Giáo án Địa lớp 7 Chân trời sáng tạo cả năm bản chuẩn

Giáo án Địa lý lớp 7 bộ sách Chân trời sáng - Mẫu kế hoạch bài dạy môn Địa lí lớp 7 sách Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là chi tiết giáo án môn Địa lớp 7 Chân trời sáng tạo file word bao gồm giáo án Địa lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 1, giáo án Địa lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 2 đầy đủ 35 tuần sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án môn Địa lí 7 sách mới.

Giáo án môn Địa Chân trời sáng tạo lớp 7 file word

Giáo án Địa lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 1

Chương I. CHÂU ÂU

BÀI 1. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

Môn học: ĐỊA LÍ 7

Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.

- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực Địa lí:

- Nhận thức khoa học Địa lí:

+ Mô tả được một châu lục với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư - xã hội.

+ Phân tích được tác động của các điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư, đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục.

- Tìm hiểu Địa lí:

+ Sử dụng các công cụ: bản đồ/lược đó, biểu đồ; hình ảnh; số liệu thống kê,...

+ Khai thác thông tin từ internet và các nguồn tư liệu khác để phục vụ cho việc học tập.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí; có khả năng trình bày kết quả một bài tập của cá nhân hay của nhóm.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bào vệ thiên nhiên.

- Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng vể văn hoá của các dân tộc, các nước.

- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm hiểu tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống (sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên; có ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên châu Âu.

- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu.

- Hình ảnh, video về thiên nhiên châu Âu.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Hoàn thành phiếu bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

- Giúp GV biết được những thông tin HS đã có về thiên nhiên châu Âu, để có thể liên hệ và lưu ý khi dạy bài mới.

b) Nội dung:

Học sinh quan sát các hình và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- Đây là những địa danh của quốc gia nào ở Châu Âu?

- Em hãy kể một số thông tin mà em biết về châu Âu.

c) Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tổ chức cho HS trò chơi: “Ai nhanh hơn”

GV: Yêu cầu HS quan sát những hình ảnh về Châu Âu và trả lời các câu hỏi.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

.......................

Giáo án Địa lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 2

Bài 12

THỰC HÀNH: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT CỘNG HÒA NAM PHI

(01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh học về:

- Sưu tầm được một số tư liệu về sự kiện lịch sử gần đây của Nam Phi

2. Năng lực

- Năng lực Địa lí: Biết cách sưu tầm và trình bày được một số sự kiện về lịch sử cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây

- Năng lực chung:

+ Xác định và tìm hiểu thông tin, biết phân tích, tóm tắt thông tin liên quan từ các nguồn khác nhau.

+ Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với số liệu, biểu đồ, hình ảnh để trình bày thông tin.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Thông qua tìm kiếm tư liệu về Nam Phi

- Trách nhiệm với nhiệm vụ của mình

- Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bảng số liệu/bản đồ Nam Phi phóng to

- Hình ảnh về Nam Phi có liên quan

- Bảng tiêu chí đánh giá bài báo cáo

2. Học sinh

- Vở ghi/giấy A4 để viết báo cáo

- Bút màu để trang trí sản phẩm cá nhân

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Tạo kết nối kiến thức của HS về Cộng Hòa Nam Phi

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học

b) Nội dung:

- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi TÔI THÔNG THÁI

c) Sản phẩm: Phần trả lời của HS trên giấy note

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV hình ảnh về ông Nelson Mandela ở Nam Phi yêu cầu HS cho biết thông tin

✔ Tên ông là gì?

✔ Ông gắn liền với sự kiện/vấn đề gì ở Nam Phi?

✔ Ý nghĩa của sự kiện/vấn đề đó?

+ Trả lời đúng: +1 điểm thi đua

- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi, ghi đáp án vào note/bảng/vở

- Báo cáo, thảo luận: HS giơ kết quả/gọi ngẫu nhiên trình bày

- Kết luận, nhận định: GV công bố đáp án, HS tự ghi điểm số mình đạt được

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Trình bày báo cáo

a. Mục tiêu: Lựa chọn và hoàn thành bài báo cáo theo yêu cầu của SGK

b. Nội dung:

- Bài báo cáo gồm 3 nội dung chính

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về chủ đề: Thời gian, bối cảnh, địa điểm, nhân vật…

+ Nội dung chính: Thông tin chi tiết về chủ đề, trả lời cho các câu hỏi 5W1H

+ Kết luận: Đánh giá chung về ý nghĩa của chủ đề

.......................................

Do nội dung giáo án Địa lý 7 rất dài, mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết nội dung Giáo án Địa 7 sách Chân trời sáng tạo file Word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 4.885
0 Bình luận
Sắp xếp theo