Quyền định đoạt là gì? Phân tích nội dung quyền định đoạt tài sản?

Quyền định đoạt là một trong những quyền quan trọng của công dân đối với tài sản. Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định thế nào về quyền định đoạt? Quyền định đoạt là gì? Nội dung quyền định đoạt tài sản?

1. Quyền định đoạt là gì?

Quyền định đoạt là một nội dung thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu.

Điều 192 BLDS 2015 định nghĩa quyền định đoạt như sau:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Điều kiện thực hiện quyền định đoạt:

Để thực hiện quyền định đoạt, công dân phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
  • Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

2. Nội dung quyền định đoạt

Nội dung quyền định đoạt

Quyền định đoạt bao gồm quyền định đoạt của chủ sở hữu và quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

  • Quyền định đoạt của chủ sở hữu (Điều 194 BLDS 2015):

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

  • Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu (Điều 195 BLDS 2015):

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Hạn chế quyền định đoạt

  • Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
  • Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
  • Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

=> Chủ sở hữu bị hạn chế quyền định đoạt người mua tài sản

3. Ủy quyền định đoạt tài sản

  • Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

  • Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

  • Ủy quyền lại

- Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

    • Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
    • Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

- Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

- Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

4. Hợp đồng ủy quyền định đoạt

Các bạn có thể tham khảo một số mẫu giấy ủy quyền tại bài: Mẫu giấy ủy quyền

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Quyền định đoạt. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 303
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm