Điều kiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với viên chức?

Những trường hợp nào thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với viên chức? Điều kiện để xử lý khiển trách là như thế nào? Và mức xử lý khiển trách đối với viên chức được quy định như thế nào? HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết điều kiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với viên chức để các bạn có thể hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Các hình thức xử lý kỷ luật viên chức

Khi các viên chức có hành vi vi phạm trong môi trường làm việc tại cơ quan nhà nước thì có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật sau đây:

  • Hình thức kỷ luật khiển trách, với hình thức kỷ luật này thì áp dụng cho vi phạm lần đầu ít nghiêm trọng, việc khiển trách này được đưa ra bằng văn bản hoặc lời nói.
  • Hình thức kỷ luật cảnh cáo, với hình thức này thì được ra quyết định bằng văn bản dành cho viên chức bị vi phạm.
  • Hình thức kỷ luật cách chức, hình thức này do người có thẩm quyền ra quyết định buộc người vi phạm phải thôi việc, không được giữ chức vụ đó nữa. Thường là những vị trí viên chức quản lý.
  • Hình thức kỷ luật buộc thôi việc, với hình thức này thì người vi phạm không được tiếp tục làm công việc đang làm tại cơ quan nhà nước.

Vậy nên kỷ luật một viên chức phải căn cứ vào những vi phạm của viên chức đó để ra quyết định xử lý phù hợp và đúng luật.

2. Điều kiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với viên chức?

Căn cứ vào điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách với viên chức như sau:

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

7. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Như quy định trên thì khiến trách một viên chức khi vi phạm về đạo đức, thái độ làm việc; vi phạm về quy chế làm việc; không thực hiện nhiệm vụ được giao; vi phạm về bảo vệ bí mật nhà nước; vi phạm về khiếu nại tố cáo và các quy định pháp luật khác liên quan đến viên chức. Những vi phạm này phải được đánh giá là mức vi phạm lần đầu và ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ quan nhà nước cũng như người dân. Tuy hình thức kỷ luật khiển trách được cho là hình thức kỷ luật nhẹ nhất dành cho viên chức nhưng khi làm việc cũng cần có thái độ và trách nhiệm cao trong công việc để không phải bị xử lý kỷ luật.

3. Quy trình xử lý kỷ luật viên chức

Với một viên chức khi vi phạm quy chế thì sẽ bị đưa ra kỷ luật theo quy trình theo điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:

Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:

1. Tổ chức họp kiểm điểm;

2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;

3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Ngoài ra đối với viên chức vi phạm pháp luật bị toà kết án thì cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật luôn không cần tổ chức và thành lập hội đồng kiểm điểm. Còn với cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ phải thành lập hội đồng kỷ luật rồi cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Như vậy trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về Điều kiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với viên chức? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục hỏi đáp pháp luật sau đây:

Đánh giá bài viết
4 1.464
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm