Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức cả năm 2024
Kế hoạch bài dạy Lịch sử 7 Kết nối
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức học kì 1
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 1
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 2
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 3
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 4
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 5
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 6
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 7
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 8
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 9
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 10
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 11
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 12
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức học kì 2
Giáo án Sử 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trong bài viết sau đây của Hoatieu là trọn bộ mẫu kế hoạch bài dạy môn Lịch Sử 7 Kết nối tri thức của cả năm học. Giáo án môn Sử 7 Kết nối tri thức được thiết kế trên phần mềm word theo hướng dẫn của CV 5512 bám sát với nội dung trong SGK. Với file giáo án Lịch sử 7 KNTT dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức khi soạn giáo án cho năm học mới.
Mẫu giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức học kì 1
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 1
Chương 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU TK XVI
Tiết 1, Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Biết được những sự kiện liên quan đến quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Biết được những việc làm của người Giecman sau khi tràn vào La Mã. Những việc làm đó đã đặt nền tảng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
+ Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.
+ Biết đọc lược đồ các vương quốc của người Giec man, đối chiếu với bản đồ Châu Âu hiện đại để xác định được khu vực Tây Âu trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng những giá trị văn hóa thời trung đại, những cơ sở quan trọng cho sự hình thành một cộng đồng chung Châu Âu hiện tại (Những giá trị của văn hóa Thiên chúa giáo, thành thị, hội chợ…)
II. Thiết bị dạy học và tài liệu
- Giáo viên :
+ Bản đồ TG
+ Lược đồ châu Âu thời phong kiến
+ Một số tư liệu có liên quan.
- Học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp khơi gợi tính tò mò của HS. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Hiệp sĩ
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên cho HS xem hình ảnh các Hiệp sĩ ở phương Tây và hỏi: Nhìn vào bức tranh em liên tưởng đến tầng lớp nào?
- Dựa vào câu trả lời của HS. GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Quá trình hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là quá trình hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu.
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Người Giec-man tràn vào Rô ma thủ tiêu chế độ cũ, thành lập các vương quốc mới. Làm biến đổi xã hội xã hội phong kiến Tây Âu.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi theo cấu trúc: - 4W + H (When, Who, What, Where + How) ? When: Đế quốc La Mã suy yếu vào thời gian nào? ? Who: Ai đã tràn xuống chiếm đất của La Mã? ? What: Khi tiến vào lãnh thổ của La Mã người Giéc man đã làm gì? ? Where: Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ ở đâu? ? How: Sự hình thành các giai cấp trong xã hội phong kiến như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. ? When: Đế quốc La Mã suy yếu vào thời gian nào? - Từ thế kỷ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. ? Who: Ai đã tràn xuống chiếm đất của La Mã? - Từ thế kỷ V, các bộ tộc người Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ dẫn đến sự diệt vong của đế quốc La Mã ? What: Khi tiến vào lãnh thổ của La Mã người Giéc man đã làm gì? - Người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt… ? Where: Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ ở đâu? -Vương quốc Phờ-răng ? How: Sự hình thành các giai cấp trong xã hội phong kiến như thế nào? - Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu. - Nữa cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma. - Thành lập nhiều vương quốc mới. - Xã hội: chia làm 2 giai cấp: + Lãnh chúa phong kiến. + Nông nô. => Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành |
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
b. Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Khái niệm lãnh địa và đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa: Khép kín, tự cấp tự túc
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: ? Trình bày khái niệm lãnh địa phong kiến? ? Sắp xếp vị trí các sự kiện để hoàn thành bức tranh mô tả về lãnh địa? ? Quan sát bức hình và cho biết: Nhà ở của lãnh chúa và nông nô nói lên điều gì? ? Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. ? Trình bày khái niệm lãnh địa phong kiến? -Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. ? Sắp xếp vị trí các sự kiện để hoàn thành bức tranh mô tả về lãnh địa? 1. Lâu đài 2. Cối xay gió 3. Rừng 4. Đồng cỏ 5. Nhà thờ 6. Nhà ở của nông nô 7. Nhà ở của nông nô làm nghê thủ công 8. Đất canh tác nông nghiệp. ? Quan sát bức hình và cho biết: Nhà ở của lãnh chúa và nông nô nói lên điều gì? - Sự đói khổ của nông nô ? Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến? - Kinh tế lãnh địa mang tính tự cung tự cấp. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Các nhóm trình bày kết quả Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV cho HS xem 1 đoạn video về lãnh địa phong kiến để bổ trợ kiến thức cho HS GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Khái niệm: + Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
- Đặc điểm: Kinh tế lãnh địa mang tính tự cung tự cấp. Trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. - Quan hệ xã hội: + Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của Nông Nô. + Nông nô là lực lượng sản xuất chính. Nhận ruộng đất của lãnh chúa để sản xuất và nộp tô thuế.
