(File word) Giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo

Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo file Word

Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Chân trời sáng tạo 2024-2025 được chia sẻ trong bài viết sau đây là nội dung kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 bộ Chân trời sáng tạo theo từng bài học trong SGK Giáo dục công dân 9 CTST. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô mẫu soạn giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo được trình bày dạng văn bản word theo đúng với mạch nội dung kiến thức của môn Giáo dục công dân chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án GDCD 9 Chân trời sáng tạo file Word

Giáo án Giáo dục công dân 9 bài 1 CTST

Sống có lí tưởng

Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Phẩm chất, năng lực

YCCĐ

hoá

1. Phẩm chất chủ yếu

Yêu nước

Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động thể hiện sống có lí tưởng.

YN.1

2. Năng lực chung

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

GT – HT.2

3. Năng lực điều chỉnh hành vi (đặc thù)

Nhận thức chuẩn mực hành vi

Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

CD.1.1

Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

CD.1.2

Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

CD.1.3

Điều chỉnh hành vi

Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

CD.1.4

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Học liệu

– SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề Sống có lí tưởng.

– Giấy A4, A3, A0, viết lông, sáp màu,…

2. Học liệu số, phần mềm, thiết bị công nghệ

– Máy tính, máy chiếu, phần mềm PowerPoint,...

– Các tranh vẽ, hình ảnh và video clip thể hiện nội dung về sống có lí tưởng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tiến trình

Hoạt động học

Mục tiêu

Nội dung dạy học trọng tâm

Phương pháp/ thuật/

Hình thức dạy học

Phương án đánh giá

Hoạt động mở đầu

Tạo tâm thế tích cực cho HS.

HS đọc lời bài hát và xác định những ca từ thể hiện mục đích sống cao đẹp và giải thích.

– Đàm thoại.

– Kĩ thuật tia chớp.

Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

Hoạt động khám phá

YN.1 GT – HT.2 CD.1.1

CD.1.2

CD.1.3

CD.1.4

– Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

– Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

– Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

– Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

– Dạy học hợp tác.

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật phòng tranh.

– Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kĩ thuật tia chớp.

– Đánh giá qua bảng kiểm thái độ, hành vi.

– Đánh giá thông qua nhiệm vụ học tập.

Hoạt động luyện tập

YN.1 GT – HT.2 CD.1.2

CD.1.3

CD.1.4

– HS bày tỏ quan điểm về các ý kiến liên quan đến việc sống có lí tưởng.

– HS xây dựng bài thuyết trình nói ý nghĩa của việc sống có lí tưởng, từ đó, rút ra bài học cho bản thân.

– HS phân tích suy nghĩ, việc làm của nhân vật thể hiện sống có lí tưởng.

– HS lập kế hoạch thực hiện các việc làm để sống có lí tưởng.

– Dạy học hợp tác.

– Dạy học giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

– Kĩ thuật phòng tranh.

– Đánh giá qua bảng kiểm thái độ, hành vi.

– Đánh giá qua nhiệm vụ học tập.

Hoạt động vận dụng

YN.1 GT – HT.2 CD.1.2

CD.1.4

– Sưu tầm câu chuyện về tấm gương, nhân vật sống có lí tưởng.

– Thực hiện kế hoạch lí tưởng sống của bản thân.

– Đàm thoại.

– Dạy học giải quyết vấn đề.

Đánh giá qua bảng kiểm thái độ, hành vi.

Hoạt động tổng kết

Theo YCCĐ

Đánh giá mức độ đáp ứng YCCĐ.

Dạy học hợp tác.

– Đánh giá qua bảng kiểm thái độ, hành vi.

– Đánh giá qua nhiệm vụ học tập.

B. Các hoạt động học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS trước khi bắt đầu bài học.

b) Nội dung: HS đọc lời bài hát trong SGK trang 5 và cho biết những ca từ nào thể hiện mục đích sống cao đẹp. Giải thích vì sao.

c) Sản phẩm: HS trình bày và giải thích được về những ca từ trong lời bài hát thể hiện mục đích sống cao đẹp.

d) Tổ chức thực hiện:

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác thuật tia chớp.

– GV chia lớp thành bốn nhóm (mỗi nhóm là một đội chơi) và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm (GV có thể linh hoạt sử dụng các kĩ thuật chia nhóm).

– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc lời bài hát trong SGK trang 5 và cho biết những ca từ nào thể hiện mục đích sống cao đẹp. Giải thích vì sao.

– Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

– GV nhận xét, từ đó, dẫn dắt và giới thiệu chủ đề bài học.

– HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.

– HS lắng nghe và tương tác, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

– HS xung phong phát biểu câu trả lời.

– HS có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của từng em.

Gợi ý câu trả lời:

Những ca từ thể hiện mục đích sống cao đẹp trong lời bài hát là: “toả ngát hương thơm cho đời”, “hiến dâng cho cuộc đời”,... Vì những ca từ này có ý nghĩa thể hiện mục đích sống cao đẹp, sống không chỉ cho bản thân mình mà còn phấn đấu để đạt được mục đích, lí tưởng, nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia và nhân loại,…

Hoạt động khám phá

Khám phá 1: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh thực hiện yêu cầu

.................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 1.548
0 Bình luận
Sắp xếp theo