Các vị trí công chức, viên chức phải định kỳ chuyển đổi công tác 2024

Danh mục chuyển đổi vị trí công tác định kỳ làm việc với tổ chức cán bộ địa phương. Căn cứ vào Thông tư số 3/2022/TT-BNV có hiệu lực ngày 1/06/2022 quy định về các vị trí công tác phải chuyển đổi định kỳ như sau:

Thời hạn định kỳ chuyển đổi với vị trí công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc với cán bộ địa phương là từ đủ 3 năm đến 5 năm. Thông tư này điều chỉnh công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1. Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ phải thực hiện định kỳ chuyển đổi

Các vị trí cần phải chuyển đổi định kỳ căn cứ theo điều 2 Thông tư số 3/2022/TT-BNV quy định như sau:

  • Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
  • Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
  • Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.
  • Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
  • Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.
  • Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
  • Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.
  • Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

2. Sự khác nhau giữa chuyển đổi vị trí công tác với luân chuyển cán bộ

Điểm khác nhau giữa chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ được phân theo những tiêu chí sau đây:

Tiêu chíChuyển đổi vị trí công tácLuân chuyển cán bộ
Mục đíchChủ động phòng ngừa tham nhũng và đảm bảo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của cán bộĐào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ
Đối tượngLà cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, tổ chức cán bộ, thanh tra và một số vị trí ở các ngành, lĩnh vực khác theo danh mục định kỳ phải chuyển đổiLà cán bộ lãnh đạo, quản lý và luân chuyển công chức theo yêu cầu nhiệm vụ; Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị.
Thời hạn định kỳ chuyển đổiThời hạn chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ít nhất từ 3 năm (36 tháng) trở lên. Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định); cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình thực hiệnChuyển đổi vị trí công tác có danh mục các vị trí cần phải chuyển đổi và có kế hoạch chuyển đổi cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo định kỳ hằng năm đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.Luân chuyển cán bộ chỉ có quy hoạch, kế hoạch thực hiện, là công việc của Đảng, do các cấp uỷ đảng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển...Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

Như vậy việc chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ cần được thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật. Hơn nữa việc luân chuyển cán bộ và chuyển đổi vị trí công tác cũng là một cơ hội phát triển cho bạn trong công việc cũng như có những mối quan hệ rộng hơn với những cán bộ cùng ngành. Việc luân chuyển và chuyển đổi này cũng nhằm để phòng chống những nguy cơ về tham nhũng trong các cơ quan. Vì thế nếu bạn có những thắc mắc về vấn đề luân chuyển và chuyển đổi vị trí thì hãy để lại bình luận phía dưới để đội ngũ Hoa tiêu giải đáp thắc mắc của bạn.

Trên đây là Các vị trí công chức, viên chức phải định kỳ chuyển đổi công tác thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ địa phương. Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích tại Phổ biến pháp luật sau đây:

Đánh giá bài viết
6 13.591
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm