sau: (1) đá vôi, (2) nước uống, (3) nước ngọt có ga. Hãy cho biết thành phần cấu tạo các chất này? Chất này được tạo nên từ đâu?

Câu 2: Từ những vật thể đơn giản như cây bút, quyển vở, chai nước cho đến những công trình nổi tiếng như tháp Eiffel,... đều được tạo nên từ chất. Mỗi chất lại được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ. Những hạt đó là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh, mẫu vật và trả lời câu hỏi.

- GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh chia sẽ câu trả lời. Mỗi học sinh trả lời một câu hỏi.

- Mời học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung

* GV Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học Bài 2 : NGUYÊN TỬ

- GV giới thiệu mục tiêu bài học

..........................

Giáo án bài 3 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

BÀI 3: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
- Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

2. Về năng lực:

1.1. Năng lực KHTN:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vể nguyên tố hoá học; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực chung:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tó hoá học.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết và đọc được kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố đẩu tiên.

2. Về phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia tìm hiểu nội dung, thảo luận ý kiến trong nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- Tranh: Than chì và Kim cương; Hình 3.1 và 3.2; Bảng 3.1

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung trò chơi “Hiểu ý đồng đội” với 20 thẻ hình bảng cứng

2. Học sinh:

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 3.

- Tìm hiểu về vai trò của một số NTHH đối với cây trồng và con người.

- Mỗi nhóm chuẩn bị một cây bút lông viết bảng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ HỌC TẬP.

a. Mục tiêu: Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập và lôi cuốn học sinh tham gia vào giờ học để giúp các em HS biết thành phẩn cấu tạo nên Than chì và Kim cương. Từ đó, hướng tới vấn để tập hợp của hàng triệu cho đến hàng tỉ nguyên tử cùng loại được diễn tả ngắn gọn là gì?

b. Nội dung: HS quan sát vật thể, tìm hiểu thông tin SGK để trả lời câu hỏi thành phần cấu tạo nên các chất trên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK. GV có thể chuẩn bị sẵn tranh ảnh về mẫu than chì và kim cương cho HS quan sát. Sau đó, GV đặt câu hỏi để HS cho biết thành phần cấu tạo nên Than chì và Kim cương

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời các câu hỏi câu hỏi thành phần cấu tạo nên các chất trên

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày kết quả. GV quan sát, theo dõi tiến trình.

Một viên kim cương hay một mẩu than chì đều được tạo nên từ hàng tỉ nguyên tử giống nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.

GV: Chuyển ý vào bài: Một viên kim cương hay một mẩu than chì đều được tạo nên từ hàng tỉ nguyên tử giống nhau. Kim cương và than chì được tạo từ một nguyên tố hoá học là Carbon. Nguyên tố hoá học là gì?

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Hoạt động 2.1: 1. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học và số lượng nguyên tố hiện nay

b. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK. quan sát Hình 3.1 trong SGK. HS nêu được khái niệm nguyên tố hoá học. Số lượng các nguyên tố hoá học đã được xác định bởi các nhà khoa học.

* Quan sát Hình 3.1 trong SGK. thảo luận để trả lời câu hỏi.

1. Cho biết sự khác nhau về cấu tạo giữa 3 nguyên tử hydrogen.

2. Vì sao 3 nguyên tử trong Hình 3.1 lại thuộc cùng một nguyên tố hoá học?

* Quan sát Hình 3.2 trong SGK. thảo luận để trả lời câu hỏi.

1. Nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất.

Hàm lượng oxygen trong vỏ Trái Đất chiếm tỉ lệ cao nhất.

2. Nguyên tố nào chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người.

Nguyên tố oxygen chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ thể người.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

..................

Giáo án bài 4 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Xem thêm trong file tải về.

Giáo án bài 5 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Xem thêm trong file tải về.

Giáo án bài 6 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Xem thêm trong file tải về.

Giáo án bài 7 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Xem thêm trong file tải về.

Giáo án Ôn tập chủ đề 1 KHTN 7 chân trời sáng tạo

Xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 17.432
0 Bình luận
Sắp xếp theo