|
C. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
b. Nội dung: GV mời HS tham gia trò chơi “Tây du kí”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện:
+ GV phổ biến luật chơi cho HS: Trong khu rừng có rất nhiều yeu quái xuất hiện để cản đường thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Em hãy giúp thầy trò Đường tăng bằng cách vượt qua những câu hỏi của yêu quái.
Câu 1: Năm 476, đế quốc la mã bị diệt vong đánh dấu?
A. Chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu
B. Chế độ phong kiến chấm dứt
C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt.
D. Thời kỳ đấu tranh của nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở tiêu
Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến ở Tây âu cho đến thế kỷ IX là
A. Trang trại
B. Phường hội
C. Lãnh địa
D. Thành thị
Câu 3: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là:
A. Quý tộc
B. Nông nô
C. Nô lệ
D. Hiệp sĩ
Câu 4: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
A. Tây Gốt
B. Đông Gốt
C. Ăng-lô Xắc-xông
D. Phơ-răng
Câu 5. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là:
A. Mỗi lãnh địa có luật pháp, chế độ thuế, khóa tiền tệ riêng
B . Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp
C. Thường xuyên có sự trao đổi hang hóa với bên ngoài lãnh địa
D. Mỗi lãnh địa đều có sự phân công lao động nông nghiệp và thủ công nghiệp
.............................
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 2
Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Học sinh sử dụng được lược đồ hoặc bản đồ giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
- Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Khai thác và sử dụng được những thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học, học liệu số theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện được các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Về phẩm chất
- Có tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, thúc đẩy sự giao lưu giữa các nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số hình ảnh phục vụ trò chơi, video 3d về Trái Đất, hình ảnh về một số cuộc phát kiến địa lí.
- Máy tính, máy chiếu.
- Lược đồ các cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí.
- Bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Hái quả.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh tên nhân vật lịch sử, đồ vật (nêu tác dụng) và cho biết sự kiện lịch sử liên quan đến những hình ảnh đó.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. Thể lệ trò chơi như sau: Học sinh sẽ lần lượt chọn từng ô số (ứng với mỗi quả trên cây), quan sát hình ảnh, gọi tên nhân vật lịch sử, đồ vật (nêu tác dụng) và cho biết sự kiện lịch sử liên quan đến những hình ảnh đó.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi của giáo viên đề ra, quan sát các hình ảnh gọi tên nhân vật lịch sử, đồ vật (nêu tác dụng) và xác định sự kiện lịch sử liên quan đến những hình ảnh đó.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
Giáo viên viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
..............
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 3
BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
- Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.
- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu .
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết khai thác và sử dụng được nguồn tư liệu chữ viết và hình ảnh có trong bài học.
- Về năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối ;khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu .
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng và văn hóa của các dân tộc khác. Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân loại.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số hình ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.
- Phiếu học tập cho học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
-SGK, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản của bài học, tạo tâm thế đưa HS tìm hiểu bài học mới. - Tạo hứng thú, động cơ cho HS tìm hiểu, khám phá về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. b) Nội dung: GV tổ chức hoạt động trao đổi, đàm thoại (GV sử dụng phương pháp KWL). c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng cột K và W vào bảng KWL (cột L sẽ thực hiện sau khi học xong bài học).
d) Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS, cho HS hoàn thành cột K và cột L vào bảng KWL. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS:hoạt động cá nhân hoàn thành cột K, L trong bảng KWL. GV chú ý theo dõi, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung - HS: Trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới - HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI a) Mục tiêu: Trình bày được những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi . c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
| |||||||||||||||||||
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi - Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài
| 1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
- Quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện . - Giai cấp tư sản ra đời => họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
| ||||||||||||||||||
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về phong trào Văn hóa Phục hưng a) Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ, quan sát hình 2 và 3 trong SGK thảo luận. c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
| |||||||||||||||||||
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập, HS trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Câu hỏi 2: Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài
| 2. Phong trào Văn hóa Phục hưng a, Những thành tựu tiêu biểu - Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật với các gương mặt tiêu biểu như: M.Xéc-van-tét, W.Sếch-xpia, Lê-ô-na đơ Vanh-xi... b, Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu - Lên án gay gắt Giáo hội Thiên chúa giáo, đả phá trật tự phong kiến - Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tư duy vật. - Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến
| ||||||||||||||||||
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về phong trào Cải cách tôn giáo
a) Mục tiêu: Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo. Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu . b) Nội dung:- GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm hiểu về phong trào Cải cách tôn giáo và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu . c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
| |||||||||||||||||||
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh ảnh của mục 3, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân bùng nổ Phong trào Cải cách tôn giáo? - Nội dung cơ bản của Phong trào Cải cách tôn giáo? - Tác độngcủa Phong trào Cải cách tôn giáo? - HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài
| 3. Phong trào Cải cách tôn giáo a, Nguyên nhân bùng nổ - Đến thờì kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến xã hội. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và “cải cách” lại tổ chức Giáo hội.
b, Nội dung cơ bản Công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh, phủ nhận vai trò Giáo hội, Giáo hoàng và chủ trương không thờ tranh, tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. c, Tác động Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội Tây Âu TK XVI - TK XVII và châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524. | ||||||||||||||||||
3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. b) Nội dung: Hoàn thành các bài tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành câu hỏi: Câu 1: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của phong trào Cải cách tôn giáo. - HS: lắng nghe. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Hiểu được tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu b) Nội dung: Vận dụng kiến thức. c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Yêu cầu HS : Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để giới thiệu về một công trình/tác phẩm/nhà văn hóa thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức - HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
|
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 4
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 5
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 6
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 7
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 8
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 9
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 10
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 11
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 12
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức học kì 2
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 13
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 14
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 15
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 16
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 17
Xem trong file tải về.
Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 18
Để xem chi tiết nội dung giáo án Lịch sử lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức file doc đầy đủ 18 bài học, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án tập huấn môn Công nghệ Cánh Diều 7
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lý lớp 7 Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc lớp 7 Cánh Diều
Đáp án tập huấn sách Cánh Diều lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 7 Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Lịch sử lớp 7 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Giáo án Word
- Giáo án Văn 7 sách Kết nối tri thức
- Giáo án dạy thêm Văn 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh Diều
- Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Giáo án Toán 7 Kết nối tri thức
- Giáo án dạy thêm Toán 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án dạy thêm Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án môn Toán lớp 7 Cánh Diều
- Giáo án dạy thêm Toán 7 Cánh Diều
- Giáo án Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giáo án tiếng Anh 7 i - Learn Smart World
- Giáo án tiếng Anh 7 Right On
- Giáo án Tiếng Anh 7 Global Success
- Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh Diều
- Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử lớp 7 sách Cánh Diều
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử lớp 7 sách Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án môn Địa lớp 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa lí lớp 7 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 7 Cánh Diều
- Giáo án Mĩ thuật 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật lớp 7 Cánh Diều
- Giáo án tin học 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học lớp 7 Cánh Diều
- Giáo án Tin học 7 Sách Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 7 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục thể chất 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục thể chất 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Thể dục 7 Cánh diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh Diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint
- Giáo án điện tử Văn 7 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Ngữ văn 7 Cánh Diều
- Bộ giáo án Powerpoint Toán 7 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint toán 7 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint tiếng Anh 7 Friends Plus
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 7 Global Success
- Giáo án điện tử tiếng Anh 7 i - Learn Smart World
- Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cả năm
- Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Lịch sử 7 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Lịch sử 7 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint Địa lí 7 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức
- Giáo án PPt Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Âm nhạc 7 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Mĩ thuật 7 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Tin học 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint Tin học lớp 7 Cánh Diều
- Giáo án Powerpoint môn Tin học 7 sách Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Công nghệ 7 Cánh Diều
- Giáo án PPT Công nghệ 7 Kết nối tri thức cả năm
- Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo
Bài viết hay Học tập
Đề thi Giữa kì 1 Toán 4 Cánh Diều năm học 2024-2025
Em hãy viết một bài văn thuyết minh kể lại hội chợ xuân siêu hay (6 mẫu)
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo
9 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2023-2024
Giáo án PowerPoint lớp 2 Sách mới năm 2024
Top 10 Viết đoạn văn về một người trong trường mà em yêu quý ngắn gọn