Phát biểu suy nghĩ của bạn về bảo tồn phát huy di sản văn hóa ở địa phương
Suy nghĩ về việc bảo tồn phát huy các di sản văn hóa địa phương
- Câu 6 trang 86 SGK văn 10 tập 1 CTST
- Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 1
- Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 2
- Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 3
- Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 4
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy. Đây là nội dung câu hỏi số 6 trang 86 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Chân trời sáng tạo bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số đoạn văn suy nghĩ về việc gìn giữ di sản văn hóa ở địa phương hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Câu 6 trang 86 SGK văn 10 tập 1 CTST
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 1
Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.
Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời
Thể loại này được xem như một nét văn hóa tieu biểu của xứ Huế và luôn được phát triển, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu. Có thể nói đây là một cách bảo tồn di sản văn hóa rất hay khi đưa nó vào du lịch để gì giữ và phát triển hơn nữa
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 2
Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, nơi khởi nghiệp 18 đời Vua Hùng. Nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn một khối lượng lớn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc trưng, phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc. Theo thống kê của ngành VHTT&DL, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn 1.372 di tích và các địa điểm liên quan đến di tích. Có 291 di tích đã xếp hạng, trong đó có 1 di tích đặc biệt quốc gia là Khu di tích Lịch sử Đền Hùng, 72 di tích cấp quốc gia, 218 di tích cấp tỉnh. Số lượng di tích được xếp hạng tăng lên đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, là cơ sở quan trọng để bảo tồn không gian văn hóa nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể.
Cùng với các giá trị văn hóa vật chất như hệ thống di tích đình, chùa, đền, miếu và các di tích khảo cổ học, Phú Thọ còn có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, hèm tục, dân ca, truyện kể, thơ ca dân gian, mỹ thuật, nghề thủ công truyền thống, y học dân gian, ẩm thực... mang đậm sắc thái cội nguồn. Trong đó, hệ thống lễ hội dân gian là giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vùng Đất Tổ từ bao đời nay. Theo thống kê, Phú Thọ có 260 lễ hội các loại, trong đó có 223 lễ hội dân gian,32 lễ hội lịch sử Cách mạng, 5 lễ hội tôn giáo, 1 lễ hội quy mô cấp quốc gia. Hiện tại có 92 lễ hội được bảo tồn, lưu giữ hoàn chỉnh cả phần lễ - hội - trò diễn tại các địa phương; 43 lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm và trở thành nét văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ. Nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, độc đáo như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, hội Trò Trám Tứ Xã, hội Phết Hiền quan, hội Bơi chải Bạch Hạc, hội Xoan Kim Đức, Phượng Lâu, hội rước voi Đào Xá, hội giã bánh dầy Mộ Chu Hạ, hội nấu cơm thi Gia Dụ… Trong đó, có nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng đã lan tỏa trong một vùng rộng lớn như Lễ hội Đền Hùng mang tính cả nước được kết tinh từ nét đẹp các hội làng của vùng Đất Tổ.
Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng khác như: Xoan, Ghẹo, Trống quân, Ví ống, Trình nghề, Chàm thau, Đâm đuống, múa Tùng dí, múa Mỡi, múa Chuông, múa Chim gâu xúc tép... của đồng bào các dân tộc; truyện kể dân gian như Truyền thuyết Hùng Vương, chuyện cười Văn Lang. Về ẩm thực có các món ăn đặc sắc của các dân tộc như: xôi ngũ sắc, lợn thui, cá đốt, bánh tai, bánh chưng, bánh dầy... đã khẳng định thêm một lần nữa những dấu tích văn hóa, tín ngưỡng, cuộc sống, phong tục tập quán vô cùng phong phú của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 3
Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy - mẫu 4
Thành nhà Hồ nằm ở vùng đất Thanh Hóa – cái nôi của những vị anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hào hùng. Thành nhà Hồ hiện lên với một vẻ đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Di tích này được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ di sản văn hoá thế giới. Di tích thành nhà Hồ thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc - Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
Mỗi một địa phương khác nhau, ít nhiều đều có những di sản văn hóa được gây dựng từ thuở xa xưa. Chúng ta, những thế hệ con cháu, khi nhìn thấy những di sản văn hóa ấy, trước hết, phải dành cho thế hệ trước sự trân quý, tôn trọng, bởi đấy là minh chứng về một thời quá khứ. Không phải ngẫu nhiên mà nó được lưu truyền đến hôm nay. Và để ghi nhớ, thực hiện lối sống hướng về cội nguồn, bên cạnh việc phát triển những cái mới, chúng ta cần gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hóa ấy.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ Chân trời sáng tạo
Tóm tắt các công đoạn chính làm tranh Đông Hồ
Soạn Thực hành tiếng Việt trang 71 lớp 10 CTST tập 1
(5 mẫu)Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ
Soạn bài Nắng đã hanh rồi ngắn nhất
Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm của tác giả với thiên nhiên trong một bài thơ đã đọc
Soạn bài Ôn tập trang 79 SGK văn 10 tập 1 CTST
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Thuật hứng 24 đọc hiểu
-
Phân tích bài Thuật hứng 24 (6 mẫu) siêu hay
-
Đọc hiểu Mây trắng còn bay
-
Bảo kính cảnh giới đọc hiểu (6 bài)
-
Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 38 (3 đề)
-
Phân tích bài Bảo kính cảnh giới (4 mẫu)
-
Phân tích đánh giá tác phẩm Mây trắng còn bay hay và ý nghĩa
-
Ngôn chí bài 20 dấu người đi đọc hiểu
-
(6 đề) Đọc hiểu Nắng mới có đáp án
-
Mạn thuật bài 13 đọc hiểu (5 đề)
-
Thuật hứng 15 đọc hiểu
-
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy