Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức - HK 2

Tải về

Giáo án HĐTN 7 Kết nối tri thức kì 2 - Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức học kì 2 không chỉ là tài liệu tham khảo thông thường, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp thầy cô và học sinh khám phá những chân trời kiến thức mới mẻ, khơi dậy tiềm năng và phát triển toàn diện. Với nội dung bám sát chương trình giáo dục mới, giáo án mang đến những trải nghiệm thực tế, gắn liền với cuộc sống, giúp học sinh tự tin bước vào tương lai.

Nội dung giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 7 KNTT kì 2

Chủ đề 5: Em với gia đình

Chủ đề 6: Em với cộng đồng

Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp

Chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn đúng nghề

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức - Chủ đề 5

CHỦ ĐỀ 5. EM VỚI GIA ĐÌNH

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau chủ đề này, HS:

· Buớc đầu có kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

· Thể hiện được sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.

· Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch lao động tại gia đình.

· Rèn kĩ năng lẫng nghe, giao tiếp và hợp tác, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; phẩm chất trách nhiệm, nhân ái, chăm chỉ.

*********************

Tuần 18 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Biểu diễn văn nghệ chủ đề “Gia đình”

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

· Lựa chọn và thể hiện được các tiết mục văn nghệ về chủ đề "Gia đình".

· Cảm thụ được cái hay, cái đẹp qua các tiết mục văn nghệ trên cơ sở đó phát triển tình cảm gắn bó và trách nhiệm với gia đình.

· Rèn kĩ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá.

· Phát triến phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

· Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.

· Thiết bị phát nhạc các bài hát về gia đình hoặc nhạc cụ.

· Xây dựng kịch bản chương trình văn nghệ.

· Tư vấn cho lớp trực tuần hoặc HS được chọn làm MC cách dẫn/ giới thiệu các tiết mục văn nghệ.

· Phân công các lớp chuẩn bị hoặc để các lớp đăng kí tiết mục văn nghệ về chủ đề "Gia đình".

· TPT phối hợp với GVCN các lớp giám sát, hỗ trợ và góp ý cho HS chuẩn bị tiết mục do lớp đảm nhiệm.

2. Đối với HS

· HS lớp trực tuần với sự giúp đỡ của TPT xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình văn nghệ.

· HS được chọn làm MC chuẩn bị nội dung để dẫn vào chương trình và giới thiệu các tiết mục của chương trình văn nghệ.

· HS các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ được phân công hoặc tự đăng kí.

· Quần áo, trang phục phù hợp với từng tiết mục biếu diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Gia đình”

· MC phát biểu để dẫn vể vai trò của gia dình đối với cuộc sống của mỗi người và tình cảm, trách nhiệm đối với gia đình của mỗi HS. Điều đó được thể hiện qua nhiều tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt qua những bài hát. Chúng ta sẽ cùng thể hiện và thưởng thức để nuôi dưỡng tình cảm và trách nhiệm đối với gia đình.

· Đề nghị các bạn lắng nghe và trải nghiệm cảm xúc của mình qua từng tiết mục.

· Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ trong chương trình.

ĐÁNH GIÁ

Mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau buổi biểu diễn văn nghệ về chủ để "Gia đình và suy nghi về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

HS chia sẻ với gia đình những càm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân.

*********************

Tuần 18 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Chia sẻ được những kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

- Xác định được việc nên và không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

- Thể hiện được kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

- Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng lắng nghe tích cực; phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tích cực tự chủ và tự học, biết giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, hợp tác trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực riêng: Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

· Sưu tầm một số tình huống, câu chuyện về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm của HS.

· Các thẻ giấy màu.

2. Đối với HS:

· Những trải nghiệm của bản thân về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

· Sưu tầm một số tình huống, câu chuyện về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua trò chơi “Bác sĩ tí hon”

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, đoán tên một số bệnh thường gặp.

c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi nhiệt tình, nhận biết và phát hiện đúng các biểu hiện khi bị mệt, ốm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm HS và nêu cách chơi, luật chơi: Mỗi tổ cử ra 2 bạn tham gia trò chơi. Trong thời gian 3 phút, 1 bạn có nhiệm vụ diễn tả hành động mà GV ghi trên bảng, bạn còn lại đứng đối mặt, quan sát và đoán xem hành động đó là biểu hiện của bệnh gì. Đội nào đoán được nhiều và có đáp án chính xách hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV kiểm tra đáp án, tuyên bố đội dành chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào hoạt động giáo dục theo chủ đề: Kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Chia sẻ về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

a. Mục tiêu: HS nhận diện và chia sẻ được những kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm phù hợp và chưa phù hợp.

b. Nội dung: GV tổ chức lớp thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, HS thảo luận, trao đổi, đưa ra câu trả lời.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành lần lượt các nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời hợp lí.

d. Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu 2 trường hợp trong SGK theo nhóm hoặc cá nhân:

a) Bố đi làm về vừa đói, vừa mệt nên vào giường nằm nghỉ. Minh thấy vậy vội đi pha nước chanh mang đến giường mời bổ uống với mong muốn là bố sẽ đỡ mệt hơn.

b) Bà bị đau bụng đi ngoài, Hương vội tìm lọ thuốc kháng sinh đưa bà uống với hi vọng bả sẽ đỡ đau hơn trong khi chờ bố mẹ đi làm về.

Trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm của các bạn trong các tình huống trên?

+ Em có cách chăm sóc nào khác?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến của mình về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm trong 2 trường hợp trên.

- GV tổ chức khai thác thêm kinh nghiệm trong cuộc sống của HS về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm và ghi vào bảng.

Kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt

Kĩ năng chăm sóc người thân khi bị ốm

Gợi ý:

+ Khi người thân bị mệt em đã làm gì và làm như thế nào?

+ Khi người thân bị ốm em đã làm gì và làm như thế nào?

+ Khi người thân bị sốt, em đã chăm sóc như thế nào?

+ Khi người thân bị đau đầu. em đã chăm sóc như thế nào?

+ Khi người thân bị đau bụng, em đã chăm sóc như thế nào?

+ Khi người thân bị đau chân, em đã chăm sóc như thế nào?...

- Sau khi HS chia sė, GV động viên, khích lệ các em cùng tham gia phân tích, tổng hợp kinh nghiệm về kĩ nảng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, chia sẻ và tiến hành hoạt động.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả và kết luận.

1. Chia sẻ về kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm

- Nhận xét: Động cơ của Minh, Hương là tốt nhưng cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm của hai bạn chưa đúng do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết.

+ Tình huống a: uống nước chanh khi bụng đang đói sẽ bị đau dạ dày.

+ Tình huống b: uống kháng sinh khi đau bụng mà không biết nguyên nhân có thể dẫn đến nhờn kháng sinh và tác hại khó lường khác.

- Cách chăm sóc người thân trong 2 trường hợp:

+ Tình huống a: lấy nước ấm, bánh, đồ ngọt cho bố ăn trong khi chờ cơm nấu xong.

+ Tình huống b: pha orezol, nước muối đường hoặc nước cháo gạo rang,... cho bà uống để bù nước, sau đó gọi điện thoại cho bố mẹ.

Kết luận:

Trong mỗi gia đình, không tránh khói những lúc có nguời thân bị mệt hoặc ốm. Là người con trong gia đình, mọi chúng ta cần phải thế hện tình yêu thuơng và trách nhiệm của mình đối với người thân khi bị mệt, ốm bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình. Điều này đòi hỏi chúng ta phải học và rèn luyện để có đuợc những kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, őm.

...................

Trên đây là một số nội dung trong bộ giáo án HĐTN 7 KNTT kì 2. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 24
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức - HK 2
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức - HK 2
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng